Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) tiếp tục được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN

Thứ ba - 09/05/2023 05:19
Với việc tiếp tục được công nhận là Trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 01/2023 vừa qua, Viện Chính sách và Quản lý (The Institute of Policy and Management - IPAM) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã khẳng định được vị thế khoa học với định hướng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học chính sách và quản lý.
 
Viện Chính sách và Quản lý được nâng cấp trên cơ sở những thành tựu phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách (CEPSTA) - một trong những trung tâm được xếp hạng thuộc phân nhóm trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo hoạt động hiệu quả trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 
Năm 1991, được sự ủng hộ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS.TS Vũ Cao Đàm đã sáng lập “Chương trình Nghiên cứu Xã hội học về chính sách và Khoa học - Công nghệ”. Sau 10 năm hoạt động và phát triển, năm 2001, PGS.TS. Vũ Cao Đàm đã phối hợp với các chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo Xã hội học về môi trường và quyết định đổi tên Chương trình thành “Chương trình nghiên cứu Xã hội học về môi trường và phát triển”. Đến năm 2007, chương trình đã phát triển và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách, viết tắt là CEPSTA. Năm 2013, Viện Chính sách và Quản lý được thành lập và đến năm 2018, IPAM được công nhận là Trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN. IPAM là kết quả của sự phát triển liên tục, đi lên từ nhóm nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, một think tank trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách và quản lý, với tâm huyết của các nhà khoa học, những người xây nền đắp móng như PGS.TS. Vũ Cao Đàm, GS.NGND. Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS. Đào Thanh Trường. Sự ra đời của IPAM với sự kết hợp giữa phân hệ đào tạo và phân hệ nghiên cứu, sẽ là một mô hình Think tank điển hình trong lĩnh vực chính sách và quản lý. Viện nỗ lực trở thành nơi nghiên cứu và đào tạo về chính sách và quản lý trọng điểm quốc gia.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, với nhiều đóng góp trong việc phát triển các hoạt động nghiên cứu về chính sách và quản lý của Việt Nam. Với các thành tựu đạt được, tháng 02/2021, Viện Chính sách và Quản lý được vinh danh nằm trong Top 2020 Social Policy Think Tanks, xếp hạng thứ 108 và thuộc Top 2020 Best New Think Tanks của Chương trình Think Tanks and Civil Societies (TTCSP) - Đại học Pennsylvania - Hoa Kỳ.
 

Tính quốc tế hóa trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn chính sách được IPAM đặc biệt quan tâm và chủ động phát triển: Viện xây dựng hoạt động hợp tác gần 20 năm với Viện Rosa Luxemburg - CHLB Đức, tăng cường các công bố quốc tế đăng trên các tạp chí uy tín, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, tập huấn kỹ năng sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế. Viện đã có nhiều sản phẩm KH&CN (tư vấn chính sách, bản kiến nghị, tài liệu, sách tham khảo,…) có giá trị ứng dụng cao tại các Ban của Đảng, các Bộ, ngành trung ương và các địa phương, các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước. Viện Chính sách và Quản lý cũng được giao là đầu mối về chuyên môn của Hội đồng tư vấn chính sách của Trường Đại học KHXH&NV (Theo thông báo số 727/TB-KH về ngày 21/3/2019 về kết luận của Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tại Phiên họp thường trực hội đồng tháng 3 năm 2019).
Viện cũng được giao phụ trách Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, thu hút nhiều công trình nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách và quản lý của các nhà khoa học, nhà quản lý. Các bài báo đều được truy cập mở trên website và có mã D.O.I để các độc giả quan tâm có thể dễ dàng tra cứu. Tạp chí hướng tới đạt chuẩn ACI (ASEAN Citation Index) có mặt trong toàn bộ cơ sở dữ liệu của khu vực ASEAN.     
Với tầm nhìn trở thành nơi nghiên cứu và đào tạo về chính sách và quản lý trọng điểm, IPAM có nhiều sự khác biệt với các trung tâm nghiên cứu liên quan.
IPAM là mô hình Viện đầu tiên trực thuộc Trường thành viên của ĐHQGHN, (từ Chương trình nghiên cứu - Trung tâm nghiên cứu - Viện), nơi hình thành nhóm Nghiên cứu mạnh về chính sách và quản lý, là trung tâm nghiên cứu trọng điểm của ĐHQGHN và là một think tank trong lĩnh vực chính sách và quản lý của Việt Nam.
 IPAM có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN triển khai các hoạt động nghiên cứu - đào tạo - tư vấn chính sách và quản lý từ khi thành lập đến nay.
IPAM đã hình thành mạng lưới hợp tác với các địa phương và là địa chỉ uy tín được ĐHQGHN giao triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, tập huấn về kỹ năng về chính sách, quản lý; tư vấn chính sách với các đối tác là địa phương;
IPAM tham gia triển khai các dự án liên ngành với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và từ nhiều lĩnh vực, ngành khoa học khác nhau).
 

Trong thời gian tới, Viện Chính sách và Quản lý tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, các nhóm Taskforce trong triển khai đề tài dự án làm nền tảng để mở rộng lĩnh vực hoạt động; tập trung tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho nguồn nhân lực tại chỗ.
- IPAM tiếp tục phát triển mạng lưới nghiên cứu với sự tham gia của các chuyên gia trong nước, quốc tế nhằm tăng cường nguồn lực triển khai các hoạt động, đồng thời thực hiện quá trình chuyển giao tri thức (bao gồm chuyển giao công nghệ) cho nhân lực tại chỗ (thông qua các hoạt động TOT - training for trainers, các network của từng nhóm nghiên cứu,...). Viện cũng tiếp tục đề xuất đấu thầu các nhiệm vụ trọng điểm các cấp về lĩnh vực chính sách và quản lý, đồng thời tiếp cận với các nguồn lực, nguồn đầu tư từ mạng lưới đối tác là các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và các địa phương.
- IPAM tiếp tục tăng cường thiết lập quan hệ hợp tác với các cơ quan thuộc Quốc hội, các Bộ ban ngành, địa phương, doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm KH&CN có giá trị, bám sát nhu cầu thực tiễn về chính sách và quản lý hiện nay, thiết thực phục vụ công tác hoạch định, đánh giá chính sách các cấp.
- IPAM cũng tăng cường các định hướng nghiên cứu trọng điểm về Chính sách công, Quản lý công, Chính sách khoa học và công nghệ, Quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới và một số lĩnh vực nghiên cứu liên ngành khác về phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái - xã hội.
   
Đội ngũ các nhà khoa học của Viện Chính sách và Quản lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là những chuyên gia đầu ngành về chính sách và quản lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới, quản lý KH&CN với nhiều năm kinh nghiệm và là đội ngũ chuyên gia cố vấn, định hướng cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo của IPAM. Viện cũng là nơi thu hút các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và các tổ chức KH&CN đến làm việc.
Bên cạnh đó, Viện Chính sách và Quản lý cũng xây dựng các quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với trung tâm nghiên cứu, các viện chiến lược và chính sách, các tổ chức đào tạo về chính sách, các doanh nghiệp công nghệ, công viên công nghệ, các trường đại học trong nước như các Viện chiến lược và chính sách các Bộ; Học viện KH&CN& ĐMST, Bộ KH&CN; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Hành chính Quốc gia; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…., các hiệp hội (Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội) và một số đối tác khác. Viện cũng  phối hợp với CLB các nhà Khoa học ĐHQGHN tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hợp tác đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương (Hà Giang, Cà Mau, Thái Bình) trong giai đoạn 2022 - 2023.
 
Danh mục đội ngũ cán bộ Viện Chính sách và Quản lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
 
TT Họ tên, học hàm, học vị Nơi công tác Chức vụ
Cán bộ cơ hữu (chuyên trách và kiêm nhiệm)
1 PGS.TS Đào Thanh Trường Trường ĐH KHXH&NV Viện trưởng
2 TS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
3 TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
4 TS. Phạm Minh Thúy Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
5 ThS. Trần Thị Bích Phượng Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
6 ThS. Trần Tiến Anh Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
7 ThS. Vũ Huyền Trang Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
8 ThS. NCS. Nguyễn Thu Trang Trường ĐH KHXH&NV Cán bộ
Nhóm chuyên gia, cộng tác viên
1 PGS.TS Vũ Cao Đàm Chuyên gia độc lập Chuyên gia tư vấn
2 GS.TS Nguyễn Văn Khánh Trường ĐH KHXH&NV Chuyên gia tư vấn
3 PGS.TS Trần Văn Hải Trường ĐH KHXH&NV Chuyên gia tư vấn
4 TS. Trịnh Ngọc Thạch Trường ĐH KHXH&NV Chuyên gia tư vấn
5 PGS. TS Trần Thị Thanh Thủy Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Chuyên gia tư vấn
6 GS.TS. NGND. Nguyễn Hữu Đức Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo Chuyên gia tư vấn
7 PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú Đại học Quốc gia Hà Nội Chuyên gia tư vấn
8 PGS.TS. Phạm Huy Tiến Chuyên gia độc lập Chuyên gia tư vấn
9 PGS.TS Đặng Ngọc Dinh Chuyên gia độc lập Chuyên gia tư vấn
10 TS. Joachim H. Spangenberg Viện Nghiên cứu bền vững Châu Âu Chuyên gia tư vấn
11 TS. Bo Goranson Đại học Lund, Thụy Điển Chuyên gia tư vấn
12 TS.  Đoàn Văn Khoa Công ty Cổ phần tin học và trắc địa bản đồ Bình Minh Chuyên gia tư vấn
13 TS. Hoàng Văn Tuyên Học viện KH,CN và ĐMST Chuyên gia tư vấn
14 TS. Nguyễn Thị Thúy Hiền Bộ KH&CN Việt Nam Chuyên gia tư vấn
15 ThS. NCS.Đỗ Huyền Trang Trường ĐH KHXH&NV  
16 ThS. Vũ Hải Trang Trường ĐH KHXH&NV  
17 TS. Hoàng Thị Hải Yến Trường ĐH KHXH&NV  
18 TS. Hoàng Lan Phương Trường ĐH KHXH&NV  
Trong giai đoạn 2017 - 2022, Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN - Viện Chính sách và Quản lý đã có nhiều công bố quốc tế trên các tạp chí/nhà xuất bản trong cơ sở dữ liệu WoS/Scopus, các công trình trên các tạp chí khoa học trong nước đều có chất lượng tốt, có tác động trong lĩnh vực quản lý và chính sách. Đặc biệt, cuốn sách "Perspectives on Vietnam’s science, technology, and innovation policies" được xuất bản tại Palgrave Macmillan được coi là một trong số ít những ấn phẩm quốc tế đầu tiên mang tính chất tổng quát về hệ thống KH,CN và ĐMST ở Việt Nam, cuốn sách đưa người đọc tiệm cận với những thông tin lý thuyết và thực tiễn giá trị, có ý nghĩa thiết thực đối với công tác hoạch định chính sách và quản lý trong lĩnh vực này. Viện cũng là đơn vị được các học giả quốc tế lựa chọn tham gia viết chương sách về Research Management and Administration in Vietnam nằm trong ấn phẩm The Emerald Handbook of Research Management and Administration around the World dự kiến xuất bản trong năm 2023.
Viện Chính sách và Quản lý đã tổ chức khoảng 50 khóa đào tạo về Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, Kỹ năng thẩm định chính sách, Kỹ năng lãnh đạo và quản lý cho cán bộ các văn phòng Trung ương, thuộc Văn phòng Quốc hội; các cán bộ của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Kon Tum, Hải Phòng, Hà Nội, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Điện Biên, Bắc Kạn, Thái Bình, Cần Thơ, Quảng Bình, Hà Giang, Cà Mau... Các khóa tập huấn, bồi dưỡng nhận được các phản hồi tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoạch định và đánh giá chính sách tại địa phương.

Trong giai đoạn 2017-2022, Viện Chính sách và Quản lý đã triển khai 09 đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước. Hiện nay, IPAM đang triển khai các nhiệm vụ cụ thể như: “Nghiên cứu và xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: Tập Hành chính" thuộc Nhiệm vụ KH&CN đặc biệt cấp Quốc gia: “Nghiên cứu và xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam”; Đề tài cấp Nhà nước về “Quản trị xã hội đối với những biến đổi trong lối sống của công nhân các khu công nghiệp trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu các hình thức đào tạo, đào tạo lại cho lao động ngành dệt may và da giày bị ảnh hưởng bởi đổi mới công nghệ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” và hàng loạt các nhiệm vụ thường niên được ĐHQGHN giao triển khai.
Cũng trong giai đoạn này, Viện đã ký kết và triển khai khoảng 15 dự án quốc tế về các chủ đề chính sách, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội với các đối tác nước ngoài như Viện Rosa Luxemburg CHLB Đức, mạng lưới Summernet…. Viện cũng tham gia vai trò think tank tại Việt Nam trong Dự án “Mekong Thought Leadership and Think Tanks Network (Mekong Think Tanks)” thuộc Chương trình Mekong Australia Partnership - Water, Energy and Climate (MAP-WEC), Bộ Ngoại thương và Thương mại Úc (Department of Foreign Affairs and Trade - DFAT) từ năm 2022 đến nay. Viện đã tổ chức 13 hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế trong khuôn khổ các đề tài dự án hợp tác trên. Viện cũng tham gia tư vấn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chiến lược phát triển KH&CN cho các địa phương: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Nam, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau.
 
Kết quả hoạt động KH&CN của Viện Chính sách và Quản lý theo đăng ký ở thuyết minh đề án được phê duyệt
TT Sản phẩm KH&CN Tổng đạt được
1 Số lượng sản phẩm KH&CN được chuyển giao 17
2 Số bài báo quốc tế thuộc danh mục WoS/Scopus 09
3 Số bài báo quốc tế không thuộc danh mục WoS/Scopus 10
4 Số sáng chế, giải pháp hữu ích 0
5 Số sách chuyên khảo được xuất bản 13
6 Số báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn được chấp nhận sử dụng 30
7 Số nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN 01
8 Số giải thưởng KH&CN cấp Bộ trở lên 0
9 Số nhiệm vụ KH&CN (đề tài/dự án) cấp Bộ 05
10 Số nhiệm vụ KH&CN (đề tài/dự án) cấp Nhà nước 04
11 Số nhiệm vụ KH&CN (đề tài/dự án) hợp tác doanh nghiệp, địa phương, quốc tế 09
12 Số hội thảo cấp quốc gia trở lên mà PTN/TTNC là đơn vị chủ trì/đồng chủ trì tổ chức 13
13 Số lượng NCS đã đào tạo được 04

Danh mục 10 sản phẩm KH&CN tiêu biểu nhất của IPAM từ khi thành lập tới năm 2021
TT Tên sản phẩm Tên tác giả chính Loại hình sản phẩm (bài báo Q1; bằng độc quyền sáng chế/GPHI, phần mềm, vật liệu…) Năm
1 Chapter:  Research Management and Administration in Vietnam sách The Emerald Handbook of Research Management and Administration around the World Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh Sách chuyên khảo 2023
2 Sách Di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, ISBN 978 6045769348 Đào Thanh Trường Sách chuyên khảo 2021
3 Sách Triển vọng về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam: Từ thực tiễn đến chính sách, Nhà xuất bản Thế giới, ISBN: 978 604 77 8453 0 Nhiều tác giả Sách chuyên khảo 2020
4 Sách "Perspectives on Vietnam’s science, technology, and innovation policies", Palgrave Macmillan Publishing, ISBN-13: 978-9811505706; ISBN-10: 9811505705 (2019). Đào Thanh Trường Sách chuyên khảo 2019
5 Lộ trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2025 Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Thúy Hiền Sách chuyên khảo 2018
6 Kỹ năng Đánh giá Chính sách Vũ Cao Đàm, Trịnh Ngọc Thạch, Đào Thanh Trường Sách chuyên khảo 2018
7 Cross-disciplinary research results integrated into an ecosystem service framework The LEGATO example of integrating research results from the analysis of global change impacts and social, cultural and economic system dynamics of irrigated riceproduction Nhiều tác giả Bài báo Q2 2017
8 Doing what with whom? Stakeholder analysis in a large transdisciplinary research project in South East Asia Nhiều tác giả Bài báo Q2 2017
9 “Things are different now”: farmer perceptionsof cultural ecosystem services of traditional rice landscapes in Vietnam and the Philippines Nhiều tác giả Bài báo Q1 2017
10 Land cover-based ecosystem service assessment of irrigated rice cropping systems in southeast Asia-An explorative study Nhiều tác giả Bài báo Q1 2017

Danh mục bài báo thuộc cơ sở dữ liệu WoS/Scopus của Viện Chính sách và Quản lý đạt được trong giai đoạn 2017 - 2021
TT Tên tác giả Tên bài báo Tên tạp chí Năm Chất lượng tạp chí (Q1/Q4)
1 Nhiều tác giả Cross-disciplinary research results integrated into an ecosystem service framework The LEGATO example of integrating research results from the analysis of global change impacts and social, cultural and economic system dynamics of irrigated riceproduction The journal Paddy and Water Environment 2017 Q2
2 Nhiều tác giả Doing what with whom? Stakeholder analysis in a large transdisciplinary research project in South East Asia The journal Paddy and Water Environment 2017 Q2
3 Nhiều tác giả “Things are different now”: farmer perceptionsof cultural ecosystem services of traditional rice landscapes in Vietnam and the Philippines Ecosystem Services 2017 Q1
4
 
Nhiều tác giả Land cover-based ecosystem service assessment of irrigated rice cropping systems in southeast Asia-An explorative study Ecosystem Services: Science, Policy and Practice, (Elsevier) (Source Normalized Impact per Paper: 2.252 2017 Q1
5 Nhiều tác giả Determinants of Mobility Management in Higher Education: Evidence from Vietnam WSEAS TRANSACTIONS on BUSINESS and ECONOMICS DOI: 10.37394/23207.2022.19.84 2022 Q4

Tin bài liên quan:
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ là định hướng chiến lược
 

Tác giả: Thùy Dung – USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây