Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lại Thị Thanh Bình
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/06/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định Số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/ 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Thay đổi tên đề tài luận án.
Tên đề tài cũ: Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh - nội dung và giá trị.
Tên đề tài sau thay đổi: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị (Quyết định số 508/QĐ-SĐH ngày 5/8/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).
- Kéo dài thời gian học tập 2 tháng theo Quyết định số 3549/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người - nội dung và giá trị.
8. Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 62.31.02.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Ngọc Anh, 2. GS.TS Dương Xuân Ngọc.
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã khái quát phương pháp tiếp cận Chính trị học về quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh; đã đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người làm cơ sở để phân tích nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.
- Hệ thống hóa và phân tích có sức thuyết phục những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
- Luận giải và khẳng định những giá trị cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người góp phần định hướng cho việc thực thi và bảo đảm quyền con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng, văn hóa nhân loại về quyền con người; đã, đang và sẽ luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động để Đảng, Nhà nước Việt Nam hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ và thực hiện quyền con người ở Việt Nam, góp phần to lớn làm nên những thành tựu về thực hiện quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi mới; đã trở thành một bộ phận cấu thành của văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại, góp phần bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được bảo vệ và thực hiện ngày càng đầy đủ và toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người thực sự là một tài sản vô sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, là một tài nguyên, động lực thúc đẩy xã hội Việt Nam tiến bước mạnh mẽ trên con đường hướng tới mục tiêu giải phóng con người một cách triệt để.
Ngoài ra, luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập về quyền con người và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong các học viện, trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Là một hệ thống tư tưởng chứa đựng nhiều cấp độ nội dung, giá trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không thể chỉ nghiên cứu một lần là xong, không thể vận dụng một lần là đủ. Nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là cả một quá trình đòi hỏi sự tham gia của nhiều người, với nhiều điều kiện khách quan và chủ quan. Những nghiên cứu trong luận án này mới chỉ là bước đầu, là góp một ý kiến ở giai đoạn khai phá. Nhưng rõ ràng, những kết quả nghiên cứu bước đầu nói trên là cần thiết và trên thực tế, nó đã gợi mở những vấn đề mới cần tiếp tục được đi sâu nghiên cứu, luận giải
Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã gởi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể là:
- Về lý luận, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng cách tiếp cận quyền con người của Hồ Chí Minh để nhận diện và luận giải các vấn đề về quyền con người ở Việt Nam một cách khoa học và toàn diện hơn, vừa phản ánh được các giá trị nhân loại về nhân quyền, vừa phù hợp với đặc thù Việt Nam;
- Về thực tiễn, từ nội hàm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, cần từng bước thể chế hóa đầy đủ hơn và thực hiện một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, thiết thực hơn các quyền con người ở Việt Nam, trong đó, cần chú trọng phát huy văn hóa quyền con người Hồ Chí Minh trong cấu trúc văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại nhằm góp phần làm cho quyền con người ở Việt Nam được bảo đảm và thực hiện.
Những hướng nghiên cứu mới này là nhiệm vụ khoa học hết sức có ý nghĩa mà bản thân người viết luận án này ý thức được và sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng để góp phần thực hiện trong quá trình nghiên cứu về sau.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Lại Thị Thanh Bình (2014) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm của cán bộ”. Tạp chí Mặt trận (128), tr. 21-25.
2. Lại Thị Thanh Bình (2015), “Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore và những gợi ý cho Việt Nam”. Nghiên cứu Đông Nam Á (8), tr. 21-27.
3. Lại Thị Thanh Bình (2015), "Trách nhiệm của cán bộ Đảng viên văn hóa nghệ thuật - một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tinh thần trách nhiệm", Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh (5), tr. 6-10.
4. Lại Thị Thanh Bình (2016), "Thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay", Quản lý nhà nước, (251), tr.75-78.
5. Lại Thị Thanh Bình (2017), "Phong cách Hồ Chí Minh và quan điểm của Hồ Chí Minh về phong cách người nghệ sĩ", Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh(14), tr. 63-67.
6. Lại Thị Thanh Bình (2017), "Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập, nội dung và giá trị", Quản lý nhà nước(259), tr. 8-12.
7. Lại Thị Thanh Bình (2017), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tôn giáo, tín ngưỡng", Tạp chí công tác tôn giáo (9), tr. 9-12.
PhD THESIS ABSTRACT
1. Researcher: Lai Thi Thanh Binh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 29/06/1979 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: Decision No. 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH dated 31st December 2014 by the by the Principal of University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process:
- Modifying the doctoral thesis’ title
The original thesis’s title: Human Rights in Ho Chi Minh Thought - Contents and Values.
The new thesis’s title: Ho Chi Minh's thought on human rights - contents and values (Decision number 508/QĐ-SĐH dated 5/8/2015 by the Principal of University of Social Sciences and Humanities).
- Extend the duration of study for 2 months: Decision number 3549/QĐ-XHNV dated 29/12/2017 by the Principal of University of Social Sciences and Humanities.
7. The Official thesis’ title: Ho Chi Minh's thought on human rights - contents and values
8. Major: Politics Code: 62.31.02.01
9. Supervisor: 1.Assoc. Prof. Dr. Pham Ngoc Anh, 2. Prof. Dr. Duong Xuan Ngoc
10. Summary of the new findings of the thesis:
- Based on political approach, the thesis provides an overview of human rights in Ho Chi Minh thought; clarify the concept of Ho Chi Minh's thought on human rights to study the content, value of Ho Chi Minh humanistic ideology.
- The thesis gives systematic examination on Ho Chi Minh's points of view on human rights
- The thesis affirms the permanent values of Ho Chi Minh's thought on human rights as a contributive orientation for implementing and protecting human rights in Vietnam in the current time.
11. Practical applicability:
Ho Chi Minh's thought on human rights has contributed to the development humanistic ideologies; and has been theoretical foundation, lodestar for the Communist Party and the State to apply and fulfill human rights in Vietnam. The achievements of human rights in Vietnam has become a constituent part of modern Vietnamese political culture. Ho Chi Minh's ideology of human rights is actually a proletarian asset that Ho Chi Minh left to the Party, State and people of Vietnam; is a resource that motivates Vietnamese society to move towards the goal of liberating people thoroughly.
In addition, the thesis can be used as a teaching material and additional reference resources for research fellows who want to study Ho Chi Minh humanistic ideologies.
12. Further research directions:
As a profound ideological system covering a variety of diversified contents and values on human rights so that it is not enough to study and employ those ideologies in practice just only once. This process requires the participation of many people, with many objective and subjective conditions. Although this dissertation is only the first views in the endless studying process, these results are obviously necessary and even suggest some new issues that need to be further explored.
The study of Ho Chi Minh's thought on human rights has opened many new futher research directions:
In theory, it is necessary to continue to study and apply Ho Chi Minh’s approach to deal with human rights issues in Vietnam based on the humanistic international principles and the particularity of Vietnam context;
In practice, Ho Chi Minh's thought on human rights need to be institutionalized and implemented practically and comprehensively, especially the highly need of promotion of the human rights in modern sociocultural context.
This new approach is a very significant scientific task that the researcher always has the self – awareness and keeps making an effort to fulfill studying process.
13. Thesis related publications:
1. Lai Thi Thanh Binh (2014), “Ho Chi Minh’s ideology on staff’s responsibility”, Battle Journal (128), pp.21-25.
2. Lai Thi Thanh Binh (2015, co -author), “Singapore's anti-corruption experience and suggestions for Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies (8), pp.21-27.
3. Lai Thi Thanh Binh (2015), “Responsibility of Party cadres of culture and arts section - a part of Ho Chi Minh's thought on building up the responsibility", Journal of Theater and Cinema Research (5), pp.6-10.
4. Lai Thi Thanh Binh (2016), “Implement the International Convention on the Rights of the Child in Viet Nam today”, Journal of State Management (251), pp.75-78.
5. Lai Thi Thanh Binh (2017), “Ho Chi Minh's style and Ho Chi Minh's opinion about the artist’s style”, Journal of Theater and Cinema Research(14), pp.63-67.
6. Lai Thi Thanh Binh (2017), “Human Rights in the Declaration of Independence, Content and Values”, Journal of State Management (259), pp.8-13.
7. Lai Thi Thanh Binh (2017), “Ho Chi Minh ideology on religious rights”, Journal of Religious Affairs (9), pp.9-12.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn