TTLA: Thân phận con người trong tác phẩm của Abe Kobo và Oe Kenzaburo: một sự so sánh

Chủ nhật - 26/08/2018 23:33

1. Họ và tên NCS: Trần Thị Thục                                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 17/06/1983                                                   4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập đến 31/12/2017 theo các Quyết định số 4619/QĐ-XHNV, số 1656/QĐ-XHNV, số 2488/QĐ-XHNV do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành ngày 29/12/2016, ngày 5/7/2017, ngày 4/10/2017.

7. Tên đề tài luận án: Thân phận con người trong tác phẩm của Abe Kobo và Oe Kenzaburo: một sự so sánh

8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài                             9. Mã số: 62 22 02 45

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Ninh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

  • Luận án đã khảo sát một số lượng lớn các tư liệu nghiên cứu của Nhật Bản, thế giới và Việt Nam về đề tài thân phận con người trong sáng tác của hai nhà văn Abe Kobo và Oe Kenzaburo. Hệ thống tư liệu sử dụng cho công việc tổng thuật là cập nhật mới nhất cho đến thời điểm hiện tại.

-  Luận án đã nêu và phân tích kỹ lưỡng về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài làm cơ sở tiến hành nghiên cứu những vấn đề chính của luận án như về thân phận con người, triết học hiện sinh, bối cảnh Nhật Bản thời hậu chiến, tiếp cận dưới góc độ so sánh.

  • Luận án đã phân tích và làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản về vấn đề thân phận con người trong các sáng tác tiêu biểu của hai tác giả và lý giải nguyên nhân sâu xa của sự tương đồng và khác biệt đó. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra được những điểm kế thừa và cách tân của từng nhà văn khi thể hiện vấn đề thân phận con người trên hai khía cạnh tiêu biểu: cô đơn, tha hóa và kiếm tìm căn cước. Từ đó, luận án đã khẳng định vai trò của hai nhà văn đối với dòng văn học hiện sinh của Nhật Bản, và chỉ ra sự đóng góp của họ đối với văn học hiện sinh thế giới.
  • Luận án thành công trong việc phân tích bút pháp sáng tác của hai nhà văn về mô tả thân phận con người trên các bình diện của cấu trúc tác phẩm như không gian, thời gian và nhấn mạnh một số bút pháp nghệ thuật riêng biệt, tạo nên phong cách độc đáo, khác biệt của hai nhà văn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

  • Giá trị thực tiễn của đề tài là có thể ứng dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy, nghiên cứu của tác giả luận án tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận án đã đóng góp thiết thực và có ý  nghĩa vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nhật Bản đang ngày càng được chú trọng ở các trường đại học tại Việt Nam.

-   Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học và các chuyên ngành xã hội nhân văn khác.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

     Trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề thân phận con người trong sáng tác của hai nhà văn Abe Kobo và Oe Kenzaburo từ góc nhìn so sánh, có thể tiếp tục triển khai các nghiên cứu so sánh tác phẩm của hai nhà văn với các tác giả khác của văn học Nhật Bản hiện đại, và rộng hơn là vấn đề thân phận con người dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học thế giới.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Trần Thị Thục (2013), “Trào lưu hiện sinh chủ nghĩa trong văn học hiện đại Nhật Bản và Việt Nam dưới góc nhìn so sánh”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TPHCM, tr. 683~695.

[2] Trần Thị Thục (2014), “Kiểu nhân vật trốn chạy khỏi thực tại và lựa chọn tự do trong các tiểu thuyết của Abe Kobo”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Cán bộ trẻ và Học viên SĐH năm học 2013-2014, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 537~556.

[3] Trần Thị Thục (2016), “Nhân vật trong các truyện ngắn kỳ ảo của Abe Kobo”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 30 năm đổi mới nghiên cứu Văn học và Hán Nôm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 739~750.

[4] Trần Thị Thục (2016), “Thân phận con người trong các tiểu thuyết của Abe Kobo và Oe Kenzaburo từ góc nhìn so sánh”, đề tài cấp cơ sở, mã số CS.2015.18.

[5] Trần Thị Thục (2017), “Ảnh hưởng của triết học hiện sinh trong tác phẩm Một nỗi đau riêng của Oe Kenzaburo”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (6), tr. 77~81.

[6] Trần Thị Thục (2017), “Không gian – biểu tượng của chốn lưu đày trong một số tiểu thuyết của Abe Kobo”, Tạp chí Lý luận, phê bình nghệ thuật (9), tr. 81~89.

[7] Trần Thị Thục (2017), “Con người tha hóa – một kiểu thức của hiện sinh trong Khuôn mặt người khác của Abe Kobo và Một nỗi đau riêng của Oe Kenzaburo”, Văn chương nghệ thuật và thiết chế văn hóa – Những tiếp cận liên ngành, Nxb Thế giới, tr. 294~318.

[8] Trần Thị Thục (2018), “Văn chương Nhật Bản hiện đại trong bối cảnh khủng hoảng căn cước (Khảo sát trường hợp Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo và Một nỗi đau riêng của Oe Kenzaburo)”, đề tài cấp cơ sở, mã số CS.2017.08.                                                                                         

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Tran Thi Thuc                                                       2. Sex: Female

3. Date of birth: June 17th, 1983                                                4. Place of birth: Nam Dinh

5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH  Dated: December 30, 2013 by the University of Social Sciences and Humanities.

6. Changes in academic process: Extension of the study period to 31/12/2017 according to decision No 4619/QĐ-XHNV, No 1656/QĐ-XHNV, No 2488/QĐ-XHNV Date 29/12/2016, Date 5/7/2017, Date 4/10/2017 by the University of Social Sciences and Humanities.

7. Official thesis title: Human condition in Kobo Abe and Kenzaburo Oe’s works: a comparative study

8. Major: Foreign Literature                                                       9. Code: 62 22 02 45

10. Supervisors: Prof. PhD. Nguyễn Đức Ninh

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis makes a survey of large number of study documents from Japan, in the world and also in Vietnam on the subject of human condition in the writings of two writers Abe Kobo and Oe Kenzaburo. The documentation system used for narrating is updated until now.

- The thesis has mentioned and thoroughly analyzed the theoretical and practical basis of the thesis as a basis for conducting research on the main issues of the thesis such as human condition, existential philosophy, context of post-war Japan, approaching from a comparative perspective.

- The thesis has analyzed and clarified the basic similarities and differences on the subject of human condition in the typical works of the two authors and explained deep reasons for those similarities and differences. At the same time, the thesis has clarified inheritances and innovations of each author in expressing the human condition on two typical aspects: loneliness, alienation and the search for identity. From that point, the thesis has affirmed the role of two writers in existentialism of Japanese literature, and their contribution to existentialist literature in the world.

- The thesis succeeds in analyzing the composition of two writers describing the human condition on aspects of their work’s structure such as space and time and emphasizes unique style of writing which create unique, different style of the two writers.

12. Practical applicability, if any:

- Practical values of the thesis is that we can directly applied for teaching and researching of the author at the University of Social Sciences and Humanities. The thesis has made a meaningful contribution to the study and teaching of Japanese literature, which is being increasingly emphasized in universities in Vietnam.

- The research results of the thesis can be used as reference materials for students with majors of Literature and other humanities and social sciences.

13. Further research directions, if any:

Based on the study of the human condition in the writings of two writers Abe Kobo and Oe Kenzaburo from a comparative perspective, we can continue researching on comparing the works of two writers with other authors of modern Japanese literature, and also, the human condition from the perspective of existentialism in the world literature.

14. Thesis-related publications:

[1] Tran Thi Thuc (2013), “Movement of existentialism in modern Japansese and Vietnamese literature from a comparative viewpoint”, Proceedings of the International Conference on Vietnamese and Japanese Literature Viewed from an East Asian Perspective, Culture – Literature Publishing House, Ho Chi Minh City, pp. 683-695.

[2] Tran Thi Thuc (2014), “Type of character escaping from reality and choosing freedom in Kobo Abe’s novels”, Proceedings of the Young Scientists and Graduate Students Conference School Year 2013-2014, Ha Noi National University Publishing House, pp. 537-556.

[3] Tran Thi Thuc (2016), “Charcter in miraculous short stories by Kobo Abe”, Proceedings of the National Scientific Conference of 30 years of renovation on Literature, Art and Sino-Nom: Achievements- Problems – Prospects, Ha Noi National University Publishing House, pp. 739-750.

[4] Tran Thi Thuc (2016), “Human condition in Kobo Abe and Kenzaburo Oe’s novels from a comparative viewpoint”, University research work, code CS. 2015.18.

[5] Tran Thi Thuc (2017), “Influences of existential philosophy on A Personal Matter by Kenzaburo Oe”, Culture and Arts Magazine (6), pp. 77-81.

[6] Tran Thi Thuc (2017), “Space – the symbol of exile in Kobo Abe’s novels”, Theory and Criticism of Literature and Arts Magazine (9), pp. 81-89.

[7] Tran Thi Thuc (2017), “Alienate human – a type of existence in Kobo Abe’s Face of Another and Kenzaburo Oe’s A Personal Matter”, Art Literature and Cultural Institution – Interdisciplinary Approaches, World Publishing House, pp. 294-318.

[8] Tran Thi Thuc (2018), “Modern Japanese Literature in context of crisis in identity (Case study: Kobo Abe’s The Women in the Dunes and Kenzaburo Oe’s A Personal Matter”, University research work, code CS. 2017.08.                                                                          

                                                                                                

 

 

 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây