"Bối cảnh thế giới, khu vực và tác động của các nhân tố đến Campuchia trước và trong giai đoạn 1989-1999"

Thứ tư - 17/04/2019 04:52
Sáng ngày 17//4/2019. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kết hợp với Cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học “Bối cảnh thế giới, khu vực và tác động của các nhân tố đến Campuchia trước và trong giai đoạn 1989-1999”.
"Bối cảnh thế giới, khu vực và tác động của các nhân tố đến Campuchia trước và trong giai đoạn 1989-1999"

Campuchia là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Hai nước Việt Nam và Campuchia có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Từ năm 1975 đến năm 1978, chính quyền Khơ me Đỏ do Polpot - Iengsary đứng đầu đã tiến hành chế độ diệt chủng. Nhân dân Campuchia bị đọa đầy, gần 2 triệu người dân Campuchia đã bị giết hại bằng những hình thức tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.

Từ năm 1975 đến năm 1978, quân Khơ me đỏ nhiều lần xâm chiếm biên giới vùng Tây Nam Việt Nam. Việt Nam kiên trì đường lối đấu tranh hòa bình, mong muốn giải quyết xung đột với Campuchia bằng con đường thương lượng. Trái với thiện chí hòa bình của Việt Nam, cuối năm 1978 chính quyền Khơ me Đỏ đã huy động 19 sư đoàn tấn công dọc tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. Nhân dân Việt Nam kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của Khơ me Đỏ đồng thời đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ Khơ me đỏ để cứu giúp nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Quân đội Việt Nam đã ở lại Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989 để giúp nhân dân Cam pu chia tiêu diệt tận gốc Khơ me đỏ, hồi sinh đất nước Cam pu chia, đem lại hòa bình và cuộc sống ấm no cho nhân dân Campuchia. Sau khi chính quyền cách mạng Campuchia vững mạnh, quân tình nguyện Việt Nam đã rút khỏi Campuchia. Từ năm 1989 đến năm 1999, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia phát triển tốt đẹp. Hai nước trở thành thành viên của tổ chức ASEAN.

Từ sau năm 1975 đến năm 1989, mâu thuẫn giữa phe TBCN và XHCN, mâu thuẫn trong nội khối các nước XNCN và toan tính lợi ích của các nước lớn đã tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ gữa Việt Nam và Campuchia. Khơ me Đỏ từng là đồng minh của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã bị một số nước lớn xúi giục, kích động đã trở thành kẻ thù của Việt Nam và của chính nhân dân Campuchia. Sự hy sinh của Việt Nam dành cho nhân dân Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989 là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự có mặt của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia đã bị những thế lực phản động quốc tế xuyên tạc, cố tình hiểu sai sự thật để cô lập, tạo cớ bao vây và cấm vận Việt Nam. Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Nút thắt trong quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với quốc tế được cởi bỏ.

Năm 2018, Tòa án quốc tế đã chứng minh những tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ. Những thủ lĩnh Khơ me Đỏ bị kết tội diệt chủng. Phán quyết của tòa án quốc tế cho việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là để chống lại chế độ diệt chủng, đó là một hành động chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Mặc dù những vấn đề nghiên cứu về Campuchia rất rộng, nhưng chủ đề buổi tọa đàm khoa học tập trung vào mấy vấn đề lớn như sau:

Một là, bối cảnh quốc tế, khu vực và tác động của nó đến Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989.

Hai là, vai trò của các tổ chức quốc tế, các nước lớn, các nước Đông Nam Á đến Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989.

Ba là, tác động của việc rút quân tình nguyện Việt Nam đến tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia.

Bốn là, tác động của các nhân tố quốc tế đến tiến trình hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của Campuchia từ năm 1989 đến nay.

Tác giả: Trần Viết Nghĩa, Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây