Hội nhập khu vực: Quan điểm EU và ASEAN
nguyenhang
2012-02-24T23:15:11-05:00
2012-02-24T23:15:11-05:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/hoi-nhap-khu-vuc-quan-diem-eu-va-asean-8235.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ sáu - 24/02/2012 23:15
Ngày 23/2/2012 hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hội nhập khu vực: Quan điểm của EU và ASEAN” do Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tổ chức. Tới dự có các nhà khoa học đến từ các nước: CHLB Đức, Bỉ, Hoa Kì, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. GS.TS Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Nhà trường - tham dự và phát biểu khai mạc hội thảo.
Ngày 23/2/2012 hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hội nhập khu vực: Quan điểm của EU và ASEAN” do Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tổ chức. Tới dự có các nhà khoa học đến từ các nước: CHLB Đức, Bỉ, Hoa Kì, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. GS.TS Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Nhà trường - tham dự và phát biểu khai mạc hội thảo.
Thập niên đầu của thế kỉ XXI thế giới đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ, nhiều chiều của quá trình liên kết và hội nhập khu vực. Cuộc khủng hoảng nợ công trong những năm gần đây ở khu vực đồng Euro thuộc liên minh Châu Âu đã làm cho các nền kinh tế trong khu vực bị chao đảo buộc tổ chức này phải có những hành động kiên quyết và cấp bách nhằm khắc phục hậu quả và ngăn chặn ảnh hưởng của khủng hoảng. Những vấn đề liên quan đến nợ công, nguyên nhân và những tác động cũng như cách thức mà EU đã giải quyết về nợ công không phải là trường hợp cá biệt và kinh nghiệm có tính chất địa phương. Liệu ASEAN có thể học hỏi được gì từ những kinh nghiệm của EU để không lặp lại những sai lầm trong quá trình hội nhập của mình? Làm thế nào để EU và ASEAN có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình hội nhập từ chính cuộc khủng hoảng này trong tương lai? EU và ASEAN cần thiết lập quan hệ gì và hợp tác như thế nào để tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau hiệu quả nhất trong chiến lược hội nhập? Tại hội thảo này các này khoa học đã thảo luận và đưa ra những ý kiến lí giải sâu sắc và toàn diện nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn của hội nhập khu vực trong bối cảnh toàn cầu hoá của thế giới ngày nay.
GS. David Arase (ĐH Nam Kinh) trong bài tham luận với tiêu đề “Quá trình khu vực hoá ở Đông Á năm 2012 – Tác động của những nhân tố mới ở Đông Á và Liên minh Châu Âu” đã đề cập đến những vấn đề về cán cân quyền lực mới ở Đông Á có tiềm năng thay đổi tiến trình khu vực hoá ở Đông Á từ tiến trình lấy ASEAN+ làm trung tâm tới một khuôn khổ hiệp ước xuyên Thái Bình Dương...
TS. Gerhard Will (Viện nghiên cứu An ninh Quốc tế Đức) thì cho rằng: Tương lai của EU phụ thuộc vào mức độ và khả năng EU tìm ra sự hài hoà giữa nhu cầu của cử tri/người dân và nhu cầu thị trường tài chính quốc tế. Việc tái lập một mô hình cấu trúc EU dường như không thể tránh khỏi, nhưng chỉ thành công nếu người dân tích cực ủng hộ và thúc đẩy những hành động cải cách.
PGS.TS Nguyễn An Hà (Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Châu Âu) nhấn mạnh tới một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng nợ công của EU và tác động của khủng hoảng nợ công: tác động tiêu cực tới kinh tế dẫn tới bất ổn xã hội, căng thẳng về chính trị; tác động tới chính sách đối ngoại chung của EU: khủng hoảng về mô hình phát triển; tác động tiêu cực tới các trụ cột liên kết khu vực. PGS.TS Nguyễn An Hà nêu ra một số giải pháp ứng phó và dự báo về triển vọng của EU và đồng tiền EU năm 2012.
Ngoài ra, các ý kiến khác tại hội thảo cũng đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến hội nhập khu vực ở Đông Nam Á: Thực trạng và triển vọng của quá trình hội nhập và liên kết ASEAN, bản sắc ASEAN, Thách thức đối với quá trình xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN...