TTLA: Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay: nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình

Chủ nhật - 30/10/2016 23:26

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hằng    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/04/1982                                                   

4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1212/QĐ-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay: nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                    Mã số: 62.31.30.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS Đặng Cảnh Khanh, PGS.TS Trịnh Văn Tùng

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, nhìn nhận và nghiên cứu văn hoá dân tộc Mường như một hệ thống được cấu thành từ ba loại hình: VHVC, VHTT và VHXH. Trước đây, loại hình VHXH thường bị gộp chung vào với VHTT, thì nay tác giả đã mạnh dạn tách nó ra thành một lĩnh vực riêng, song hành cùng với VHTT và VHVC. Những biểu hiện cơ bản của VHXH được điều tra, khảo sát và trình bày trong luận án này là các khuôn mẫu ứng xử, các vai trò xã hội được thể hiện trong các mối quan hệ giữa con người với con người từ trong gia đình, dòng họ, đến các mối quan hệ làng bản và tổ chức cộng đồng của người Mường ở Hòa Bình.

Thứ hai, nghiên cứu văn hóa Mường trong chuyển đổi. Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chỉ dừng lại ở việc mô tả các khuôn mẫu, các mô hình, các tình tiết của văn hóa Mường đã được định hình trong lịch sử, nghĩa là nghiên cứu văn hóa ở dạng tĩnh với việc tách rời từng yếu tố và trừu tượng hóa chúng để phân tích, chứ chưa có mấy ai đi sâu nghiên cứu văn hóa Mường ở các dạng thức sống động trong sự vận hành và biến đổi của nó. Trong nghiên cứu ngày, như tiêu đề luận án đã chỉ rõ, là nghiên cứu văn hóa Mường trong sự biến đổi. Vì vậy, người viết đã tập trung vào sự vận hành của văn hóa Mường trong thời kỳ Đổi mới với tất cả những biểu hiện khác nhau của nó (như giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa, cũng như những mâu thuẫn, xung đột nội tại của nó trong quá trình biến đổi). Nghĩa là luận án nghiên cứu văn hóa ở thể “động”, chứ không phải ở dạng “tĩnh” như nhiều công trình đã công bố.

Thứ ba, việc so sánh làm nổi bật sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu có thể xem xét như là một minh chứng thuyết phục cho lý thuyết về sự khuyếch tán văn hóa. Ở những vùng “ven”, nơi có sự giao lưu, tiếp xúc nhiều hơn với nền văn hoá ngoại vi, thì cũng là nơi sự tiếp biến văn hoá diễn ra mạnh mẽ hơn. Bổ sung vào đó, việc vận dụng cách tiếp cận liên ngành (dân tộc học, xã hội học, văn hoá học), để từ đó làm nổi bật được các chiều cạnh khác nhau của sự biến đổi từ truyền thống đến hiện đại cũng là một điểm mới của nghiên cứu này.

Sau cùng, và cũng là đóng góp quan trọng nhất của luận án – đó là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa những biến đổi văn hóa được biểu hiện trên bề mặt (thể hiện qua văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần) và nét văn hóa ẩn chìm ở bề sâu là tính cố kết cộng đồng, một thuộc tính tạo ra bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình trong thời kỳ Đổi mới. Việc nghiên cứ mối quan hệ tương hỗ này đã cho thấy sự vận hành và biến đổi văn hóa của người Mường hiện nay không chỉ giúp cho người Mường hội nhập ngày càng sâu với các dân tộc khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới, mà bản sắc văn hóa Mường cũng ngày càng được phát huy và phát triển.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của tác giả đã đưa ra một số gợi ý quan trọng về mặt chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu chuyên sâu về sự biến đổi của từng thành tố văn hóa và tính cố kết cộng đồng ẩn chứa trong đó.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thị Hằng (2015), “Văn hóa Tâm linh ở nơi cư trú của người Mường Hòa Bình”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (227), tr. 75-78.

- Nguyễn Thị Hằng (2015), “Tổ chức đời sống xã hội của người Mường: từ truyền thống đến hiện đại”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội(5), tr.122-128.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyễn Thị Hằng                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 08/04/1982                         4. Place of birth: Hòa Bình

5. Admission decision number: 1212/QĐ-SĐH, dated December 28th, 2009, issued by Director of Viet Nam National University, Ha Noi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Change on culture and community cohesion nowadays (a case study on Muong Group in Hoa Binh Province).

8. Major: Sociology                                     Code: 62.31.30.01

9. Supervisors: Prof.PhD.Đặng Cảnh Khanh, A.Prof.PhD. Trịnh Văn Tùng

10. Summary of new findings of the thesis:

Firstly, viewing and research on Muong ethnic culture as a system that is constituted from three forms: physical culture, spiritual culture and social culture. In the past, the social culture was merged with spiritual culture, but now the author has strongly split it out into an individual area, existing in parallel with the spiritual and physical cultures. The basic expressions of social culture that are investigated, surveyed and presented in this thesis are patterns of behaviour, social roles showed in social relationships among men from families, relatives to social community relations of Muong people in Hoa Binh.

Secondly, Muong culture studies in transformation. Up to now, there have been several authors with research works on Muong group and Muong culture. Neverthless, almost all the works have only stopped at description of the patterns, models and details of Muong culture, which has been shaped up in during the history, that means the culture studies were at static state with separating each factor and abstracting these factors for analysis rather than in depth research of Muong culture at vivid forms in its movement and transformation. In this research, as stated clearly in the thesis title, it is to research about Muong culture in the transformation. Therefore, the writer has focused on the movement of the Muong culture in the Reform time with all its different expressions (e,g. cultural exchange, contact and performance as well as cultural intrinsic conflicts in the transformation), that means cultural research in the “animation”, not in the “static” as mentioned in many published works

Thirdly, the comparison to highlight the distinctions among the research locations can be considered as persuasive evidence for the theory of culture diffusion. In the “periphery” areas, where more exchange and contact with peripheral cultures take places, are the areas where the acculturation takes place more strongly.

Finally, the author has combined the qualitative method and quantitative method in order to measure cultural change and community coherence in the thesis. This can be seen as a creation method that has never appeared in the research studies about Muong group so far. The author at the same time has opted the interdisciplinary approach: ethnography, sociology and cultural anthropology, thereby to highlight different aspects of the transformation of from tradition to present.

11. Practical applicability, if any:

The research results of the author have made ​​some important suggestions for policy to preserve and promote the cultural identity of the Muong Group.

12. Further research directions, if any:

Comprehensive study on the changes of each cultural component and community cohension which embodied in it.

13. Thesis-related publication:

- Nguyễn Thị Hằng (2015), “Spritual culture in the residence of the Mương People in Hoa Binh province”, Education – Theory Magazine (227), pp. 75-78.

- Nguyễn Thị Hằng (2015), “Organizing of Muong People’s Society: from tradition to modern”, Science Magazine under Ha Noi National University of Education (5), pp.122-128.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây