Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng để đổi mới toàn diện các mặt hoạt động của Nhà trường

Thứ ba - 26/10/2021 03:20
Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày 27/6/2020 đã thông qua Nghị quyết Đại hội gồm nhiều nội dung quan trọng cho chiến lược phát triển của Nhà trường trong nhiệm kỳ 2020-2025. Sau đây là một số nội dung chính:
 
  • Phương hướng: Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng để đổi mới toàn diện các mặt hoạt động nhằm phát triển Trường ĐHKHXH&NV thành Đại học nghiên cứu, khẳng định vị thế quốc gia, quốc tế góp phần phát triển ĐHQGHN và đất nước trong thời kỳ mới.
  • Mục tiêu tổng quát: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; phát huy truyền thống, thế mạnh, vị thế của Trường ĐHKHXH&NV; huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện Nhà trường, chủ động trong tự chủ đại học; đổi mới mang tính đột phá trong công tác tổ chức - cán bộ, đào tạo, NCKH, quản trị đại học tiên tiến; ứng dụng công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực để phát triển Nhà trường thành đại học nghiên cứu; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về KHXH&NV đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. 
  • Biện pháp thực hiện: Quyết tâm đổi mới toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình thích hợp để xây dựng và phát triển Nhà trường.
  • Một số chỉ tiêu:

1. Về công tác xây dựng Đảng:

- Đảng bộ phấn đấu đạt tiêu chuẩn danh hiệu Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hằng năm, 20% Chi bộ đạt danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, 90% đảng viên đạt danh hiệu đảng viên “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

- Duy trì kết nạp đảng viên mới mỗi năm đạt từ 40 - 45 người, trong đó có ít nhất 2/3 là sinh viên.

2. Về công tác cán bộ:

- Phấn đấu 75% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 29% giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư vào năm 2025.

- Phấn đấu tỷ lệ 20 SV/1GV đối với các ngành đào tạo của Nhà trường.

3. Về công tác đào tạo:

- Phấn đấu tỷ lệ học viên sau đại học chiếm 25% tổng số học viên chính quy.

- Có 38 CTĐT bậc cử nhân; các CTĐT sau đại học được rà soát theo hướng tích hợp một số chương trình đang thực hiện và mở một số chương trình mới.

- Xây dựng thêm 02 CTĐT theo hướng quốc tế hóa; Có tối thiểu 50 học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế.

- Phấn đấu 25% học phần đại học và sau đại học có giáo trình.

- Phấn đấu 90% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn, 20% sinh viên tốt nghiệp trước hạn, 90% sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2025, Trường THPT Chuyên KHXH&NV có 650 học sinh.

4. Về công tác nghiên cứu khoa học:

- Có 500 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; mỗi giảng viên trình độ tiến sĩ có 01 công bố quốc tế/năm; các giáo sư và phó giáo sư trong 03 năm có ít nhất 01 công bố quốc tế ở tạp chí ISI/SCOPUS hoặc ít nhất 01 chương sách trong chuyên khảo được công bố ở các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới.

- Có 05 tư vấn chính sách với Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương.

- Có 05 giải thưởng khoa học quốc gia và quốc tế.

- Có ít nhất 10 chương trình hợp tác với doanh nghiệp, địa phương. Triển khai từ 15 đến 20 đề tài NCKH cấp Nhà nước và tương đương; các đơn vị đào tạo có ít nhất 01 đề tài nghiên cứu cấp Bộ hoặc tương đương mỗi năm.

- Hình thành được ít nhất 02 định hướng nghiên cứu liên ngành. Có ít nhất 05 sản phẩm nghiên cứu đặc sắc trên cơ sở các nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu xây dựng được 01 công trình mang tính tổng kết cao.

- Mỗi cán bộ có trình độ tiến sĩ thường xuyên chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 đề tài khoa học. Phấn đấu 70% các giảng viên trẻ chủ động tham gia, là thành viên các nhóm nghiên cứu - mạng lưới nghiên cứu trong nước và quốc tế; hợp tác, liên kết với ít nhất 03 doanh nghiệp thí điểm nghiên cứu và triển khai sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hóa.

5. Về công tác kiểm định chất lượng: Có thêm 1/3 ngành đào tạo được kiểm định chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn AUN và 100% các ngành đào tạo được đánh giá đồng cấp hoặc kiểm định chất lượng.

  •  Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng trong xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển lớn, trọng điểm của Nhà trường; coi trọng vai trò của các cấp ủy trong công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ; mở mới và đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo; chỉ đạo xây dựng, triển khai các dự án phát triển; các đề tài nghiên cứu lớn, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các mối quan hệ hợp tác trong nước, quốc tế và công tác quản trị đại học của Nhà trường.

- Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia thông qua tuyển dụng; có kế hoạch phát triển đội ngũ theo nhóm lĩnh vực, khung năng lực và chuẩn chức danh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; có chính sách thu hút, khuyến khích, tôn vinh và đãi ngộ các nhà khoa học có trình độ cao.

- Đổi mới toàn diện công tác đào tạo, rà soát, đánh giá để tiến tới tái cơ cấu các ngành đào tạo, khuyến khích xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao xã hội hóa; đầu tư cho công tác tuyển sinh, nhất là tuyển sinh sau đại học; tăng cường liên thông giữa các chương trình đào tạo và hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chất lượng nhằm hỗ trợ đổi mới các hình thức đào tạo.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tạo ra các sản phẩm khoa học, tư vấn chính sách chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm đặc sắc về KHXH&NV.

- Ứng dụng hiệu quả mô hình và phương thức quản trị đại học tiên tiến, đa dạng hóa các nguồn lực vật chất.

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây