Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hạnh Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/06/1976
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 2963/QĐ-XHNV ngày 14/11/2017; Quyết định gia hạn số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Luận án đã xác lập được những tiền đề lí luận cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu; xác định quan điểm về nghiệm thân cũng như đưa ra quan niệm riêng về từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt.
- Luận án đã phân loại được phạm trù từ ngữ chỉ cảm giác thành 2 nhóm lớn và 13 tiểu nhóm; xây dựng được bộ tiêu chí xác định điển mẫu của mỗi tiểu nhóm; miêu tả khách quan ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác điển mẫu được thể hiện trong từ điển; miêu tả những biểu hiện ngữ nghĩa phong phú của chúng trong cuộc sống hằng ngày.
- Luận án cũng đã phân tích, diễn giải cơ sở nghiệm thân gắn với sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt; mô hình hóa sự phát triển ngữ nghĩa của chúng qua mạng lưới ngữ nghĩa được biểu diễn theo sơ đồ tỏa tia ý niệm; chỉ ra một số nét văn hóa- tư duy của người Việt trên cơ sở bước đầu đối chiếu, so sánh với từ ngữ chỉ cảm giác tương đương trong tiếng Anh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được ứng dụng để giải thích con đường chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt nói riêng, giải thích sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ nói chung; là tài liệu tham khảo hữu ích để dạy học ngữ văn trong nhà trường cũng như để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
12. Những nghiên cứu tiếp theo:
Trong tương lai, tác giả luận án có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển ngữ nghĩa của mỗi tiểu nhóm từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt nói riêng, về ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Việt nói chung theo giả thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời mở rộng nghiên cứu theo hướng so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Việt và tiếng Anh với những miêu tả cụ thể để qua ngữ nghĩa, có thể có cái nhìn rõ hơn về những nét khác biệt trong tư duy- văn hóa của người Việt, là tài liệu tham khảo hữu ích trong dạy học ngữ văn và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
13.1. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2014), “Bước đầu áp dụng thuyết nghiệm thân để tìm hiểu sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đai học Thái Nguyên, (12), tr.41-44.
13.2. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2015), “Sự phát triển ngữ nghĩa của từ NGON trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân”, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2015, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.257-261.
13.3. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2016), “Chuyển nghĩa ẩn dụ của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, (5), tr.34-38.
13.4. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2016), “Ngữ nghĩa của từ NGON trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân (so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Anh)”, Tạp chí Ngôn ngữ, (6), tr.58- 68.
13.5. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2017), “Về ý niệm “ĐỎ” trong tiếng Việt”, Bài gửi Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế:“Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam”, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hanh Phuong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 09/06/1976 4. Place of birth: Thai Nguyen
5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, December 30th, 2013 by President of Social Sciences and Humanities-Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: Decision on the adjustment of the thesis title No. 2963 /QĐ-XHNV dated on November 14th, 2017 by President of Social Sciences and Humanities-Vietnam National University, Ha Noi; Decision of extension No. 4619/ QD-XHNV dated on December 29th, 2016 by President of Social Sciences and Humanities-Vietnam National University, Ha Noi.
7.Official thesis title: The semantic development of sensory words in Vietnamese language from an embodiment view
8. Major: Linguistics Code: 62.22.02.40
9. Supervisor: Prof. PhD. Nguyen Van Hiep
10. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis has established basic theoretical premises related to the research object; the concept of embodiment as well as the concept of sensory words in Vietnamese language.
- The thesis has divided the sensory vocabulary into 13 sub-groups; developed a set of prototype criteria for each subgroup; described the semantics of sensory words in dictionary, and their rich semantic expressions in everyday life.
- The thesis has also analyzed and interpreted the embodiment bases of semantic development of sensory words in Vietnamese language; modeled their semantic developments through the semantic network represented by a radial categories diagram; pointed out some of the cultural thoughts of the Vietnamese people on the basis of comparison with the equivalent sensory words in English language.
11. Practical applicability:
The research results of the thesis will be applied to explain how the meaning of sensory words in Vietnamese language changes in particular; and explain the semantic development of words in general. It is a useful reference for teaching literature at schools as well as for teaching Vietnamese language for foreigners.
12. Further research directions:
In the future, the author can continue to study more in-depth the semantic development of each subgroup of sensory terms in Vietnamese language in particular and the semantics of Vietnamese words in general under the embodiment theory of cognitive linguistics. The thesis can also help broaden the study to compare the semantics of Vietnamese and English words with specific descriptions in order to have a clearer view of the differences in cultural thinking of the Vietnamese. It is a useful reference in teaching literature and teaching Vietnamese language for foreigners.
13. Thesis-related publications:
13.1. Nguyen Thi Hanh Phuong (2014), “Initial application of embodiment theory to explore the semantic development of sensory words in Vietnamese language”, Journal of Science and Technology – Thai Nguyen University, Vol. (12), pp.41-44.
13.2. Nguyen Thi Hanh Phuong (2015), "The semantic development of the word NGON in Vietnamese language on the basis of embodiment”, Proceedings of the National Conference on Linguistics 2015, Hanoi National University Publishing House, pp. 257-261.
13.3. Nguyen Thi Hanh Phuong (2016), “Metaphorical transformation of sensory words in Vietnamese language”, Language of Life Magazine, Vol. (5), pp. 34-38.
13.4. Nguyen Thi Hanh Phuong (2016), "Semantic meanings of the word NGON in Vietnamese language on the basis of embodiment (compared to the equivalent word in English)”, Journal of Language, Vol. (6), pp.58-68.
13.5. Nguyen Thi Hanh Phuong (2017), “About the concept of “ĐỎ” in Vietnamese language”, the International Conference on “Modern Linguistic Trends and Language Research in Vietnam”, Vietnam Institute of Linguistics, Hanoi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn