TTLA: Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Thứ sáu - 31/08/2018 02:43

Tên tác giả: Nguyễn Thị Giang

Tên luận án: Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Ngành khoa học của luận án: Triết học

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 03 02

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đạo học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá giá trị và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển và đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của luận án là đạo đức môi trường truyền thống bao gồm quan điểm, thái độ và cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên trong truyền thống của người Việt Nam.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Luận án sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, lịch sử - logic, thống kê, so sánh… trên quan điểm thống nhất lý luận - thực tiễn trong nghiên cứu.

- Để phân tích những chuẩn mực thuộc đạo đức môi trường truyền thống của người Việt Nam, luận án chú trọng và kế thừa những nghiên cứu các tư liệu lịch sử, các kết quả khảo sát của các nghiên cứu chuyên ngành khác.

3. Các kêt quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

-Luận án hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến những khái niệm công cụ như: đạo đức môi trường, đạo đức môi trường truyền thống và một số chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam.

- Luận án đã chỉ ra và phân tích được những chuẩn mực đạo đức môi trường truyền thống trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

  • Luận án đã đánh giá được giá trị và ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền thống trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống với các chuẩn mực cơ bản của nó ở Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy về môi trường và đạo đức môi trường ở Việt Nam.

3.2. Kết luận

1. Nghiên cứu về đạo đức môi trường truyền thống  ở Việt Nam, ta rút ra được những lý luận và thực tiễn quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam. Đó là, trong truyền thống người Việt đã nhận thấy được vai trò của tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của mình và cộng đồng, nhận định này rút ra được trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Chính trong các mối quan hệ đó hình thành các chuẩn mực đạo đức đến nay vẫn được lưu giữ qua đời sống vật chất và tinh thần.

2. Những chuẩn mực đạo đức môi trường truyền thống được người Việt thể hiện ngay qua cuộc sống sinh hoạt thường ngày: là tình yêu quê hương, đất nước được biểu hiện qua hình ảnh và tình yêu đối với thiên nhiên. Những chuẩn mực trong đạo đức môi trường của người Việt xưa còn được biểu hiện ra qua: lao động sản xuất, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày và trong các lễ hội truyền thống của mình. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của người Việt xưa cho chúng ta rút ra ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, đó là sự khai thác hợp lý, vừa khai thác vừa tái tạo và bảo tồn tự nhiên để phục vụ cho mục đích lâu dài.

3. Nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống của người Việt Nam trong lịch sử giúp chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát huy đạo đức môi trường truyền thống đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay từ đó gợi ý cho việc đưa ra những quyết sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đề ra một hướng mới đối với giải pháp bảo vệ môi trường đó là vừa kết hợp yếu tố truyền thống (hương ước, luật tục)  với pháp luật hiện nay của Việt Nam phù hợp với mỗi vùng trong đó luật pháp giữ vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường như vậy vừa kết hợp được yếu tố riêng trong yếu tố chung giúp cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam đạt được thành tựu.

ABSTRACT OF DOCTORAL DISSERTATION

Name of author: Nguyen Thi Giang

Title of dissertation:Traditional environmental ethics and its significance for environmental protection in Vietnam today

Scientific branch of the dissertation:  Philosophy

Major:Dialectical materialism and historical materialism

Code:62 22 03 02

Name of postgraduate training unit:University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

1. The objectives and object of the dissertation

Research objectives: The dissertation studies the traditional environmental ethics in Vietnam to evaluate its value and significance to the development and for the protection of the environment in our country today. .

Research subject: The research subject is the traditional environmental ethics including the attitude, opinion and behavior of people with the natural environment in the tradition of Vietnamese people.

2. Research method

- The dissertation used the methods of dialectical materialism and historical materialism and the methods of analysis, synthesis, interpretation, inductive, historical - logical, statistical, comparative... from the point of view of theoretical and practical unity in the research.

- To analyze the norms of the traditional Vietnamese ethical environment, the dissertation emphasizes and inherits the study of historical material and survey results of other specialized studies.

3. Main results and conclusions

3.1. Main results

- The dissertation has systematized and further clarified some theoretical issues related to the concept of tools such as environmental ethics, traditional environmental ethics and some basic standards of environmental ethics Vietnam's tradition.

- The dissertation has identified and analyzed the traditional environmental ethical standards in environmental protection in Vietnam today.

- The dissertation has assessed the value and significance of traditional environmental ethics ito meet the needs of sustainable development and environmental protection in Vietnam today.

Theoriotically, the dissertation has contributed to the study of traditional environmental ethics with its basic standards in Vietnam.

Practically, the results of the dissertation can be used as reference materials for organizations and individuals in environmental protection in Vietnam today. The dissertation can be used as a reference for study, research and teaching on environment and environmental ethics in Vietnam.

3.2. Conclusion

1. The study of traditional environmental ethics in Vietnam draws on important theories and practices for environmental protection in Vietnam. That is, in the Vietnamese tradition has recognized the role of nature for the survival and development of themselves and the community, this statement drawn in the long history of the nation. It is in these relationships that the formation of moral norms has been preserved through the material and spiritual life.

2. The ethical standards of communication environment are expressed by Vietnamese people through daily life including the love for the country and its nature. The norms in environmental ethics of the ancient Vietnamese were also expressed through: production labor, in daily life and in traditional festivals. Research on the relationship between humans and the ancient Vietnamese has given us lessons in the protection of the environment in Vietnam today, namely, rational exploitation, both exploitation and regeneration to serve for long-term purposes.

3. The study of the traditional environmental ethics of Vietnamese people in history helps us to realize the importance of promoting the traditional environmental ethics for environmental protection in Vietnam today. This suggests the decision making of the Party and State on economic development associated with environmental protection. A new direction for environmental protection is to combine the traditional elements (conventions, customary law with the current Vietnamese law in accordance with each region in which the law plays a key role. In such environmental protection, the combination of factors contributing to the environmental protection in Vietnam has been achieved.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây