Ngôn ngữ
Tên tác giả: PHAN THỊ NGỌC
Tên luận án: Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
Ngành khoa học của luận án: Nhân học
Chuyên ngành: Mã số: 62 31 03 02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích
Nghiên cứu sự biến đổi sinh kế, cụ thể là các loại hình sinh kế của người dân ở làng Gia Trung bị thu hồi đất dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này đặt trong bối cảnh các làng ven đô Hà Nội đang từng ngày biến đổi cả về vật chất và lối sống, cụ thể là chọn làng Gia Trung (nay là tổ dân phố 6 và 7, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) làm điểm nghiên cứu sâu, bởi trong gần 20 năm qua ở đây có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng, chứng kiến bước chuyển mình từ xã hội nông thôn sang đô thị, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ ở một cộng đồng làng vốn xưa kia thuộc khu vực nông thôn nông nghiệp.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Lấy phương pháp nghiên cứu Nhân học làm trọng tâm, thông qua nghiên cứu điền dã dân tộc học (nhiều đợt) trực tiếp trải qua cuộc sống hàng ngày với đối tượng nghiên cứu. Quá trình lấy tài liệu dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu thông qua các công cụ chính:
- Quan sát tham gia: Thực hiện quan sát tham gia về đời sống kinh tế của địa bàn nghiên cứu, để phát hiện và chỉ ra những vấn đề nổi bật về biến đổi sinh kế của người dân địa phương.
- Phỏng vấn sâu: Là phương pháp nghiên cứu truyền thống và là thế mạnh của ngành Nhân học. Bằng cách có thời gian quan sát và làm quen với địa bàn nghiên cứu trước khi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, điều này cho phép lượng hóa được những vấn đề chính đang diễn ra trong thực tế ở địa bàn. Nội dung phỏng vấn sâu được thiết kế theo nhóm nội dung nghiên cứu. Từng lĩnh vực phỏng vấn sâu được liên kết theo hướng phỏng vấn hồi cố và lý giải nguyên nhân dẫn đến biến đổi sinh kế và quá trình thích nghi sinh kế của người dân dưới nhiều góc nhìn, từ chính người dân, cho đến cán bộ quản lý và giới khoa học.
- Thảo luận nhóm theo giới, độ tuổi (mỗi nhóm có từ 3 người đến 7 người). Mục đích của các cuộc phỏng vấn tìm hiểu sâu hơn về quá trình phát triển và biến đổi dưới góc độ sinh kế của cộng đồng, cách lựa chọn của người dân ở các thời điểm mang tính bước ngoặt, các quan điểm của người dân về những vấn đề sinh kế mà họ đã và đang đối diện, các khuôn mẫu đang chi phối hành vi của họ.
Tên của thông tín viên được sử dụng trong luận án đã thay đổi nhằm đảm bảo tính riêng tư.
- Phương pháp phân tích tài liệu:
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Phân tích và lý giải một cách có hệ thống và có cơ sở tài liệu về biến đổi sinh kế ở một làng ven đô Hà Nội.
Làm rõ khái niệm biến đổi sinh kế của nông dân bị thu hồi đất và biến khái niệm này thành một công cụ hữu dụng để nhận diện các loại hình sinh kế, đặc điểm sinh kế; phân tích mối quan và sự tương tác giữa biến đổi sinh kế và biến đổi làng ven đô;
Làm rõ vai trò của một số loại vốn sinh kế. Luận án chỉ ra rằng vốn tự nhiên (đất nông nghiệp, đất thổ cư), vốn con người (kỹ năng, trình độ tay nghề v.v.) đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa chiến lược sinh kế cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất. Ở đây, vốn tự nhiên, vốn con người được xem xét trong mối quan hệ tương quan với nguồn vốn vật chất, vốn tài chính bởi dù người nông dân sử dụng bất cứ nguồn vốn nào thì cũng chỉ với mục đích nhằm tạo ra nguồn vốn vật chất (nhà cửa, các loại tài sản v.v.) và nguồn tài chính để phục vụ nhu cầu sống của cá nhân, thành viên hộ gia đình trong bối cảnh xã hội mới.
Nêu lên một số hàm ý về mặt chính sách để góp phần ổn định đời sống của người dân trên phương diện sinh kế.
3.2. Kết luận
Luận án này tiếp cận sinh kế từ góc độ lý thuyết sinh kế bền vững và dựa vào khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích biến đổi sinh kế của người nông dân làng Gia Trung dưới tác động của chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa. Sự biến đổi sinh kế bao gồm biến đổi về các nguồn lực tạo sinh kế, các chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế đạt được. Dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững này, luận án đã phân tích khá đầy đủ những yếu tố (bối cảnh chính sách) tác động đến sinh kế, đưa ra những đánh giá về vai trò của nguồn vốn sinh kế đến đối với cá nhân và hộ gia đình và xem xét các hoạt động sinh kế của họ có bền vững hay không.
Sự phát triển của công nghiệp và đô thị ở khu vực ven đô Hà Nội nói chung và ở làng Gia Trung nói riêng đã có nhiều tác động quan trọng đến sinh kế, đời sống và không gian của cộng đồng làng. Khi Nhà nước thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị, làm cho nguồn vốn sinh kế truyền thống của các hộ gia đình nông dân bị biến đổi, buộc người nông dân phải chuyển đổi và thích nghi với các loại hình sinh kế mới trong một môi trường sống mới bằng cách tham gia vào nhiều công việc khác nhau: công nghiệp, hoạt động dịch vụ trong khi vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp ở một quy mô nhỏ lẻ v.v.
Thấy được sự chuyển đổi và thích nghi sinh kế của người dân có mối quan hệ với chính sách, kế hoạch phát triển từ phía chính quyền chứ không phải là sự lựa chọn tự thân của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng làng.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: PHAN THI NGOC
Thesis title: The transformation of livelihoods in Gia Trung village (Me Linh district, Hanoi) in the process of industrialization and urbanization
Scientific branch of the thesis: Anthropology
Major: Code: 62 31 03 02
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
1. Thesis purpose and objectives:
Purpose
The thesis examines the livelihood transformation and adjustment, particularly types of livelihoods of people whose lands are recovered by the State under the influence of industrialization and urbanization process in Gia Trung village. Therefore, villagers in Gia Trung village are the center of exploring and analysis of their changing and reconciling livelihoods.
Objectives
The research context is peri-urban villages of Hanoi day by day transform both material life and lifestyle. Gia Trung village (currently is the Six and Seven residential groups, Quang Minh commune, Me Linh district, Hanoi city) is selected as a case study. In this village, the last twenty years have witnessed the astonished speed of industrialization and urbanization and the transition from the rural society to the urban one. It has been a dramatic change in village community which was a rural and agricultural area in the pass.
2. Research methods
Considering anthropological research methods as the central point, conducting ethnographic fieldwork (in many phases), directly experiencing everyday life with research subjects. The ethnographic data is collected through major research tools, namely:
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Based on collected resources, the thesis analyzes and demonstrates systematically how livelihoods in a Hanoi peri-urban village transform.
- Disclosing the concept of livelihood transformation of the farmer whose lands are recovered, then turning this concept into an effective tool to recognize and categorize different patterns of livelihoods, analyzing the relationship and interaction between the transformation of livelihood change and the transformation of the peri-urban village.
- Clarifying the role of different types of livelihood capital. The thesis shows that natural capital (agricultural land, residential land), human capital (level of professional skills, and so on) play an important role in diversifying the famer’s livelihood strategies after their lands are recovered. In this context, natural capital and human capital are considered in relation to financial capital and physical capital. Whatever capital famers use, they only aim at creating physical capital (shelter and buildings, property, etc.) and financial resource to serve the basic need for individual as well as household in the recently social context.
- Point out some policy implications contributing to stabilize local people’ life in terms of livelihood.
3.2. Conclusions
- By approaching livelihoods from sustainable livelihoods theory and relying on the DFID’s sustainable livelihoods framework, the thesis analyses the transformation of farmers’ livelihoods in Gia Trung village under the impact of state policies during the process of industrialization and urbanization. The livelihood transformation includes changes in resources, strategies and outcomes of livelihood. Based on the framework of sustainable livelihoods, the thesis examines in detail factors (in the policy context) which influence on livelihood, evaluates the role of livelihood capital in individuals and households, and considers the sustainability of their living activities
- The development of industry and urban in the peri-urban areas in Hanoi generally and in Gia Trung village particularly has dramatically affected community’s livelihood, social life and life space. After the government recovered the large part of the area of cultivated land to develop industry and urban, the traditional livelihood capital of farmer households is influenced. Local people have been forced to convert and adapt themselves to new livelihood strategies. Within the changing context, they work in different areas, such as industry and services while continually employ in agriculture on small-scale.
- The thesis demonstrates that the livelihood transformation and adaptation of local people rather relate to government policies and development plans than the options for individuals, households and village community.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn