Ngôn ngữ
Tên tác giả: Bùi Lan Hương
Tên luận án: Tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper
Ngành khoa học của luận án: Triết học
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, làm rõ một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper, luận án đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của những nội dung tư tưởng này.
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào các nội dung cơ bản và những giá trị, hạn chế trong tư tưởng triết học về khoa học và triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp mác xít nghiên cứu lịch sử triết học, kết hợp các phương pháp như phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, so sánh, quy nạp - diễn dịch, hệ thống hóa và phương pháp văn bản học.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án đã góp phần đưa ra một bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến tư tưởng triết học của K.Popper, phân tích các điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper, trình bày những nội dung cơ bản trong triết học khoa học và triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá về những giá trị, hạn chế của tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper.
Về mặt lý luận, Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống những nội dung triết học cơ bản trong tư tưởng của K.Popper – một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam – để từ đó chỉ ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của triết học K.Popper đối với lịch sử triết học sau ông.
Về mặt thực tiễn, Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phương Tây hiện đại, tạo tiền đề để lĩnh hội văn hóa phương Tây nói chung, văn hóa Áo nói riêng trên tinh thần “gạn đục khơi trong” một cách phù hợp với chiến lược hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3.2. Kết luận
1. Thông qua việc tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của các bậc tiền bối đi trước và những thành tựu khoa học tư nhiên thế kỷ XX cùng tài năng tư duy thiên bẩm của bản thân, Popper đã xây dựng lên học thuyết triết học của riêng mình mang đậm đặc trưng của cái tên do ông tự đặt “Chủ nghĩa duy lý phê phán”. Không chỉ là bức tranh phản ánh những biến động sâu sắc của xã hội Châu Âu thời đại đó mà còn là kho tàng lý luận vô giá về triết học, logic học, ngôn ngữ học v.v.
2. Triết học về khoa học của K.Popper đã có những đóng góp nhất định trong việc đề cao tinh thần phản biện trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bổ sung thêm một tiêu chí quan trọng trong việc phân ranh tri thức khoa học và phi khoa học cũng như nhấn mạnh vai trò của phương pháp suy diễn, phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu. Popper cũng đã đặt nền móng và gợi mở nhiều vấn đề, nhiều cách tiếp cận mới cho các nhà tư tưởng sau ông tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên ông cũng đã mắc phải một loạt những hạn chế mang tính siêu hình khi loại bỏ hoàn toàn những kết quả của quan sát ra khỏi những tiền đề khoa học đồng thời phủ địch sạch trơn vai trò của phương pháp quy nạp và không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối và tuyệt đối của chân lý khoa học dẫn đến việc phủ nhận tính tuyệt đối của chân lý.
3. Triết học chính trị – xã hội của Popper chủ yếu xoay quanh vấn đề xây dựng xã hội mở và phê phán lại những nền tảng tư tưởng của xã hội đóng – kẻ thù tư tưởng của xã hội mở. Phương pháp xây dựng xã hội từng phần của Popper có những giá trị nhất định cho các quốc gia khi xây dựng những chính sách ngắn hạn trong từng hình thái kinh tế xã hội nhất định. Quan niệm của ông về trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ có ý nghĩa thực tiễn đối với việc tăng cường thực hiện quyền dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội của người dân ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc né tránh đề cập đến vấn đề giai cấp khi bàn về dân chủ cũng như sự phê phán thiếu căn cứ hợp lý đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử là những hạn chế căn bản trong triết học chính trị - xã hội của Popper.
DOCTORAL THESIS ABSTRACT
The author’s name : Bui Lan Huong
Thesis title : Philosophical thought of Karl Raimund Popper
Scientific branch of the thesis : Philosophy
Major : Dialectical materialism and historical materialism
Code : 62 22 03 02
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.
1. The purpose and object of the thesis
Purpose of the study: Based on the analysis and systematic clarification of the basic contents of the philosophical thought of Karl Raimund Popper, the thesis gives an assessment of the values and limitations of the content of his thought.
Subject of the study: The thesis focuses on the basic contents and values, limitations in philosophical thought about science and political - social philosophy of Karl Raimund Popper
2. Used method in the thesis
The thesis is made on the basis of applying the methodology of dialectical materialism and historical materialism, Marxist method of studying philosophical history, combining methods such as analysis - synthesis logic - historical, comparative, inductive - deductive, systemization and document study methods.
3. Major results and conclusions
3.1. Major results
The thesis has contributed to a comprehensive picture of domestic and foreign research works related to the philosophical thought of K.Popper, analyzing the conditions and premises for the formation of philosophical thought by Karl Raimund Popper, presented the basic contents in the philosophy of science and political - social philosophy of Karl Raimund Popper, from that gave some assessments about the values and limitations of Karl Raimund Popper ‘s philosophical thought.
Theoretically, the thesis contributes to a systematic study of the basic philosophical contents in the thought of K.Popper - an area that has not been studied in depth in Vietnam - from that shows the values, limitation and influence of K.Popper philosophy on the history of philosophy after him.
In practical terms, the research results of the thesis can be used as a reference for the study and teaching of the history of modern Western philosophy, creating a premise to comprehend Western culture in general, Austrian culture in particular, based on the spirit of "chiseling out" (find out the best things) in a way consistent with the strategy of international integration of the Party and State of Vietnam.
3.2. Conclusion
1. Through the selective receptive of the predecessors’ thoughts and the achievements of natural science in the twentieth century as well as his own natural talent of self-thinking, Popper built up his own theory of philosophy which is characterized by the name he set himself "Critical rationalism". Not only is it the picture reflecting the profound changes of European society at that time, but also the treasure of invaluable reasoning on philosophy, logic, linguistics, etc.
2. Philosophy of science of K.Popper has made certain contributions to promoting criticalism in scientific research activities, adding an important criterion to differntiate between the scientific knowledge and non-scientific as well as emphasizing the role of deductive methods, experimental methods in research. Popper also laid the foundation and suggested many new issues and approaches for thinkers after him to continue studying. However, he also suffered from a series of metaphysical restrictions that completely removed the results of observations from scientific premises, simultaneously denied completely the role of inductive methods and did not see The dialectical relationship between the relativity and absoluteness of scientific truth, leading to the denial of the absoluteness of truth.
3. Popper's political-social philosophy mainly revolves around the issue of building an open society and criticizing the ideological foundations of closed society - the ideological enemy of open society. Popper's partial social building method has certain values for countries when formulating short-term policies in certain socio-economic forms. His conception of the responsibility of citizens in democratic society has practical implications for enhancing the exercise of direct democratic rights through social monitoring and criticism of the Vietnamese today. However, avoiding mentioning the issue of class when discussing democracy as well as the unjustified criticism of historical materialism are fundamental limitations in the political-social philosophy of
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn