Ngôn ngữ
Trích Lời nói đầu giáo trình “Tâm lí học dân số”. Tác giả: Trần Trọng Thuỷ; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, quý III năm 2008.
Trích Lời nói đầu giáo trình “Tâm lí học dân số”. Tác giả: Trần Trọng Thuỷ; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, quý III năm 2008.
Ngày nay, vấn đề dân số đã trở thành một trong số những vấn đề thời sự của thời đại. Đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, việc gia tăng dân số đã gây nên không ít nhiều lo lắng.
Hơn nữa, thế giới ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống, nâng cao tính nhân văn trong cộng đồng xã hội. Điều này được thể hiện trong quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Đây cũng là một trong những nhân tố khiến truyền thống sinh nhiều con đã có từ nhiều thế kỉ nay đang sụp đổ. Mỗi gia đình hiện nay, thường chỉ có có nhu cầu từ một đến hai con mà thôi. Đó chính là cơ chế tâm lí - xã hội của sự hạ thấp số người đối với những điều kiện hiện đại của cuộc sống.
[img class="caption" src="images/stories/2008/11/07/img_4557.jpg" border="0" width="260" height="189" align="right" ]Riêng với Việt Nam, một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách dân số là hệ thấp tỉ lệ sinh đẻ.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Tâm lí học có một vai trò to lớn, bởi vì “... toàn bộ ý nguyện mạnh mẽ của hàng triệu các ông bố bà mẹ cuối cùng sẽ quyết định số lượng trẻ con được sinh trong đất nước” (B. Urlanic).
Chủ thể và khách thể của hành vi dân số là con người - một thực thể có ý thức và ý chí - có những đặc điểm tâm lí nhất định, sống trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Vì vậy cùng với các mặt khác của sự tái sản xuất dân số như: y - sinh học, kinh tế - xã hội,... mặt tâm lí - xã hội của vấn đề gia tăng dân số ngày càng được quan tâm. Điều này thúc đẩy một ngành rất mới mẻ của tâm lí học ra đời - tâm lí học dân số. Tập giáo trình này là tài liệu đầu tiên ở Việt Nam về Tâm lí học dân số, một lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới mẻ ở đất nước chúng ta.
Nội dung của giáo trình gồm 4 chương:
I. Tâm lí học dân số nghiên cứu cái gì?
II. Những vấn đề tâm lí học của hành vi sinh đẻ ở cấp độ xã hội
III. Những vấn đề tâm lí học của hành vi sinh đẻ ở cấp gia đình
IV. Những vấn đề tâm lí học của hành vi sinh đẻ ở cấp độ cá nhân
Mỗi chương chúng tôi đều chỉ rõ các mục tiêu cần đạt, các câu hỏi ôn tập và thảo luận về chương đó.
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn