7/4/2017: Nói chuyện chuyên đề "Truyền thông quốc tế và hội tụ văn hoá"

Thứ hai - 03/04/2017 21:28
Ngày 07/04/2017, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) phối hợp cùng Đại học Stirling (Vương Quốc Anh) tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về “Truyền thông quốc tế và hội tụ văn hóa”.
7/4/2017: Nói chuyện chuyên đề
7/4/2017: Nói chuyện chuyên đề "Truyền thông quốc tế và hội tụ văn hoá"

Diễn giả tại buổi nói chuyện chuyên đề là chuyên gia hàng đầu về quản trị truyền thông của Anh: TS. Eddy Borges Rey.

  • Thời gian: 14h ngày Thứ Sáu, 7/4/2017
  • Địa điểm: Tầng 2 nhà H, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thông tin liên hệ: 

    ThS. Nguyễn Nhật Minh, Khoa Báo chí & Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

    Email:   nhatminh0202@googlemail.com

    Điện thoại: 0123 239 9117

Sự phát triển của toàn cầu hóa và các bước tiến mới trong lĩnh vực công nghệ đã đem đến những ảnh hưởng lớn trong mọi mặt của đời sống con người, trong đó tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực truyền thông. Truyền thông mới dựa trên nền tảng công nghệ số với những đặc trưng như tính tức thời, giá trị kết nối xã hội, xu hướng đa thiết bị đã tạo điều kiện trao đổi và tương tác trên tầm quốc tế không chỉ đối với các cơ quan, doanh nghiệp mà cả mỗi cá nhân.

Ở cấp độ nhà nước đó là việc truyền thông về WTO, chủ quyền biển đảo, chiến tranh Biên giới hoặc các vấn đề pháp lý quốc tế như vụ Hồng Quang Minh (Minh Béo) bị truy tố và kết tội ở Mỹ đã được trả tự do về Việt Nam, việc công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương có liên quan tới vụ ám sát tại Malaysia… Với tổ chức và doanh nghiệp truyền thông quốc tế thể hiện ở cách các tổ chức phi chính phủ nỗ lực biến đổi thông điệp cho phù hợp với quốc gia sở tại, các dự án start-up kêu gọi đầu tư nước ngoài hay những tập đoàn như Samsung quản lý hình ảnh sau khi phó chủ tịch Lee Jae Yong bị bắt vì cáo buộc hối lộ hay Formosa trước khủng hoảng xử lý chất thải… Không chỉ các cơ quan doanh nghiệp mà cả công chúng hiện nay cũng có thể tác động lớn đối với truyền thông quốc tế như phong trào đặt ảnh đại diện Facebook trên nền cờ Pháp sau vụ khủng bố tại Paris năm 2015, việc công chúng tích cực quan tâm và bình luận về cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ vừa qua…

Trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, hoạt động truyền thông của con người không còn bị bó buộc trong khuôn khổ biên giới của quốc gia, đã đưa các nhà quản lý đến nhiều ngã rẽ.

Ở lựa chọn thứ nhất, con người phải đối mặt với sự hội nhập và phải xây dựng một hệ thống quản lý truyền thông toàn cầu tách bạch hoàn toàn với khía cạnh văn hoá. Bởi sự đa văn hóa giữa các quốc gia có thể khiến cho các thông điệp có thể được tiếp cận ở các góc độ khác nhau dẫn tới các ý nghĩa khác nhau.

Phương án thứ hai là phát triển một mạng lưới truyền thông toàn cầu mà ở đó sự trao đổi và thảo luận công khai dựa trên việc hội tụ và xây dựng văn hóa chung, qua đó kiến tạo mô hình quản lý truyền thông toàn cầu đồng nhất. Đây sẽ trở thành một bước tiến quyết định trong các hoạt động ngoại giao, pháp lý, thương mại và đầu tư quốc tế nhằm đạt được và duy trì một trật tự thế giới bền vững.

Tại buổi nói chuyện, các chuyên gia và đại biểu sẽ thảo luận và đưa ra một số gợi ý định hướng cho các doanh nghiệp và cơ quan trong việc quản trị truyền thông quốc tế. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới tính cấp thiết của nhu cầu nhân lực về ngành quản trị truyền thông và các hướng triển khai đào tạo ngành học này tại Việt Nam.

Thông tin về diễn giả:

TS. Eddy Borges Rey tới từ trường Đại học Stirling (Vương quốc Anh). Tiến sĩ Eddy từng là nhà sản xuất truyền hình và chuyên gia quan hệ công chúng tại Venezuela và Tây Ban Nha. Từ năm 2011, ông bắt đầu tham gia công tác giảng dạy tại khoa Báo chí, Truyền thông và Văn hóa tại Đại học Stirling. Ông đã đóng góp nhiều nghiên cứu đặc biệt về truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ số và internet. 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây