TTLA: Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa

Thứ tư - 22/08/2018 00:06

   THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lư Thị Thanh Lê                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/12/1986                                                   

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Điều chỉnh tên đề tài luận án Tiến sĩ (theo quyết định số740/QĐ-SĐH của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ngày 28/10/2015).

- Quyết định về việc gia hạn học tập: từ 01/01/2017 đến 30/6/2017.

- Quyết định về việc gia hạn học tập từ 01/07/2017 đến 31/07/2017.

- Quyết định về việc gia hạn học tập từ 1/8/2017 đến 30/10/2017.

7. Tên đề tài luận án: Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa.

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian                  Mã số: 62.22.01.25

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1: GS.TS Lê Chí Quế, Người hướng dẫn 2: TS. Hoàng Cầm

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, luận án đã làm rõ các khái niệm huyền thoại, huyền thoại về nguồn gốc tộc người và tổng kết những nghiên cứu lý luận về vai trò của huyền thoại về nguồn gốc tộc người đối với việc xác định căn cước cá nhân, căn cước tộc người cũng như việc cố kết cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia – dân tộc.

Thứ hai, luận án đã tập hợp và phân tích 185 văn bản tự sự dân gian về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam, qua đó tìm hiểu những quan niệm của các tộc người về tổ tiên, quê gốc, mối quan hệ giữa các tộc người. Luận án cũng nghiên cứu so sánh các motif về tổ tiên được sử dụng trong huyền thoại về nguồn gốc của người Kinh và các tộc người thiểu số.S

Thứ ba, luận án tìm hiểu sự tồn tại của các huyền thoại nguồn gốc trong các thực hành văn hóa của các tộc người ở Việt Nam, như các nghi lễ gia đình, các nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, các tục lệ của người dân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Luận án đã tìm hiểu sự hồi tưởng ký ức về tổ tiên, nguồn gốc của các tộc người thông qua các thực hành văn hóa này, tìm hiểu khía cạnh tâm linh và khía cạnh cố kết cộng đồng của các thực hành văn hóa.

Thứ tư, luận án đã tìm hiểu những động thái của các huyền thoại về nguồn gốc tộc người Việt Nam trong xã hội đương đại, tìm hiểu sự tích hợp, tiếp biến các tự sự dân gian và các thực hành văn hóa gắn với nguồn gốc của các tộc người. Luận án đã tìm hiểu quá trình vận động của các tự sự, các thực hành văn hóa của các tộc người theo chiều từ dưới lên (bottom up) bởi các cộng đồng và từ trên xuống (top down) với sự thể chế hóa của nhà nước, khẳng định vai trò của các huyền thoại về nguồn gốc (đặc biệt là huyền thoại về Lạc Long Quân – Âu Cơ) trong việc cố kết cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các huyền thoại nguồn gốc tộc người trong bối cảnh xã hội đương đại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số học phần về Văn học dân gian Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Luận án cũng có thể được dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho một số lĩnh vực nghiên cứu liên quan, như dân tộc học, nhân học,…

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận án “Huyền thoại về nguồn gốc của các tộc người ở Việt Nam tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa” có thể được phát triển theo các hướng sau đây:

- Nghiên cứu so sánh các motif được sử dụng trong huyền thoại về nguồn gốc của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Nghiên cứu về lịch sử truyền miệng của một số tộc người, như người Việt, người Thái, người Chăm, người Hmông,…

- Nghiên cứu so sánh việc xây dựng đại tự sự về nguồn gốc cộng đồng quốc gia – dân tộc ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lư Thị Thanh Lê (2015), “Myths and perceptions of origin of ethnic minorities in Viet Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế Engaging with Vietnam, ĐH Kinh doanh Công nghệ, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Lư Thị Thanh Lê (2015), “Đại diện căn cước tộc người Chăm qua một lễ hội văn hóa do nhà nước tổ chức”, Tạp chí Văn hóa dân gian (4), tr. 44-49.

Lư Thị Thanh Lê (2015), “Cultural Festival and the Representation of Ethnic Identity in Viet Nam: a Look from a Cham Festival”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các vấn đề về du lịch và tộc người ở ASEAN và mở rộng, ĐH Chiang Mai, Thái Lan, tr. 254-264.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Dịch văn học thiểu số ra tiếng Việt, lịch sử và hiện tại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Dịch văn học: một số vấn đề lý thuyết và các bài học kinh nghiệm, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội & ĐH Aix Marseille, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, tr. 281-291.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Origin Myths in Vietnam: a Comparative Research”, Hội thảo khoa học quốc tế của Hiệp hội Văn hóa đại chúng và Văn hóa Hoa Kỳ phân hiệu Tây Nam, Albuquerque, New Mexico, Hoa Kỳ.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Huyền thoại nguồn gốc trong xã hội Việt Nam đương đại”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), tr. 16-22.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Giá trị của các huyền thoại về nguồn gốc tộc người trong việc củng cố cộng đồng tộc người và cộng đồng quốc gia ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (12), tr. 52-58.

Lư Thị Thanh Lê (2017), Nghiên cứu sự tồn tại, lưu truyền của huyền thoại về nguồn gốc trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở Việt Nam hiện nay (khảo sát ở miền núi, trung du phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên), Công trình được tài trợ sáng tạo năm 2016 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (bản thảo đánh máy).

Lư Thị Thanh Lê, Đoàn Ngọc Chung (2018), “Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2017 – Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 253-268.

Lư Thị Thanh Lê (2018), Tuyển tập huyền thoại về nguồn gốc các tộc người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Lu Thi Thanh Le                            2. Sex: Female

3. Date of birth: 05/12/1986                                 4. Place of birth: Nam Dinh

5. Admission decision number: 2999/2013/QD-XHNV-SDH of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, dated: December 30st , 2013.

6. Changes in academic process:

- Adjusting the thesis title (according to Decision No.740/QĐ-SĐH by Rector University of Social Sciences and Humanities, dated 28/10/2015).

- Decision on extension of studying period: valid from 01/01/2017 to 30/6/2017.

- Decision on extension of studying period: valid from 01/07/2017 to 31/07/2017.

- Decision on extension of studying period: valid from 1/8/2017 to 30/10/2017.

7. Official thesis title: Origin Myths of Ethnic Groups in Vietnam from Cultural Anthropological Approach

8. Major: Folk Literature                                     Code: 62.22.01.25

9. Supervisors: 1. Prof. Dr. Le Chi Que, 2. Dr. Hoang Cam                                            

10. Summary of the new findings of the thesis:

Firstly, this dissertation clarifies the definitions of “myth”, “origin myth” and summaries the theories about the role of origin myths in identification process of ethnic people and ethnic communities. Also, this dissertation recognizes the function of origin myths in solidifying the ethnic and national community.

Secondly, the dissertation analyzes 185 texts of origin myths of ethnic groups in Vietnam to see the community’s perception of ancestors, place of origin and the relation between ethnic groups. It also compares the motifs of ancestors which are used in origin myths of the Kinh group and ethnic minority groups.

Thirdly, the dissertation explores the existence of origin myths in the cultural practices of ethnic groups in Vietnam, for examples, the ceremonies conducted in the family, the rituals and festivals of the community, and the customs of people in ordinary life. It examines the memory of ancestors and homeland of ethnic groups as expressed in the origin myths to see how the cultural practices satisfy the spiritual need or solidify the ethnic community.

Fourthly, the dissertation looks into the dynamics of origin myths of ethnic groups in Vietnam in contemporary society to investigate how the narratives and the cultural practices related to origin of ethnic groups integrate and adapt. The bottom up and top down process have been explored to see the role of origin myths (especially, the myth of Lac Long Quan – Au Co) in solififying the ethnic and national community in Vietnam. Also, the dissertation points out some suggestions of how to preserve and promote the origin myths of ethnic groups in Vietnam in contemporary society.

11. Practical applicability, if any:

This dissertation can be used as a reference source for some classes in Vietnamese folklore at the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi. It can also be useful for researchers in the fields of ethnography, anthropology, etc.

12. Further research directions, if any:

The dissertation can be developed in the following directions:

- Comparative study of the motifs used in the origin myths of Vietnam with those of other countries in the region and in the world.

- Research on oral history of ethnic groups, such as Vietnamese, Thai, Cham, Hmong, etc.

- Comparative study of the empployment of grand narratives of the origin of different nations in the region and in the world.

13. Thesis-related publications:

Lư Thị Thanh Lê (2015), “Myths and perceptions of origin of ethnic minorities of Vietnam”, International Conference Engaging with Vietnam, University of Business and Technology, Tu Son, Bac Ninh.

Lư Thị Thanh Lê (2015), “Representation of ethnic identity of Cham people as seen through a cultural festival organized by the state”, Journal of Follore (4), pp. 44-49.

Lư Thị Thanh Lê (2015), “Cultural Festival and the Representation of Ethnic Identity in Viet Nam: a Look from a Cham Festival”, Proceedings of International conference on Ethnicity and Tourism in ASEAN and beyond, Chiang Mai University, Thailand, pp. 254-264.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Translation of ethnic minority groups’ literature into Vietnamese, history and present”, Proceedings of International conference on Literary translation: theories and experiences, Vietnam National University, Ha Noi, University of Social Sciences and Humanities & Aix Marseille University, Vietnam National University, Ha Noi Press, pp. 281-291.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Origin Myths in Vietnam: a Comparative Research”, International conference of Southwest Popular/ American Culture Association, Albuquerque, New Mexico, USA.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “Origin myths in contemporary society of Viet Nam”, Journal of Folklore (3), pp. 16-22.

Lư Thị Thanh Lê (2016), “The role of origin myths of ethnic groups in solidifying the ethnic and national community in Viet Nam”, Journal of Science and Technology (12), pp. 52-58.

Lư Thị Thanh Lê (2017), Researching the existence and distribution of origin myths in the ethnic minority communities in Viet Nam nowadays (with surveys conducted in Northern midland and upstream, Middle part and Central Highland of Vietnam), Research sponsored by Association of Vietnamese Folklorists (manuscript submitted).

Lư Thị Thanh Lê, Đoàn Ngọc Chung (2018), “The similarities and differences of mediumship rituals of ethnic groups in Viet Nam”, Proceedings of Conference of young staff and graduate students of USSH 2017 – Social sciences and humanities in the globalization process, Viet Nam National University, Ha Noi, pp. 253-268.

Lư Thị Thanh Lê (2018), Anthology of origin myths of ethnic groups in Viet Nam, Vietnam National University, Ha Noi Press, Hà Nội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây