[Mời viết bài] Hội thảo Khoa học quốc tế "Nhân học và phát triển ở Việt Nam đương đại"

Thứ ba - 04/08/2020 05:09

1.  MỤC ĐÍCH

Trong bối cảnh ở Việt Nam, vị trí, vai trò và những đóng góp của ngành Nhân học và các nhà Nhân học đối với lĩnh vực phát triển ở các khu vực và không gian khác nhau còn chưa được làm rõ từ góc độ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và thực hành phát triển. Trên cơ sở đó, với 60 năm truyền thống, 10 năm xây dựng và phát triển Khoa Nhân học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi tổ chức hội thảo quốc tế chủ đề ‘Nhân học và Phát triển ở Việt Nam đương đại’ để (i) nhìn nhận và đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất các hướng phát triển của Khoa, đồng thời (ii) làm rõ vai trò, đóng góp của Nhân học đối với các vấn đề phát triển của đất nước.  

Trong hơn nửa thế kỷ qua, phát triển đã, đang và tiếp tục là mục tiêu hành động của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam đương đại, các chính sách phát triển được hiện thực hóa thành các chương trình phát triển và dự án phát triển trong nhiều lĩnh vực và ở các địa bàn khác nhau đã mang lại những thành công ấn tượng từ góc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho thấy những hạn chế và hệ quả của quá trình phát triển cũng tạo ra các tác động không nhỏ đến môi trường, xã hội và văn hóa ở các cấp độ, khu vực và tộc người khác nhau. Thực tế này cần tiếp tục được nhận diện, phân tích và giải quyết với nỗ lực từ cả cấp độ quốc gia lẫn cấp độ địa phương, đồng thời đòi hỏi có sự đóng góp và phối hợp của nhiều thực thể khác nhau trong Nhà nước và xã hội.

Nhân học là một ngành khoa học xã hội có vai trò và đóng góp độc đáo đối với phát triển. Các nhà nhân học không chỉ nghiên cứu về các chủ đề phát triển mà còn ứng dụng phương pháp nhân học, cung cấp tri thức thực tiễn để gắn kết hay rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tiễn, tham gia xây dựng và triển khai các chính sách phát triển, v.v. Trong bối cảnh Việt Nam đương đại, đội ngũ các nhà nhân học (bao gồm các nhà dân tộc học) ngày càng phát triển về số lượng và trình độ chuyên môn đã có những đóng góp ấn tượng đối với lĩnh vực phát triển từ các góc độ nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) tổ chức hội thảo này với mục tiêu tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học và thực hành chính sách phân tích, thảo luận về: (1) những thành tựu, hạn chế và phương hướng phát triển của Khoa Nhân học, ngành Nhân học, (2) vai trò, vị trí và đóng góp của Nhân học đối với những vấn đề phát triển ở Việt Nam từ các góc độ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và thực hành; (2) qua đó thảo luận về triển vọng, đề xuất các giải pháp thúc đẩy tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chất lượng đào tạo và khả năng ứng dụng nhân học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại.

2.  NỘI DUNG

Các báo cáo xem xét một hoặc một số trong các vấn đề chính sau:

  1. Những thành tựu, hạn chế và phương hướng phát triển của Khoa Nhân học, ngành Nhân học
  2. Những đóng góp của Nhân học đối với các vấn đề phát triển ở Việt Nam, bao gồm bối cảnh chính trị, các tiếp cận lý thuyết, phương pháp luận và thành tựu
  3. Những trải nghiệm cá nhân và phản ánh thực tiễn phát triển, tác động của các chính sách/chương trình/dự án phát triển đương đại
  4. Những triển vọng mới cho Nhân học và Phát triển ở Việt Nam. 

Từ góc nhìn Nhân học, mỗi báo cáo nên tập trung phân tích và thảo luận về một hoặc một số chủ đề dưới đây từ góc độ lý luận và/hoặc thực tiễn hay thực hành trong các không gian văn hóa (các tộc người) và không gian địa lý (miền núi, đồng bằng, đô thị, biển đảo) khác nhau:

  1. Nhân học ở Việt Nam đương đại: đổi mới và hội nhập quốc tế
  2. Các vấn đề tộc người, bản sắc tộc người, quan hệ tộc người
  3. Các vấn đề môi trường, sinh thái, đô thị hóa, đất đai, sinh kế, giảm nghèo, di dân, du lịch
  4. Các vấn đề y tế, giáo dục, sự tham gia, tăng quyền, phân quyền, giới, hôn nhân, gia đình, thân tộc, tổ chức xã hội
  5. Các vấn đề tín ngưỡng, tập quán, ngôn ngữ, tri thức địa phương, bản sắc văn hóa, di sản văn hóa và bảo tồn văn hóa               

3. NGÔN NGỮ: Tiếng Việt và tiếng Anh

4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

4.1. Thời gian Hội thảo: Một ngày, thứ Tư, ngày 11 tháng 11 năm 2020. Trong trường hợp dịch Covid-19  gia tăng, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ cân nhắc chuyển sang hình thức hội thảo trực tuyến hoặc lùi Hội thảo sang thời điểm thích hợp.

4.2. Địa điểm Hội thảo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

4.3. Thời gian nộp báo cáo:

  • 31/8/2020: Hạn nộp tóm tắt
  • 31/10/2020: Hạn nộp báo cáo toàn văn
  • 11/11/2020: Hội thảo

4.4. Thể lệ báo cáo:

  • Báo cáo tóm tắt dài 200 - 350 từ
  • Báo cáo toàn văn dài 4.000 - 10.000 từ
  • Ngôn ngữ báo cáo: Tiếng Việt hoặc tiếng Anh

4.5. Kinh phí hội thảo: Ban Tổ chức Hội thảo sẽ bố trí kinh phí đi lại và khách sạn cho một số ít đại biểu ở ngoài Hà Nội được Ban Tổ chức mời trình bày báo cáo tại Hội thảo.

4.6. Địa chỉ email nhận tóm tắt, báo cáo toàn văn và liên hệ hội thảo:

  • Nguyễn Văn Sửu: nvsuu@yahoo.com     
  • Ngô Thị Chang: ngochangntc@gmail.com; điện thoại: 0941903855

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây