“Hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic và Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh”

Thứ sáu - 19/04/2019 00:45
Ngày 18/4, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Konrad Adenauer Stiftung (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác và hội nhập khu vực Baltic và Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh” với sự tham gia của các nhà khoa học Đức, Nhật Bản, Thụy Điển, Singapore, Campuchia, Việt Nam...
“Hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic và  Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh”
“Hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic và Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh”

Khu vực Baltic là khu vực biển nội địa lớn, bao quanh là bán đảo Scandinavi, khu vực Trung Âu, Đông Âu và quần đảo Đan Mạch, gồm các nước Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Estiopia, Latvia, Litva, Balan, Đức và Đan Mạch. Trong khi đó, Đông Nam Á là khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây, nằm ở phía Đông Nam của châu Á, gồm 11 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN.

Hội thảo tập trung phân tích các xu hướng hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic và khu vực Đông Nam Á trong những thập niên gần đây. Trên cơ sở so sánh những điểm tương đồng và khác biệt ở hai khu vực, các học giả thảo luận về các đề xuất, gợi ý cho chính sách hợp tác và hội nhập của các quốc gia thuộc hai khu vực. Hội thảo chia làm 4 tiểu ban: Hợp tác trong các vấn đề an ninh truyền thống ở khu vực Baltic và Đông Nam Á; Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực Baltic và Đông Nam Á; Hội nhập khu vực ở khu vực Baltic và Đông Nam Á; Hội nhập và hợp tác đa phương: Thách thức và triển vọng với khu vực Baltic và Đông Nam Á.

Các hướng thảo luận chính như: nhận định và phân tích các xu hướng hợp tác, hội nhập nhằm đối phó với các thách thức trong quá trình phát triển của khu vực Baltic và khu vực Đông Nam Á; phân tích những thành tựu và thách thức trong quá trình hợp tác và hội nhập ở hai khu vực; so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình hợp tác và hội nhập ở hai khu vực; phân tích vai trò của các tổ chức và cơ chế hợp tác ở hai khu vực.

Nhấn mạnh đến góc nhìn so sánh, trên cái nền bao trùm là xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, các bài viết phân tích nhiều vấn đề “nóng” mà cả hai khu vực đều đang phải đối mặt, từ những vấn đề phát triển kinh tế, thương mại cho đến các tranh chấp quân sự, xung đột khu vực, các vấn đề an ninh phi truyền thống, các chính sách ngoại giao, vấn đề quản lý môi trường, an sinh xã hội... được nhìn từ góc độ khu vực, góc độ quốc gia và góc nhìn từ Việt Nam. Do điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, địa chính trị, văn hóa... khác nhau, hai khu vực có cách tiếp cận và ứng phó khác nhau cho mỗi vấn đề, dẫn đến hiệu quả khác nhau cho mỗi chính sách, chương trình hợp tác đang được triển khai.

Một số tham luận tiêu biểu: “Góc nhìn của Việt Nam về sự thay đổi quyền lực và sự phức tạp của toàn cầu hóa” (GS. Phạm Quang Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); “Tranh chấp quân sự giữa các nước khu vực Baltic” (GS. Margit Busmann, Đại học Greifswald, CHLB Đức); “Sự cùng tồn tại của các mối đe dọa an ninh cứng và mềm: phân tích các cuộc tranh luận quốc gia của Thụy Điển” (GS. Bo Petersson, Đại học Malmon, Thụy Điển); “An ninh Thụy Điển trong thời kỳ đầu hiện đại: một góc nhìn thương mại” (GS. Toshiaki Tamakim, Đại học Kyoto Sangyo, Nhật Bản); “Hợp tác của các quốc gia ASEAN trong việc chống lại khủng bố kể từ đầu thế kỷ 21” (PGS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); “Thúc đẩy hội nhập khu vực ở Đông Nam Á: những thách thức và triển vọng” (TS. Đỗ Thị Thúy, Học viện Ngoại giao Việt Nam); “Tầm quan trọng của ngoại giao nhân dân trong hội nhập khu vực: phân tích trường hợp ASEAN và các quốc gia khu vực Baltic” (Nguyễn Ngọc Anh, Đại học Hà Nội); “Những thách thức đối với tổ chức khu vực trong quản lý xung đột: các trường hợp  ASEAN và các quốc gia khu vực Baltic” (PGS. Bùi Hồng Hạnh, TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trường ĐHKHXH&NV); “Khu vực Baltic: những câu chuyện gây tranh cãi và việc tái thiết một khu phức hợp an ninh khu vực” (Martin Kerntopf, Đại học Greifsward, CHLB Đức); “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Đông Nam Á” (GS. Charmaine M. Willoughby, Philippin); “Tranh chấp trật tự khu vực ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và chính sách ngoại giao của các quốc gia nhỏ” (Vannarith Chheang, Viện Asian Vision, Campuchia)...

Viện Konrad Adenauer Stiftung và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã có hơn 20 năm hợp tác để triển khai hàng chục hội thảo khoa học quốc tế về nhiều chủ đề trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh khu vực như: dân chủ cơ sở khu vực Đông Á, quản lý nguồn nước sông Mê kông, Asean và những thách thức và thành tưu, tựu do hóa thị trường, biên soạn sách giáo khoa Lịch sử... KAS cũng hỗ trợ Nhà trường triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế cho các giảng viên.

http://dangcongsan.vn/doi-ngoai/hop-tac-va-hoi-nhap-o-khu-vuc-baltic-dong-nam-a-nhin-tu-goc-do-so-sanh-519793.html

https://baoquocte.vn/asean-co-can-mot-co-che-an-ninh-nhu-kieu-nato-92190.html

 

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây