TTLA: Chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn 2001-2016

Thứ ba - 16/04/2019 00:22

Tên tác giả: Ngô Phương Anh

Tên luận án: Chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn 2001-2016

Ngành khoa học của luận án:  Quan hệ quốc tế

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                         Mã số: 62 31 02 06

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích: Làm rõ vai trò của ASEAN trong chính sách của Nhật Bản giai đoạn 2001-2016 thông qua việc phân tích nội dung và việc triển khai chính sách của Nhật Bản với ASEAN trong thời gian trên, đồng thời chỉ ra những tác động của chính sách đối với ASEAN và Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.

Đối tượng: Chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn 2001-2016.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp lịch đại logic; phương pháp phân tích chính sách đối ngoại.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Luận án đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể và đạt được các kết quả chính như sau: 

- Đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoạch định chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn 2001-2016.

- Đã nghiên cứu làm rõ nội dung và việc triển khai chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn 2001-2016.

- Đã nghiên cứu làm rõ các đặc điểm của chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN trong giai đoạn này.

- Đã đánh giá kết quả và tác động của chính sách này đối với khu vực Đông Nam Á, ASEAN và với Việt Nam.

- Đã nghiên cứu triển vọng chính sách của Nhật Bản với ASEAN trong thời gian tới.

- Đưa ra khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với hai đối tác quan trọng là Nhật Bản và ASEAN.

3.2. Kết luận

- Chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn 2001-2016 được phát triển dựa trên một số luận điểm chính của Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do và ảnh hưởng của cách tiếp cận 3 cấp độ trong phân tích chính sách.

- Chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN giai đoạn này được triển khai trên 4 lĩnh vực là chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và văn hóa - xã hội. Mặc dù còn bộc lộ một số hạn chế nhưng chính sách này đã bước đầu đạt được những thành tựu khả quan.

- Chính sách này đã tạo ra những tác động lớn đến khu vực ĐNA, ASEAN và Việt Nam trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thành tựu hợp tác hơn 45 năm qua giữa Nhật Bản và ASEAN, cùng bối cảnh quốc tế thuận lợi là cơ sở để chính sách với ASEAN của Nhật Bản sẽ được các quốc gia này đón nhận trong tương lai.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Ngo Phuong Anh

Thesis title: Japan’s policies towards the ASEAN in the period of 2001-2016

Scientific branch of the thesis: International Studies

Major: International Relations                     Code: 62 31 02 06

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi

1.Thesis purpose and objectives

Purpose: Having clarified the role of ASEAN in Japan’s policies in the period of 2001-2016 by analyzing the content and implementation of Japan’s policies towards the ASEAN in the above time, and at the same time point out the impacts of this policy towards the ASEAN and Vietnam, on that basis suggest some suitable policies to Vietnam.

Objectives: Japan’s policies towards the ASEAN in the period of 2001-2016

2. Research methods

Data collection and analysis, statistical method, comparative method, foreign policy analysis method, historical analysis.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

The thesis has completed specified research objectives and has the main outcomes as follows:

- Having done the research on the theoritical and practical basis of the planning Japan’s policies towards the ASEAN in the period of 2001-2016.

- Having clarified the content and implementation of Japan’s policies towards the ASEAN in the period of 2001-2016.

- Having clarified the characteristics of the Japan’s policies towards the ASEAN in this period.

- Having assessed the results and impacts of the Japan’s policies towards the Southeast Asia, ASEAN and Vietnam in the period of 1992-2016.

- Having done the research into possible policy prospects of Japan to the ASEAN in the coming years.

- Having suggested some suitable policies to Vietnam in the relations with the two important partners (Japan and the ASEAN).

3.2. Conclusions

- Japan's policies towards the ASEAN in the period of 2001-2016 is developed based on some key points of Realism, Liberalism and the influence of the 3-level approach in policy analysis.

- Japan's policies towards the ASEAN during this period was implemented in four areas: politics - diplomacy, economy, security - defense and culture - society. Although there are some limitations, this policy has initially achieved positive achievements.

- This policy has created great impacts on Southeast Asia, ASEAN and Vietnam on both positive and negative aspects. The achievements of cooperation over the past 45 years between Japan and ASEAN, together with a favorable international context are the basis for Japan's policies towards the ASEAN to be welcomed by these countries in the future.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây