TTLA: Nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức (1785-1849)

Thứ tư - 01/08/2018 00:07

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên NCS: Phan Thị Thu Hiền                                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 13 – 08 – 1980                                             

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức (1785-1849)

8. Chuyên ngành: Hán Nôm                              Mã số: 62.22.01.04

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tác gia Lý Văn Phức và hệ thống tác phẩm của ông. Hệ thống tư liệu sử dụng cho công việc tổng thuật là cập nhật mới nhất cho đến thời điểm hiện tại.

- Luận án nghiên cứu đặc điểm của nhóm văn bản Mân hành bao gồm 7 dị bản, bằng các thao tác văn bản học để xác định văn bản tốt nhất làm đối tượng nghiên cứu, biên dịch và công bố.

- Luận án khai thác giá trị tư liệu lịch sử của tác phẩm Mân hành, từ đó đi đến những nhận định về bối cảnh xã hội Trung Hoa những năm 30 của thế kỷ XIX cũng như về hệ tương quan chính trị, ngoại giao Thanh - Việt ở thời điểm này.

- Luận án tìm hiểu giá trị văn chương của tác phẩm Mân hành, trên phương diện nội dung và nghệ thuật, với tư cách là một hợp tuyển thi văn.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Giá trị thực tiễn của đề tài là có thể ứng dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy, nghiên cứu của tác giả luận án tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên Hán Nôm và các chuyên ngành xã hội nhân văn khác.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở nghiên cứu về nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức, có thể tiếp tục triển khai các nghiên cứu về các văn bản tác phẩm khác trong các chuyến công du khác của ông. Cũng có thể triển khai hướng nghiên cứu so sánh, đặt Mân hành của Lý Văn Phức trong mối tương quan với các tác phẩm thơ văn bang giao của các tác gia khác.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Phan Thị Thu Hiền (2016), "Cảm thức tự tôn dân tộc trong tác phẩm Mân hành (1831) của Lý Văn Phức", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 30 năm đổi mới nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật và Hán Nôm: Thành tựu - Vấn đề - Triển vọng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 206-217.

[2] Phan Thị Thu Hiền (2016), "Bước đầu nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức", đề tài cấp cơ sở, mã số CS.2015.15.

[3] Phan Thị Thu Hiền (2017), "Bước đầu khảo cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức (1785-1849)", Tạp chí Hán Nôm (2), tr. 73-82.

[4] Phan Thị Thu Hiền (2017), "Đề tài thơ chữ Hán của Lý Văn Phức trong tác phẩm Mân hành thi thoại tập - nhìn từ góc độ thông diễn học", Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật (21), tr. 108-111.

[5] Phan Thị Thu Hiền (2017), "Đôi nét về văn hoá trang phục qua tác phẩm Mân hành thi thoại tập (1831) của Lý Văn Phức", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (397), tr. 58-61.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Phan Thi Thu Hien                          2. Sex: Female

3. Date of birth: August 13, 1980                        4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated: December 30, 2013

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Study of Ly Van Phuc's Man Hanh collection of works (1785-1849)

8. Major: Sino-Nom                                              Code: 62.22.01.04

9. Supervisors: Prof. PhD Trinh Khac Manh

10. Summary of the new findings of the thesis:

This thesis summarizes the overview of domestic and foreign research on the writer Ly Van Phuc and his system of works. The documentation system used for narrating is updated.

The thesis examines the characteristics of the Man hanh work, included seven variants, using textual manipulation to determine the best text as objects of study, translation and publication.

The thesis exploits the historical documentary value of the Man hanh work, and comes to the observations on the social context of China in the 30s of the nineteenth century as well as the political and diplomatic correlation Qing - Viet at this time.

The thesis examines the literary value of the Man hanh work, in terms of content and art, as a literary anthology.

11. Practical applicability, if any:

Practical values of the thesis can be directly applied for teaching and researching of the author at the University of Social Sciences and Humanities.

The research results of the thesis can be used as reference materials for Sino-Nom and other humanities and social sciences students.

12. Further research directions, if any:

Based on the study of Ly Van Phuc’s Man hanh collection of works, it is possible to continue research on other literary works during his other travels. In addition, it is also possible to develop a comparative study by putting the Man hanh collection of work of Ly Van Phuc into relation to the literary works written by other authors.

13. Thesis-related publications:

[1] Phan Thị Thu Hiền (2016), "Cảm thức tự tôn dân tộc trong tác phẩm Mân hành (1831) của Lý Văn Phức", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 30 năm đổi mới nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật và Hán Nôm: Thành tựu - Vấn đề - Triển vọng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 206-217// Phan Thi Thu Hien (2016), “An sense of national pride in Ly Van Phuc’s Man hanh collection of works (1831)”, Proceedings of the National Scientific Conference of 30 years of renovation on Literature, Art and Sino-Nom: Achievements - Problems – Prospects, Ha Noi National University Publishing House, p. 206-217.

[2] Phan Thị Thu Hiền (2016), "Bước đầu nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức", đề tài cấp cơ sở, mã số CS.2015.15// Phan Thi Thu Hien (2016), “Initially studying the Ly Van Phuc’s Man hanh collection of works” University research work, code CS. 2015.15.

[3]  Phan Thị Thu Hiền (2017), "Bước đầu khảo cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức (1785-1849)", Tạp chí Hán Nôm (2), tr. 73-82// Phan Thi Thu Hien (2017), “Initially studying the Man hanh collection of works of Ly Van Phuc (1785-1849)”, Sino-Nom Journal (2), p. 73-82. 

[4] Phan Thị Thu Hiền (2017), "Đề tài thơ chữ Hán của Lý Văn Phức trong tác phẩm Mân hành thi thoại tập - nhìn từ góc độ thông diễn học", Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật (21), tr. 108-111// Phan Thi Thu Hien (2017), “Ly Van Phuc’s Sino-poems in the Man hanh collection of works – from the hermeneutics perspective”, Art Education Journal (21), p. 108-111.

[5] Phan Thị Thu Hiền (2017), "Đôi nét về văn hoá trang phục qua tác phẩm Mân hành thi thoại tập (1831) của Lý Văn Phức", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (397), tr. 58-61// Phan Thi Thu Hien (2017), “A brief look at the costume culture in the Ly Van Phuc’s Man hanh collection of works (1831)”, Culture and Art Journal (397), p. 58-61.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây