TTLA: Câu trao – nhận trong tiếng Nhật (Đối chiếu với tiếng Việt)

Thứ sáu - 21/04/2017 08:57

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên NCS: Đào Thị Hồng Hạnh              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/12/1974                                       

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21/11/2011 của Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:     

- Gia hạn thời gian thực hiện luận án 1 năm theo Quyết định số 167/QĐ-XHNV, ngày 31/12/2014

- Gia hạn thời gian thực hiện luận án 09 tháng theo Quyết định số 1303/QĐ-XHNV, ngày 20/01/2016

- Chỉnh sửa tên đề tài theo Quyết định số 2209/QĐ-XHNV, ngày 08/7/2016

7. Tên đề tài luận án: Câu trao – nhận trong tiếng Nhật (Đối chiếu với tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu          Mã số: 62.22.01.10 

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã mô tả một cách hệ thống “câu trao – nhận”, một dạng câu đặc biệt trong tiếng Nhật với góc nhìn của một người nghiên cứu Việt Nam, từ các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, trong đó đặc biệt chú ý các kiểu nghĩa của động từ trao – nhận, các lớp nghĩa, vai nghĩa, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

-  Từ góc độ của lý luận về ngữ pháp hóa, luận án đã xác định và phân tích ba mức độ trong quá trình chuyển từ nghĩa thực sang nghĩa ngữ pháp của các động từ trao – nhận, dẫn đến hiện tượng hư hóa các lớp nghĩa cơ bản và khả năng đảm nhiệm vai trò của động từ phụ trợ trong câu, tạo nên đặc trưng của câu trao – nhận trong tiếng Nhật.

- Thông qua việc đối chiếu câu trao – nhận trong tiếng Nhật và câu có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, luận án đã làm rõ sự khác biệt về cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của dạng câu này ở hai ngôn ngữ, đặc biệt phân tích mức độ cảm nhận khác nhau về sắc thái ơn huệ của người Nhật và người Việt khi sử dụng câu trao – nhận. Điều này dẫn đến khả năng xuất hiện phổ biến hơn trong giao tiếp của câu trao – nhận trong tiếng Nhật.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Biên soạn sách tham khảo cho sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật và sinh viên Nhật Bản học tiếng Việt.

- Phục vụ công tác giảng dạy tiếng Nhật cho người Việt và tiếng Việt cho người Nhật, hỗ trợ các kỹ năng trong việc dịch thuật, biên soạn từ điển song ngữ (Nhật – Việt, Việt – Nhật) ở Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu điều kiện ngữ dụng quy định sự có mặt của động từ trao – nhận trong câu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Đào Thị Hồng Hạnh (2011), “Vị thế giao tiếp và việc dùng động từ trao - nhận trong tiếng Nhật”,Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (5), tr.29-32.

[2] Đào Thị Hồng Hạnh (2011), “Về nhóm động từ mang nghĩa trao tặng trong tiếng Nhật”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Những vấn đề giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam”, Đại học Hà Nội, tr.5-12.

[3] Đào Thị Hồng Hạnh (2013), “Vai trò của vị trí quan sát khi sử dụng các động từ trao – nhận trong tiếng Nhật”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu, dạy – học tiếng Nhật  và Nhật Bản học trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực quốc tế ”, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.27-34.

[4] “Vài nét về quá trình hình thành nhóm động từ trao - nhận trong tiếng Nhật hiện đại ”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (1), tr.52-56.

[5] Đào Thị Hồng Hạnh (2016), “ Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ trao tặng trong tiếng Nhật và tiếng Việt ”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (6), tr.26-32.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Dao Thi Hong Hanh               2. Sex: Female

3. Date of birth: 16/12/1974                        4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: :2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH   Dated: October 21th, 2011

6. Changes in academic process:    

- Extension of duration of 1 year thesis decision numbered 167/QĐ-XHNV-SĐH, dated December 31th, 2014.

- Extension of duration of 9 months thesis decision numbered 1303/QĐ-XHNV, dated January 20th, 2016.

-Thesis title mofification has been made in accordance with Decision numbered 2209/QĐ-XHNV, dated July 28th, 2016.

7. Official thesis title: Give –receive sentence pattern in Japanese (in comparison with its Vietnamese equivalence)

8. Major: Linguistics                                    Code:  62.22.01.10             

9. Supervisors:  Asst. Prof. PhD Nguyen Thi Viet Thanh

10. Summary of a new findings of the thesis:

- The thesis, which is conducted by using a Vietnamese researcher’s viewpoint, has systematically described the GIVE-RECEIVE sentence type - a special Japanese sentence pattern. Relevant knowledge of semantics and pragmatics, especially different layers of meanings of GIVE – RECEIVE verbs, has been employed.

- In term of grammaticalization, the thesis has identified and analyzed three levels in the process of tranferring from actual meaning to grammartical meanings of GIVE – RECEIVE verbs leading to the desemantication of basic meaning layer and the ability of acting as supplementary verbs, which creates distinct characteristics of GIVE-RECEIVE sentence in Japanese.

- By making a comparative analysis of GIVE-RECEIVE sentences in Japanese and their Vietnamese equivalents, the thesis has drawn the syntactic, semantic and pragmatic distinctions of this sentence type in the two target languages. The thesis has also paid special attention to the analysis of different senses of gratefulness of the Vietnamese and Japanese when they use this sentence type.

11. Pratical applicability, if any:

Compiling supplementary materials for Vietnamse learners of Japanese and Janapanese learners of Vietnamese;

Serving as pedagogical aids in teaching Japanese for Vietnamese and teaching Vietnamese for Japanese; rendering considerable assitance with translation or compilation of bilingual dictionaries (Japanese-Vietnamese, Vietnamese-Japanses) in Vietnam.

12. Further research directions, if any:

Researching pragmatic requirements for the appearance of GIVE - RECEIVE verbs in sentences

13. Thesis- related publications:  (List in chronological order )

[1] Dao Thi Hong Hanh (2011), “Communication status and the use of GIVE-RECEIVE verbs in Japanese”, Language and Life. Volume 5, pp.29-32.

[2] Dao Thi Hong Hanh (2011), “About GIVE - RECEIVE verbs in Japanes”, Proceedings of the National conference named “Issues in Japanese teaching in Vietnam”, Hanoi University, pp.5-12.

[3] Dao Thi Hong Hanh (2013), “Role of observing point while using GIVE-RECEIVE verbs in Japanese”, Proceedings of the International conference named “Reseaching, teaching and learning Japanese and Japan Study in International human resource training”, University for Foreign Languages, Hanoi National University, pp.27-34.

[4] Dao Thi Hong Hanh (2016), “Remarks on the formation of GIVE - RECEIVE verbs in Japanese”, Language and Life. Volume 1, pp.52-56.

[5] Dao Thi Hong Hanh (2016), “Semantic features of GIVE - RECEIVE verbs in Japanese and Vietnamese”, Lexicography & Encyclopedia. Volume 6, pp.26-32.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây