TTLA: Nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam

Thứ ba - 16/04/2019 00:26

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Lan Anh        2. Giới tính: Nữ

 3. Ngày sinh: 19/09/1974                                      4. Nơi sinh: Tuyên Quang

 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:     3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam

 8. Chuyên ngành:   Hán Nôm             9. Mã số: 62 22 01 04

 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh

 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã đưa ra khái niệm Tạo lệ và văn bia Tạo lệ, nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về toàn bộ số lượng đơn vị thác bản văn bia Tạo lệ Việt Nam hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (viết tắt :VNCHN).

- Dựa trên những thác bản văn bia do Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (viết tắt: EFEO) và VNCHN sưu tầm, hiện còn lưu giữ tại VNCHN; luận án đã thống kê được 90 đơn vị kí hiệu văn bia Tạo lệ với 185 mặt thác bản, xuất hiện ở các thế kỉ XVII-XIX, phân bố chủ yếu ở 12 tỉnh thành từ Nghệ An trở ra Bắc, mật độ chủ yếu tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Văn bia Tạo lệ được tạo dựng chủ yếu ở các di tích chùa, đền, miếu, điện, đình, lăng mộ, từ đường, v.v….

- Qua việc nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam, luận án đã góp phần chỉ rõ phương thức quản lí nhà nước đối với các di tích thuộc hàng “trọng điểm” vào thời Trung đại bao gồm các nội dung: ban hành văn bản, qui trình, đối tượng được ban cấp Tạo lệ, vai trò của bộ máy quan liêu với việc ban cấp này. Tiếp đến là sự thống nhất trong việc quản lí và khai thác di tích, trách nhiệm của chính quyền địa phương, những điều lệ qui định về việc thờ cúng đối với dân Tạo lệ. Từ đây rút ra những kết quả của việc thực hiện chính sách Tạo lệ.

- Luận án đã chỉ ra những ảnh hưởng của chế độ ban cấp Tạo lệ tới một số bình diện xã hội Việt Nam các thế kỉ XVII-XIX. Đó là những lợi ích về mặt kinh tế như miễn thuế khóa, các hạng mục liên quan tới đời sống dân sinh, những đặc quyền như chế độ sở hữu ruộng đất, đê điều thủy lợi, v.v… Đó là sự phản ánh đời sống văn hóa- xã hội, thể hiện sự tôn vinh đối với di tích, sự gắn kết các cá nhân và tập thể trong mỗi cộng đồng, những thông tin về lịch sử của di tích, hành trạng của người có công, vai trò của phụ nữ đối với vấn đề ban cấp Tạo lệ,…là những tư liệu rất có ý nghĩa trong việc góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa xã hội của các giai tầng ở phường xã Việt Nam thời trung đại. Việc nghiên cứu văn bia Tạo lệ hết sức có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, đặc biệt là những phương thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trong xã hội đương đại.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: luận án có thể được chuyển thành sách chuyên khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu chuyên sâu về nội dung văn bia phản ánh sinh hoạt làng xã thời Trung đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Vũ Thị Lan Anh (2014), “Danh mục văn bia có nội dung ghi chép việc Tạo lệ tại VNCHN”, Thông báo Hán Nôm học, NXB Thế giới, tr.19- 27.

2. Vũ Thị Lan Anh (2015), “Bia Tạo lệ đền  thờ Đỗ Thế Giai ở xã Đông Ngạc”, Thông báo Hán Nôm học, NXB Thế giới, tr. 19- 26.

3. Vũ Thị Lan Anh (2015), “Bia Tạo lệ ở các di tích thờ Sĩ Nhiếp trong mối quan tâm của nhà nước phong kiến đối với các di tích đặc biệt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Vùng văn hóa Luy Lâu và công tác phát triển ngành du lịch ở Bắc Ninh, do Liên hiệp hội Khoa học và Kĩ thuật Bắc Ninh tổ chức (tài liệu lưu hành tại hội thảo), tr. 32-37.

4. Vũ Thị Lan Anh (2015), “Văn bia Tạo lệ - những khảo cứu bước đầu”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 33-46.

5. Vũ Thị Lan Anh (2017), “Vai trò của những nữ thân tộc triều Lê Trung hưng với việc ban cấp Tạo lệ nhìn từ tư liệu văn bia”, Tạp chí Hán Nôm (4), tr. 57-69.

6. Vũ Thị Lan Anh (2017),Một số văn bản Cổ chỉ hiện còn trong thư tịch Hán Nôm liên quan đến việc chuẩn cấp Tạo lệ đền thờ vua Đinh, vua Lê”. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017, NXB Thế giới, tr. 669-680.

7. Vũ Thị Lan Anh (2018), “Tổng quan nguồn tư liệu Cổ chỉ ghi việc ban cấp Tạo lệ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm (2), tr. 54-69.

8. Vũ Thị Lan Anh (2018), “Một số bản sắc chỉ ban cấp Tạo lệ phụng thờ Tản Viên Sơn quốc chúa Tam vị Đại vương”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện Nghiên cứu Hán Nôm 2018, NXB Thế giới, tr. 169-181.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name : Vu Thi Lan Anh                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/9/1974                          4. Place of birth: Tuyen Quang

5. Admission decision number: 3684/2015/QĐ-XHNV, December 31th, 2015 of Rector of the University of Social Siences anh Humanities at VietNam National University (Ha Noi).

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: On researching Zaoli inscriptions in Vietnam

8. Major: Sino – Nom                                   9. Code: 62.22.01.04

10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Trinh Khac Manh  

11. Summary of the new results of the thesis

- The thesis has provided the concept of Zaoli and Zaoli inscriptions, studied comprehensively and deeply all the number of Zaoli inscription units of Vietname which are currently archived in the Institute of Hán-Nôm Studies.

- Based on the inscriptions which are collected by the École française d'Extrême-Orient (EFEO) and the Institute of Hán-Nôm Studies and currently archived in the Institute of Hán-Nôm Studies, the thesis has listed 90 Zaoli inscription units with 185 sides which appeared between 17th century and 19th century, mainly allocated in 12 provinces from Nghe An to the North, primarily concentrating in the provinces of the Northern Delta. Zaoli inscriptions were mainly created and built up in the monuments of pagodas, temples, shrines, sanctuaries, communal houses, tombs, and ancestral temples, etc.

- By studying Zaoli inscriptions of Vietnam, the thesis has contributed to show the state management method to key monuments in the medieval period including the contents such as document issuance, procedure, objects with Zaoli granted, role of the bureaucracy to such subsidy. Following is the unity in relic management and exploitation, notably responsibilities of the local authority, charters of worship to Zaoli people. Thence, to draw results of Zaoli policy implementation.

- The thesis has indicated impacts of Zaoli subsidy system to social aspects of Vietnam between 17th century and 19th century which are economic benefits such as tax exemption for items relating to the people’s livelihood, privileges such as land and field ownership and irrigation dike problems, etc. That is the reflection of gthe sociocultural life to express the honor for monuments, the cohesion of individuals and groups in each community, information on monument history, biographies of people with merit, roles of women to Zaoli subsidies, etc. They are meaningful documentations to contribute to researches on the sociocultural life of the social segments in wards amd communes of medieval Vietnam. Studying Zaoli inscriptions has a scientific meaning and practical value, especially the methods in the preservation and restoration of cultural and historical monuments value in the contemporary society.

12. Practical applicability: the thesis will be converted to a reference book for researches.

13. Next research directions: deep research on inscription contents reflecting medieval village activities.

14. Published works related to the thesis:

1. Vu Thi Lan Anh (2014), “List of inscriptions recording Zaoli in the Institute of Hán-Nôm Studies”, Announcement on Han Nom studies, The Gioi Publisher, pp. 19- 27.

2. Vu Thi Lan Anh (2015), “Zaoli inscriptions of Do The Giai Temple in Dong Ngac Commune”, Announcement on Han Nom studies, The Gioi Publisher, pp. 19- 26.

3. Vu Thi Lan Anh (2015), “Zaoli inscriptions in Si Nhiep temple monuments in the interest of the feudal state for special monuments”, Summary record of scientific workshop on Luy Lau Cultural Region and travel development in Bac Ninh, held by Bac Ninh Union of Science and Technology Associations (for workshop reference only), pp. 32-37.

4. Vu Thi Lan Anh (2015),“Zaoli inscriptions – first researches”, Sino-Nom Studies magazine, vol. 1 (128), pp. 33-46.

5. Vu Thi Lan Anh (2017), “Roles of family women in Revival Lê dynasty with Zaoli subsidy from considering inscription documentations”, Sino-Nom Studies magazine, vol. 4 (143), pp. 57-69.

6. Vu Thi Lan Anh (2017),Some Co chi documents existing in Han Nom texts related to Zaoli standard of Đinh King and Lê King temples”. Summary record of national scientific workshop with Han Nom studies argument 2017, The Gioi Publisher, pp. 669-680.

7. Vu Thi Lan Anh (2018), “Overview of Co chi source recording Zaoli subsidy in the Institute of Hán-Nôm Studies”, Sino-Nom Studies magazine, vol. 2 (147), pp. 54-69.

8. Vu Thi Lan Anh (2018), “Some royal ordinances of Zaoli subsidy in worship of Tản Viên Sơn quốc chúa Tam vị Đại vương”, Summary record of national scientific workshop with Han Nom studies argument 2018, The Gioi Publisher, pp. 169-181.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây