ThS. Đinh Quang Hùng: Công việc là lý tưởng sống

Thứ năm - 11/12/2014 22:51
Thấm thoát đã gần 8 năm (2006-2014) gắn bó với công việc của một chuyên viên trong Phòng đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Thạc sĩ Đinh Quang Hùng luôn say mê cống hiến để hoàn thành công việc của mình. Kết quả đó được ghi nhận khi 2 năm liên tiếp (2013 và2014) thầy đều đạt danh hiệu “Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở”.
ThS. Đinh Quang Hùng: Công việc là lý tưởng sống
ThS. Đinh Quang Hùng: Công việc là lý tưởng sống

Phấn đấu vì công việc

Lao động trong môi trường giáo dục đào tạo luôn là một điều gì đó rất vinh quang nhưng cũng không ít những nhọc nhằn. Nếu mỗi giảng viên đại học chỉ tiếp xúc với trăm sinh viên thì với thầy Đinh Quang Hùng, con số lên tới hàng nghìn. Công việc của thầy không ít khó khăn và áp lực. Nhưng với lòng yêu nghề sâu sắc, thầy vẫn sẵn sàng đảm nhận các công việc then chốt trong hoạt động đào tạo của nhà trường: xếp thời khóa biểu theo nguyện vọng đăng kí của sinh viên toàn trường, tham mưu cho lãnh đạo Phòng về những kế hoạch đào tạo của Nhà trường, công tác tuyển sinh đại học, xét tốt nghiệp cho sinh viên đại học chính quy, lịch thi, theo dõi kế hoạch năm học, phân bố thời khóa biểu hợp lí cho sinh viên… Đã không ít lần, người chuyên viên mang tấm lòng của người thầy này phải suy nghĩ rất nhiều. Thầy tâm sự: “Đối với mình các bạn sinh viên như những đứa em chỉ đi sau mình, trước một môi trường lớn như đại học, ngoài việc tham gia học tập, các em còn bận rộn với những hoạt động khác. Đôi khi ở những bạn này và bạn kia cần tới sự tư vấn, hỗ trợ để hoạt động học tập được tốt hơn. Mình luôn mong muốn góp sức mình vào để các em trưởng thành hơn”.

ThS. Đinh Quang Hùng - chuyên viên Phòng Đào tạo, Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở trong 2 năm liền (2013-2014)

Luôn cống hiến và học hỏi

Mỗi lần nhận được danh hiệu “Gương mặt trẻ tiêu biểu” là một lần thầy Hùng cảm thấy cần phải nỗ lực hơn với nghề. Tốt nghiệp Thạc sĩ Tâm lý học nhưng công việc chính của thầy lại liên quan tới công tác quản lí giáo dục. Mặt khác, công tác xa gia đình, thầy thiếu đi những tình cảm thân thương gần gũi của người thân. Có những khi tưởng công việc là lý tưởng sống duy nhất của đời thầy. Có lẽ tình yêu gia đình đó luôn hòa quyện với ước mong được cống hiến để thầy hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. “Làm công tác đào tạo, nhất là đào tạo tín chỉ, những việc tôi làm có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên. Do vậy, nếu không yêu nghề, không cân nhắc, không học hỏi thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không bao giờ cao” - thầy tâm sự.

Tác giả: Kim Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây