TTLA: Nghiên cứu xây dựng Kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học

Thứ sáu - 21/04/2017 08:48

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lâm Thị Hòa Bình  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11.01.1973                                                    

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2798/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên đề tài từ Xây dựng khối liệu tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học thành tên mới: Nghiên cứu xây dựng kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học ngày 27 tháng 1 năm 2016; văn bản gia hạn số 113 /QĐ-XHNV ngày 15 tháng  01 năm 2016.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xây dựng Kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                    Mã số: 62.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn: PGS. Lâm Quang Đông, GS. Nguyễn Thiện Giáp

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là nghiên cứu đầu tiên trong nước tìm hiểu cơ sở lý thuyết và phương pháp cho việc xây dựng một kho ngữ liệu giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học làm cơ sở cho nghiên cứu học liệu tiếng Anh chuyên ngành. Luận án đã tiến hành xây dựng được KNL giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học TESoC có qui mô 527.408 hiện dạng và phân tích 6.531 tổ từ trong KNL và xác định vốn từ trọng tâm gồm 3.137 tổ từ được sử dụng trong tiếng Anh cơ sở và tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học. Trên cơ sở xem xét mức độ thể hiện từ vựng qua các giáo trình hiện có đối với việc giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học, luận án chỉ ra những tiện ích và khả năng ứng dụng của KNL cũng như hướng khai thác dữ liệu ngôn ngữ trong KNL vào việc dạy và học tiếng Anh.

Luận án là hướng nghiên cứu mới, đáp ứng xu hướng ứng dụng công nghệ hiện đại trong dạy học ngoại ngữ, phát huy tính tích hợp và liên ngành giữa nghiên cứu ngôn ngữ với giảng dạy ngoại ngữ và công nghệ thông tin ở trình độ cao, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục hiện nay. 

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Thứ nhất, luận án cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng KNL giáo khoa tiếng Anh chuyên ngành phù hợp với điều kiện nghiên cứu và giảng dạy trong nước. Thứ hai, luận án đã đưa ra nguyên tắc, tiêu chí và qui trình thiết kế và xây dựng KNL TESoC trên thực tế để phục vụ định lượng kiến thức từ vựng trọng tâm trong sách giáo khoa dành cho tiếng Anh chuyên ngành Xã hội học. Các phân tích trên KNL TESoC giúp trực tiếp điều chỉnh kiến thức trong giảng dạy theo trọng tâm từ vựng, đánh giá sách giáo khoa và hỗ trợ khai thác ngữ liệu phù hợp trình độ trong kiểm tra đánh giá.  

12. Những nghiên cứu tiếp theo:

Xây dựng các KNL tiếng Anh chuyên ngành phục vụ giảng dạy tiếng Anh cho các ngành nghề, phù hợp trình độ, mục đích học tập và nghiên cứu. Các nghiên cứu này có thể là những công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ và học ngoại ngữ chuyên ngành ở nhiều cấp học.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lâm Thị Hòa Bình (2007), EGEO 1 – An advanced course for students of Geography, NXB Đại học Sư phạm.

Lâm Thị Hòa Bình (2009), EGEO 2 - An Advanced course for students of Geography, NXB Đại học Sư phạm.

Lâm Thị Hòa Bình (2012), “Corpus Linguistics – A Trend in Compiling ESP Documents for College and University Students in Vietnam”, Asia-Pacific Corpus Linguistics Conference, Auckland University, New Zealand, February 2012, pp. 122-125. 

Lâm Thị Hòa Bình (2014), “Một số vấn đề về nhóm từ vựng tiếng Anh chuyên ngành từ góc độ ngôn ngữ học khối liệu”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (11-229), tr. 18-23.

Lâm Thị Hòa Bình (2015), “Đối chiếu ngữ nghĩa của thành tố COLD & HOT trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học khối liệu”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2-34), tr. 39-46.

Lâm Thị Hòa Bình (2016), “Ngôn ngữ học ngữ liệu: Từ khái niệm đến mục đích”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (3-41), tr. 26-31.

Lâm Thị Hòa Bình (2016), “Các kho ngữ liệu sư phạm trong giảng dạy và học tiếng Anh”, Hội thảo khoa học quốc gia 2016: Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5.2016, tr.52-58.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Lâm Thị Hòa Bình                        2. Sex: Female

3. Date of birth: 11.01.1973                               4. Place of birth: Thai Binh

5. Admission decision number: 2798/QĐ-XHNV-SĐH   dated December 28th 2012

6. Changes in academic process: amend the project title “ Building a Corpus of English for Sociology” for the new title of “A study on the construction of the Textbook of English for Sociology Corpus” dated January 27th 2016, extension permission Number 113 /QĐ-XHNV dated January 15th 2016.

7. Official thesis title: A study on the construction of the Textbook of English for Sociology Corpus.

8. Major: Linguistics                                           Code: 62.22.02.40

9. Supervisors: PGS. Lam Quang Đong, GS. Nguyen Thien Giap

10. Summary of the new findings of the thesis:

The thesis is the first research in Vietnam studying on corpus building theories to construct a textbook corpus of English for Sociology to study English materials for specific purpose.  The thesis has built a textbook corpus of 527,408 tokens and analysed  6,531 wordfamilies in the corpus and identified the core vocabulary of 3,137 word families served in general English and English for Sociology. On the lexical manifestation in the textbooks used in teaching and learning English for Sociology, the thesis points out the advantages of the textbook corpus and its various application in exploiting linguistic data in teaching and learning English.

The thesis is a new research with up-to-date approach in accordance with the trend of modern technology application in teaching and learning foreign language. It promotes content integrated and inter-disciplinary research in combining teaching foreign languages with high-level technology to catch up with the development of technology in education in the current time.

11. Practical applicability, if any:

The thesis’ results can be applied in language research, learning and teaching English as a foreign language. Firstly, the thesis provide basic theories for the construction of a textbook corpus of English for specific purposes in conformity with internal teaching and researching condition in Vietnam. Secondly, the thesis presents the principles, criteria and procedures in designing a textbook corpus, and builds one in reality to quantify the core vocabulary in English textbooks for Sociology. The analysis in TESoC directly help orient teaching contents to the core vocabulary, evaluate teaching materials and textbooks, exploit linguistic materials of different levels for assessment and testing.

12. Further research directions, if any:

The thesis sets a basis for the construction of many more textbook corpora as well as pedagogic corpora in many fields and of different levels of study. These researches are expected to be an effective tools in teaching, learning and studying the language of English for specific purposes.

13. Thesis-related publications:

Lam Thi Hoa Binh (2007), EGEO 1 – An advanced course for students of Geography, University of Education Publishing house.

Lam Thi Hoa Binh (2009), EGEO 2 - An Advanced course for students of Geography, University of Education Publishing house.

Binh Lam Thi Hoa (2012), “Corpus Linguistics – A Trend in Compiling ESP Documents for College and University Students in Vietnam”, Asia-Pacific Corpus Linguistics Conference, Auckland University, New Zealand, February 2012, pp. 122-125. 

Lam Thi Hoa Binh (2014), “Some issues on ESP vocabulary groups from corpus linguistic perspective, in Language and Life (11-229), pp. 18-23.

Lam Thi Hoa Binh (2015), “Using corpus in contrastive analysis of COLD and HOT as semantic components in English and Vietnamese”, in Lexicography and Encyclopedia (2-34), pp. 39-46.

Lam Thi Hoa Binh (2016), “Corpus linguistics: From concepts to purposes”, Lexicography and Encyclopedia (3-41), pp. 26-31.

Lam Thi Hoa Binh (2016), “Pedagogic corpora in teaching and learning English”, in National Conference of research and teaching languages, foreign languages and international studies, University of Languages and International 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây