Ngôn ngữ
Bộ môn Nhân học và Bảo tàng Nhân học kính mời các thầy cô, các bạn đến dự seminar.
Đề tài: “Không ai muốn chăn nuôi mà!” - Một số nhận xét về việc kiểm soát dịch cúm gia cầm tại một số địa bàn chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Người trình bày: Natalie Porter (PhD. Candidate, Anthropology Department, University of Wisconsin Madison, USA).
Tóm tắt: Từ 2003, sự xuất hiện của cúm gia cầm đã tạo ra các thay đổi lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam. Để phòng chống cúm gia cầm, các tổ chức y tế thế giới phối hợp với chính phủ Việt Nam cơ cấu lại việc chăn nuôi gia cầm vì mục tiêu an toàn sinh học. Qua việc hướng dẫn lại lối chăn nuôi truyền thống theo các tiêu chuẩn thương mại toàn cầu, quá trình này đang làm thay đổi một ngành nông nghiệp từ lâu đã ăn sâu vào ý thức của hầu hết hộ gia đình chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Phần thuyết trình của tác giả sẽ tóm tắt nghiên cứu dân tộc học tại ba địa điểm có kiểm soát và phòng chống dịch cúm gia cầm, bao gồm trung tâm tạo ra các chính sách y tế và nông nghiệp của nhà nước cùng với hai khu vực chăn nuôi gia cầm ở miền bắc và miền nam. Tác giả sẽ thảo luận về hai câu hỏi chính: Các hoạt động y tế toàn cầu trong phòng chống cúm gia cầm làm thay đổi việc chăn nuôi gia cầm theo nhiều cách đã ảnh hưởng đến thái độ về sức khỏe, rủi rỏ, và môi trường như thế nào? Người dân sẽ xử lý và ứng phó với những thay đổi như thế nào trong các hoạt động chăn nuôi sản xuất hàng ngày của họ, cũng như trong quan hệ của họ với các nhân viên và chính sách y tế toàn cầu? Bằng cách xem xét các chiến lược phòng chống dịch cúm gia cầm đã được tạo ra như thế nào trước, và tiếp tục so sánh thực tiễn tại hai địa bàn kinh tế xã hội khác nhau, tác giả có thể tìm hiểu các thay đổi trong lối sống hàng ngày của người nông dân chăn nuôi trước nguy cơ đại dịch mới.
Thời gian: 9h00, thứ Ba, ngày 01/12/2009.
Địa điểm: Multimedia Room, Bảo tàng Nhân học, tầng 3, Nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn