Tổ chức thực tập trong đào tạo tín chỉ
admin
2011-04-12T08:11:41-04:00
2011-04-12T08:11:41-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/thong-bao/to-chuc-thuc-tap-trong-dao-tao-tin-chi-7516.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 12/04/2011 08:11
Sáng 09/04/2011, Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức Hội nghị thực tập thực tế năm 2011. Hội nghị nhằm trả lời câu hỏi: Phương thức tổ chức thực tập, thực tế phải thay đổi như thế nào cho phù hợp khi bước sang đào tạo tín chỉ?
Sáng 09/04/2011, Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức Hội nghị thực tập thực tế năm 2011. Hội nghị nhằm trả lời câu hỏi: Phương thức tổ chức thực tập, thực tế phải thay đổi như thế nào cho phù hợp khi bước sang đào tạo tín chỉ?
Tại hội nghị, đại diện các khoa đánh giá lại tình hình thực hiện công tác thực tập thực tế đã được triển khai theo đặc thù của ngành mình. Trên cơ sở đó hội nghị bàn bạc, xác định những khó khăn cần khắc phục và những định hướng cần điều chỉnh nhằm để môn học thực tập mang lại hiệu quả đào tạo cao nhất cho sinh viên.
Những khó khăn chung thường gặp trong công tác tổ chức thực tập, thực tế ở các khoa là: kinh phí cho sinh viên và giảng viên hướng dẫn công tác thực tập còn eo hẹp, chuyên môn của sinh viên khi áp dụng vào từng môi trường thực tập đôi khi không phù hợp, sinh viên còn yếu kĩ năng giao tiếp và xử lí tình huống, những khó khăn gặp phải khi làm việc với các cơ sở sinh viên thực tập, và vấn đề phân bổ, sắp xếp thời gian thực tập…
Một số giải pháp đã được đề cập như: Biến công tác thực tập thực tế thành công tác thường xuyên của sinh viên, xác định các địa điểm thực tập hợp lí, mỗi khoa cần có cho mình kế hoạch thực hiện trong cả năm để nhà trường và sinh viên đều có thể chủ động triển khai công tác này.
Phương án cá thể hoá môn học thực tập (là cách thức tổ chức thực tập dựa trên việc quản lí theo kết quả đầu ra của môn học và lấy sự chủ động của sinh viên và giảng viên là yếu tố quyết định) mà Phòng Đào tạo đưa ra có thể giúp khắc phục được một số hạn chế của hình thức tổ chức thực tập tập trung. Tuy nhiên hình thức này sẽ gặp một số khó khăn như: thay đổi thói quen của sinh viên và giảng viên, sự lúng túng trong việc mô tả chuẩn đầu ra, và khó khăn về mạng lưới cơ sở hợp tác tiếp nhận sinh viên thực tập.
Để việc triển khai môn học thực tập, thực tế có thể mang liệu hiệu quả cao cho sinh viên, mỗi ngành cần lên kế hoạch, xây dựng một phương án khả thi theo đặc thù của ngành mình, đồng thời các phòng ban phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn và có những điều chỉnh kịp thời.