Tin tức

Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá

Thứ hai - 07/03/2011 07:16
Ngày 04/03/2011 Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá: Những vấn đề lí luận và phương pháp tiếp cận”.
Ngày 04/03/2011 Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá: Những vấn đề lí luận và phương pháp tiếp cận”. Đến dự hội thảo có GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TS Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXHNV-ĐHQGHN, PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXHNV-ĐHQGTPHCM. Phát biểu mở đầu cho phiên khai mạc chào mừng hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khánh đã khẳng định vai trò to lớn của Sử học Việt Nam trong lịch sử cách mạng cũng như trong thời kì hội nhập. Hiện nay, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của lịch sử ngày càng sâu sắc và toàn diện, do vậy Sử học ngày càng đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Trước tình hình đó, một hội thảo đề cập những phương pháp tiếp cận, nghiên cứu lịch sử mới là hết sức cần thiết. Giáo sư Hiệu trưởng cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới sự nỗ lực lớn của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước. Tiếp lời GS.TS Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS Võ Văn Sen khẳng định trong công cuộc hiện đại hoá, ngành khoa học sử học muốn phát huy được truyền thống của mình cần có sự phối hợp của các nhà Khoa học Sử học để phân tích, giải quyết những vấn đề của lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho sự phát triển của Sử học Việt Nam. Tại phiên toàn thể GS.TS Nguyễn Thị Côi đã trình bày tham luận “Vai trò của sử học đối với sự phát triển của đất nước thời kì hội nhập quốc tế”, TS Andrew Hardy báo cáo công trình nghiên cứu “Ai xây Trường Luỹ (Quảng Ngãi)? Những kết quả sơ bộ của nghiên cứu liên ngành”, PGS.TS Hà Minh Hồng kết thúc phiên toàn thể với báo cáo công trình “Mấy vấn đề lịch sử và nhận thức về Nam Bộ thế kỉ XX”. Sau phiên toàn thể, Hội thảo tiến hành thảo luận tại 4 tiểu ban với tổng cộng 70 báo cáo: Những vấn đề về lí luận sử học; Các phương pháp tiếp cận lịch sử; Nghiên cứu lích sử - Những nhận thức mới; Nghiên cứu và giảng dạy, đào tạo lịch sử.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây