Ngôn ngữ
Hoạt động sinh viên NCKH là hoạt động thường niên quan trọng của Nhà trường nhiều năm qua. Thông qua hoạt động này, sinh viên có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi phương pháp tư duy khoa học, cách phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp viết báo cáo khoa học hay khả năng làm việc nhóm...
Năm học 2020-2021, toàn trường có 1.002/7.611 sinh viên tham gia hoạt động NCKH; thực hiện 589 đề tài nghiên cứu. Nhiều đơn vị có thành tích nổi bật trong hoạt động NCKHSV như: khoa Đông phương học có số lượng sinh viên tham gia NCKH đông nhất, chiếm 22% sinh viên của khoa; khoa Tâm lý học có trung bình 20% sinh viên tham gia NCKH, 3 năm liên tiếp có sinh viên tham dự vòng chung kết cuộc thi NCKHSV toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức... Nhà trường 04 năm liên tiếp được Bộ GD&ĐT công nhận là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKHSV.
PGS.TS Đào Thanh Trường (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu tổng kết
Chia sẻ cùng các thầy cô và các em sinh viên về kỳ vọng cùa Nhà trường đối với hoạt động NCKHSV, Phó Hiệu trưởng Đào Thanh Trường cho biết: Nhà trường mong muốn tiếp tục lan toả rộng rãi tinh thần NCKH trong sinh viên khoa học xã hội và nhân văn trong những năm học tiếp theo. Không chỉ đông đảo sinh viên các khoa tham gia hoạt động này theo từng lĩnh vực, chủ đề chuyên môn mà cần có thêm cả những hội nghị NCKHSV theo chủ điểm, theo các hướng nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành thu hút sinh viên nhiều khoá, nhiều khoa cùng tham gia. NCKHSV không nên chỉ tiếp cận theo hướng một phong trào mà cần phát huy năng lực nghiên cứu, công bố của sinh viên dựa trên nền tảng chia sẻ, với sự ra đời của các nhóm nghiên cứu trẻ, nhóm nghiên cứu tiềm năng.
Trao giấy khen cho các tập thể đạt giải thưởng
PGS.TS Đào Thanh Trường cũng cho rằng NCKHSV cần có sự thích ứng và gắn kết với những xu thế và định hướng NCKH của Nhà trường như: đổi mới sáng tạo, nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu ứng dụng, các hoạt động khởi nghiệp, hội nhập quốc tế trong khoa học. “Điểm xuất phát của NCKH ngày hôm nay có thể là cơ hội nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Các em sinh viên cần được thầy cô và Nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ hơn nữa về hoạt động hướng dẫn/chia sẻ kinh nghiệm về NCKH, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, hỗ trợ về thông tin và cơ sở dữ liệu nghiên cứu... Nếu nhìn nhận ở góc độ sinh viên cũng là một nguồn nhân lực nghiên cứu trẻ tiềm năng thì NCKHSV có thể cần nhiều hơn nữa những thay đổi về chính sách hỗ trợ nguồn lực, các hình thức tổ chức, tìm kiếm nguồn kinh phí/quỹ học bổng dành riêng cho nghiên cứu” – Phó Hiệu trưởng Đào Thanh Trường nhấn mạnh.
Trao giấy khen cho các sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải Nhất
Hội nghị NCKHSV được chia làm 4 tiểu ban theo các chủ đề: Những vấn đề về Tâm lý, Dân tộc và Xã hội; Những vấn đề về Chính trị, Du lịch và Báo chí truyền thông; Những vấn đề về Thông tin, Quản trị và Khoa học Quản lý; Những vấn đề Triết học, Tôn giáo, Ngôn ngữ và Văn học.
Kết thúc hội nghị, Nhà trường tặng giấy khen cho 196 sinh viên là tác giả của 113 công trình NCKHSV; 25 công trình NCKHSV đạt giải Nhất, 38 công trình NCKHSV đạt giải Nhì, 49 công trình NCKHSV đạt giải Ba. Đoàn Thanh niên Nhà trường trao giải thưởng Ngọn đuốc xanh cho 07 công trình nghiên cứu xuất sắc về các chủ đề liên quan đến sinh viên, thanh niên.
Trao giải thưởng Ngọn đuốc xanh cho các nhóm tác giả
Nhà trường cũng trao các giải tập thể gồm: giải Nhất - Khoa Đông phương học; giải Nhì - Khoa Tâm lý học và Khoa Nhân học; giải Ba - Khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông và Khoa Du lịch học.
- Các công trình NCKHSV đạt giải Nhất
1. Phan Lê Huy, Trần Thị Huyền Trang, Lưu Mai Chi (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Ảnh dẫn nhập của mục LENS trên Zingnews dưới quy chiếu của Lý thuyết Diễn ngôn Đa thức
2. Nghiêm Thị Hằng, Phạm Thanh Thảo (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đến danh tiếng doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp The Coffee House)
3. Nguyễn Công Toại (Du lịch học), Đánh giá tài sản thương hiệu điểm đến Mù Căng Chải từ quan điểm của khách du lịch nội địa
4. Đỗ Thị Hạnh, Chu Hồng Cẩm, Trần Phương Dung (Du lịch học), Phát triển tour tham quan đêm tại Hà nội (Nghiên cứu trường hợp điển hình tại nhà tù Hỏa Lò)
5. Nguyễn Trần Khánh Quỳnh (Đông phương học), Tình hình phát triển làng du lịch Malasari (Indonesia) và kinh nghiệm tham khảo cho phát triển làng du lịch tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
6. Lương Ngọc Ánh, Vũ Thị Huyền (Đông phương học), Sự gia tăng bệnh tâm lý của giới trẻ Hàn Quốc do ảnh hưởng của mạng xã hội
7. Lê Việt Anh (Đông phương học), Nguyên nhân và hiện trạng di cư đến Hà Nội của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới độ tuổi từ 18 tới 30
8. Nguyễn Văn Nhu (Khoa học Chính trị), Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở Italia hiện nay và kinh nghiệm cho Việt Nam
9. Nguyễn Phi Lai, Đàm Thúy Lâm, Nguyễn Văn Khánh (Khoa học Quản lý), Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ của sinh viên trong học tập trực tuyến qua các nền tảng ứng dụng trong bối cảnh dịch Covid - 19
10. Lê Ngọc Minh, Nguyễn Kim Tùng (Khoa học Quản lý), Ứng dụng sáng chế số "US3159476A Method of inhibiting the sprouting of potatoes" nâng cao hiệu quả ức chế mọc mầm củ khoai tây Quế Võ (Bắc Ninh)
11. Nguyễn Tam Hà (Lịch sử), Cù lao Giêng trong công cuộc mở cõi đất Phương Nam (Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX)
12. Lê Thu Hường (Lịch sử), Quảng cáo trên báo Ngày nay (1935-1940)
13. Lê Thị Tuyết, Từ Thị Minh Nguyệt (Lưu trữ học & Quản trị Văn phòng), Ứng dụng Công thái học trong thiết kế không gian học tại phòng trọ
14. Nghiêm Thục Chinh, Nguyễn Xuân Hương, Nguyễn Anh Tài (Lưu trữ học & Quản trị Văn phòng), Nhận diện rủi ro và nguy cơ rủi ro khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản
15. Lê Văn Cương (Ngôn ngữ học), Xây dựng mạng ngữ nghĩa cho một số lớp động từ tiếng Việt
16. Trần Thu Trang, Lương Nguyễn Ngọc Mai (Nhân học), Tình thế lưỡng nan của người dân tại khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp 3 tòa G3B, A1 và G1)
17. Vũ Hoàng Long (Quốc tế học), Ly khai dân tộc tại Đông Nam Á- Những cơ sở và so sánh (Nghiên cứu trường hợp tại Indonesia, Myanmar và Philippines)
18. Lê Anh Đức, Nguyễn Đăng Bình, Bùi Huyền Thương (Tâm lý học), Mối quan hệ giữa niềm tin vào năng lực bản thân và stress trong học tập của sinh viên: Vai trò trung gian của sự trì hoãn trong học tập
19. Lê Đại Minh, Nguyễn Quế Ly, Nguyễn Hiền Mai (Tâm lý học), Mối liên hệ giữa chánh niệm và stress ở thanh thiếu niên trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Vai trò trung gian của tiêu điểm kiểm soát.
20. Lê Văn Hiếu, Bùi Trung Hiếu (Tôn giáo học), Nghiên cứu nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt.
21. Đỗ Thị Hồng Ánh (Thông tin Thư viện), Năng lực nhận biết tin giả trên mạng xã hội của sinh viên
22. Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Hải, Trần Bá Biên (Thông tin Thư viện), Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản trị thông tin khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong – TPBank trong thời đại công nghệ 4.0
23. Phạm Minh Đức (Triết học), Chủ nghĩa tự nhiên của W.V.O. Quine
24. Đinh Hoàng Kim Ngân (Việt Nam học và tiếng Việt), Những phát hiện mới về công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam (1923 – 1951): Nhìn từ bối cảnh Đông Á và Đông Nam Á.
25. Phạm Phương Nhi, Hoàng Thị Nhung, Trần Mai Phương, Lê Thị Hoài (Xã hội học), Nhận thức và hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một lần của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Các công trình NCKHSV đạt giải Nhì
1. Nguyễn Lưu Ngọc Quỳnh (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), “Điểm tuần” của chương trình “Chuyển động 24 giờ”: Tin tức như một tự sự có tính huyền thoại
2. Vũ Thị Minh Tâm (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Nâng cao năng lực thông tin để giảm hệ quả của tin giả đối với giới trẻ
3. Nguyễn Hà Châu Giang, Bùi Hồng Hạnh (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Vấn đề truyền thông về hình ảnh sinh viên trên facebook fanpage của các Trường Đại học tại Hà Nội (khảo sát từ 01/09/2020 đến 31/12/2020)
4. Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Nhung (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Truyền thông về thiên tai, cứu hộ trên kênh nhà nước và kênh cộng đồng (Khảo sát Tổng cục Phòng chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trang Cứu hộ miền Trung trong đợt bão lũ 2020 ở miền Trung)
5. Trần Phương Anh (Du lịch học), Tiềm năng phát triển du lịch chữa lành ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
6. Lường Xuân Vũ (Du lịch học), Nghiên cứu vai trò của văn hóa dân tộc Tày trong phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch hồ Ba Bể
7. Nguyễn Công Đăng Khoa (Du lịch học), Tìm hiểu chợ đêm, phố đi bộ đêm phục vụ du lịch ở Việt Nam
8. Nguyễn Hà Phương (Đông phương học), “Chiến lược không cái chết cô độc” của khu phức hợp nhà ở Tokiwakaira tỉnh Chiba
9. Vũ Thị Linh, Lê Thảo Nguyên (Đông phương học), Quan hệ ASEAN - Mỹ dưới tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2009-2020
10. Phạm Khánh Linh, Dương Thị Minh Trang (Đông phương học), Lối tư duy đề cao "Những niềm hạnh phúc bé nhỏ (소확행) của sinh viên Hàn Quốc năm 2018-2020 và ảnh hưởng đối với nền kinh tế Hàn Quốc
11. Hoàng Văn Lưu (Khoa học Chính trị), Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
12. Trần Quang Khải (Khoa học Chính trị), Các yếu tố tác động tới hành vi bỏ phiếu của cử tri trong bầu cử tổng thống Mỹ 2020
13. Nguyễn Kim Tùng, Nguyễn Thị Lê Vy, Nguyễn Thị Quyên, Đặng Thị Thanh (Khoa học Quản lý), Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn từ nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor)
14. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Thảo Nhi (Khoa học Quản lý), Xây dựng Student’s Research Gate nhằm bảo vệ quyền tác giả đối với các kết quả nghiên cứu khoa học sinh viên
15. Trịnh Hoàng Mỹ Dương (Lịch sử), Thuốc phiện và Thực dân: So sánh chính sách thuốc phiện của Pháp ở Đông Dương (1861-1945) và chính sách thuốc phiện của Hà Lan ở Đông Ấn (1809-1942)
16. Vũ Hoàng Long (Lịch sử), Hoạt động giao thương quốc tế của Óc Eo - Phù Nam
17. Nguyễn Quang Đạo (Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Ứng dụng phong cách làm việc kiểu Agile tại văn phòng Hội sở Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
18. Đinh Trung Hiếu (Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại các TTLTQG
19. Nguyễn Thị Huyền (Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Trang Giới thiệu phông lưu trữ cá nhân nhà thơ Huy Cận tại TTLTQG III
20. Sầm Công Danh (Ngôn ngữ học), Chuyển tự chữ viết dân tộc Thái trong giảng dạy – trường hợp chữ Thái Lai Tay ở Nghệ An
21. Lương Nguyễn Ngọc Mai, Hoàng Thùy Dương, Trần Thị Hạnh, Vũ Diệu Linh (Hán Nôm), Lý Thị Hoài Mỹ (Nhân học), Phim nhân học: Nghề nón. Nghề của người già?
22. Đỗ Phạm Quỳnh Anh, Cao Thị Huế (Nhân học), Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Đông phương học), Giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam - Nhật Bản nhìn từ thực trạng thị trường tiêu thụ ẩm thực Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp quận Ba Đình, Hà Nội)
23. Nguyễn Thị Ngọc Lan (Quốc tế học), Ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Vương quốc Anh (1997-2020)
24. Nguyễn Mỹ Diệu (Quốc tế học), So sánh hiệu quả của quá trình chống dịch Covid-19 giữa Hàn Quốc và Italia từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020
25. Đoàn Thị Hằng, Nguyễn Thị Cẩm Tú (Tâm lý học), Mối quan hệ giữa phong cách nhận dạng bản sắc với niềm tin vào năng lực bản thân và sự hài lòng trong cuộc sống của học sinh THPT (16-18 tuổi)
26. Lê Đại Minh (Tâm lý học), Thử nghiệm phiên bản rút gọn của thang đo ứng phó với các tình huống căng thẳng trên khách thể Việt Nam
27. Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Đức Thiện (Tôn giáo học), Mandala- Nghệ thuật Phật giáo Mật thừa
28. Vũ Thị Thu Hiền, Hoàng Mai Hương (Tôn giáo học), Công tác quản lý quản lý nhà nước về đạo Tin Lành trên địa bàn huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang)
29. Hồ Thị Yến Nhi, Quản Phạm Linh Chi (Thông tin - Thư viện), Năng lực thông tin số của phóng viên Báo Tiền phong
30. Nguyễn Thị Phương Hà, Nguyễn Thị Hà, Phan Thị Huyền Trang (Thông tin - Thư viện), Ứng dụng phần mềm kiểm tra trùng lặp DOIT tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thực trạng và giải pháp
31. Ngô Minh Hòa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Bằng (Thông tin - Thư viện), Những rào cản tiếp cận thông tin của sinh viên - Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
32. Thân Văn Lĩnh (Triết học), Mạng xã hội và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay
33. Nguyễn Thị Huyền Thương (Triết học), Quan niệm của Hêghen về thiên tài trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật
34. Lương Xuân Bách (Văn học), Diễn ngôn tính dục trong Truyền kỳ mạn lục và Hoa viên kỳ ngộ
35. Vũ Thị Bình (Văn học), Chấn thương trong tự sự về chiến tranh qua hai tác phẩm Đừng kể tên tôi và Tôi là con gái của cha tôi của tác giả Phan Thúy Hà
36. Nguyễn Công Chiêu (Văn học), Nghiên cứu hệ thống di văn Hán Nôm tại cụm di tích Đền thờ Triệu Quang Phục và Đình làng Bạch Cừ, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
37. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Việt Nam học và tiếng Việt), Đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của phụ nữ tại khu du lịch biển Hải Tiến – huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
38. Vũ Thị Phương Lý, Trần Thị Vân (Việt Nam học và tiếng Việt), Đặc trưng văn hóa trầu cau ở Bắc Ninh
39. Nghiêm Phương Anh, Nguyễn Lê Bích Ngọc (Xã hội học), Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Các công trình NCKHSV đạt giải Ba
1. Lại Nguyệt Ánh (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Khảo sát Báo Thanh Niên Online trong 6 tháng đầu năm 2020: Báo thanh niên định hướng lối sống cho công chúng trong đại dịch Covid–19
2. Lại Thị Ninh, Hà Lê Phương Thảo, Bùi Thị Kiều (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Đặc điểm của mạng xã hội Tiktok trong việc phát hành tin tức
3. Nguyễn Tú Linh, Lê Thị Hoa Mai (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Xu thế phát triển của các blog cá nhân đối với việc truyền thông cá nhân trong thời đại số tại Việt Nam
4. Nguyễn Thị Hồng Hà (Du lịch học), Phát triển sản phẩm du lịch Thiền tại Yên Tử, Quảng Ninh
5. Trần Thị Lệ Giang, Vũ Minh Hạnh (Du lịch học), Thực trạng hoạt động và giải pháp thu hút khách tham quan đến một số bảo tàng tại Hà Nội
6. Trần Thị Tuyến (Du lịch học), Nghiên cứu thực trạng công tác hướng dẫn du lịch tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh)
7. Nguyễn Văn Kỳ (Đông phương học), Vai trò của đặc khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Á và định hướng cho phát triển đặc khu kinh tế ở Việt Nam
8. Trần Thị Hài (Đông phương học), Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ và Pakistan giai đoạn 2000-2019
9. Nguyễn Thúy Quỳnh (Đông phương học), Mô hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh giải trí của nhóm nhạc AKB48 ở Nhật Bản.
10. Nguyễn Thị Hà, Hoàng Quốc Bảo Long (Đông phương học), Ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc tại châu Phi trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”
11. Lò Văn Nguyên (Khoa học Chính trị), Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Kháng – Nhìn từ góc độ chính quyền (Bản Thuận Ơn, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La)
12. Hoàng Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Nhu (Khoa học Chính trị), Luận bàn về chủ nghĩa thế tục và sức sống của mô hình nhà nước thế tục Việt Nam
13. Phan Thành Tuấn (Khoa học Chính trị), Truyền thông về phòng chống dịch Covid-19 cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao: Nghiên cứu trường hợp huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
14. Trần Hải Đăng, Nguyễn Nhật Quang, Đỗ Minh Chiến (Khoa học Quản lý), Đề xuất chính sách tín dụng cho hộ nghèo theo hướng gắn hộ nghèo với doanh nghiệp
15. Nguyễn Xuân Đức, Lê Thị Thanh Hà, Lê Quang Sáng (Khoa học Quản lý), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh làn sóng chuyển dịch đầu tư FDI ở Việt Nam.
16. Viên Hương Trà (Lịch sử), Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược của quân và dân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1979-1989
17. Trịnh Quỳnh Châu (Lịch sử), Thủy quân Đàng Ngoài trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn
18. Tạ Minh Đức (Lịch sử), Những trung tâm sản xuất gốm sứ tại khu vực
19. Lê Hoàng Quỳnh, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Mai Hương (Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
20. Phạm Thị Loan (Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Truyền thông Marketing tại TTLTQG II
21. Nguyễn Thị Kim Oanh (Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng), Tổng thuật các công trình nghiên cứu khoa học về công tác bảo quản tài liệu lưu trữ (giai đoạn 2010-2020)
22. Nguyễn Như Quỳnh (Ngôn ngữ học), Khảo sát việc sử dụng tiểu từ tình thái của giới trẻ Hà Nội nhìn từ góc độ giới (qua bộ phim 5S Online)
23. Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Đào (Nhân học), Mưu sinh trên vỉa hè ở Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp những người bán trà đá tại đường Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân)
24. Lê Thị Phương, Ôn Thu Thảo (Nhân học), Sự hồi phục của làng gốm Phù Lãng –Bắc Ninh trong nền kinh tế hiện nay
25. Hoàng Thị Thơ, Ngô Thu Uyên, Nguyễn Thị Hồng Vân (Quốc tế học), Quá trình Mỹ rút khỏi một số cơ chế đa phương dưới thời Tổng thống Donald Trump giai đoạn 2017-2020
26. Bùi Thị Hoài (Quốc tế học), Tư tưởng Hoa Tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình giai đoạn 2013-2020
27. Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Phương Hà, Vũ Khánh Linh (Quốc tế học), Khả năng trở lại của chủ nghĩa dân tộc tại Đức trong giai đoạn 2015 – nay
28. Đỗ Thị Hà Phương, Bùi Thảo Vân (Tâm lý học), Tương tác Parasocial với thần tượng âm nhạc Hàn Quốc và sự cô đơn ở học sinh THPT
29. Lưu Thị Tươi, Hoàng Hà Gia Bảo, Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Trọng Bắc (Tâm lý học), Đánh giá sự hài lòng trong hôn nhân thông qua thang đo Enrich
30. Lê Hoàng Bảo Trân, Bùi Thị Bích Phượng (Tâm lý học), Ảnh hưởng của bắt nạt trên mạng đến sức khỏe tâm thần của thanh niên từ 18 - 28 tuổi
31. Vũ Ngọc Anh (Tôn giáo học), Nghệ thuật kiến trúc chùa Diên Hựu: xưa và nay
32. Cao Tùng Lâm (Tôn giáo học), Tình hình thực hành Phật giáo Theravada tại Hà Nội hiện nay
33. Nguyễn Hoàng Ánh, Trịnh Thị Mai, Vũ Thủy Tường Vy, Trần Minh Yến (Thông tin - Thư viện), Nhận thức của sinh viên về vấn đề “đạo văn”: Nghiên cứu tình huống tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
34. Ngô Thị Ngọc Diễm, Nghiêm Thị Tuyến (Thông tin - Thư viện), Thực trạng hành vi sử dụng ứng dụng Bluezone của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
35. Hà Thị Hằng Phương, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thị Hải Yến (Thông tin - Thư viện), Các yếu tố nhận diện và phòng chống tin giả trong đại dịch Covid 19
36. Trần Vinh Anh (Triết học), Khái niệm tôn giáo trong triết học của G.W.F. Hegel
37. Lưu Trọng Chiến (Triết học), Quan điểm triết học khoa học về cơ sở tồn tại, phương thức biến đổi và phương thức biểu hiện của khoa học
38. Đặng Tuấn Dũng (Triết học), Tư tưởng về đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã
39. Bùi Thị Thu Hà (Văn học), Chấn thương sinh thái trong Lời nguyện cầu Chernobyl của Svetlana Alexievich
40. Lê Thị Vân Anh (Văn học), Văn hóa ẩm thực trong Mùi của ký ức của Nguyễn Quang Thiều
41. Nguyễn Thị Lam (Văn học), Chất dân gian trong album Hoàng 2019 của Hoàng Thùy Linh
42. Nguyễn Thị Trang (Văn học), Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) của Jack London và bộ phim cùng tên (2020) của Chris Sanders từ góc nhìn cải biên
43. Dương Thị Hương Lan, Tào Thị Trang (Văn học), Khảo cứu về việc thi và việc học trong sách Sơn cư tạp thuật
44. Trương Thị Lan Chinh (Văn học), Tìm hiểu phương thức dịch Nôm trong Hiếu kinh dịch nghĩa
45. Nguyễn Lê Minh Hoàng, Nguyễn Như Ý (Việt Nam học và tiếng Việt), Sự du nhập và phát triển của nhạc Rap ở Hà Nội
46. Bùi Trung Thành (Việt Nam học và tiếng Việt), Đặc trưng lễ hội Phật giáo thờ Bà Chúa Ba ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
47. Phạm Quang Vũ (Việt Nam học và tiếng Việt), Nhận diện tính cách nhân vật thông qua nghệ thuật hóa trang của tuồng Việt Nam
48. Nguyễn Linh Chi, Đào Khánh Hà (Xã hội học), Nhận thức và hành vi của sinh viên về vấn đề quyền tác giả trong môi trường học tập (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
49. Nguyễn Hương Mỹ Hoa, Nguyễn Cẩm Thu, Trần Anh Tuấn, Ninh Thị Xuân (Xã hội học), Đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Các công trình NCKHSV đạt giải Ngọn đuốc xanh
1. Hạng mục Đề tài ấn tượng nhất: Nhóm tác giả Lê Thị Tuyết, Lê Đại Minh, Nguyễn Quế Ly, Nguyễn Hiền Mai (K62 Tâm lý học lâm sàng): Đề tài “Mối liên hệ giữa chánh niệm và stress ở thanh thiếu niên trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Vai trò trung gian của tiêu kiểm kiểm soát”.
2. Hạng mục Khảo sát xuất sắc: Nhóm tác giả Phạm Phương Nhi, Trần Mai Phương, Lê Thị Hoài, Hoàng Thị Nhung (K63 Xã hội học): Đề tài “Nhận thức và hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một lần của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)”.
3. Hạng mục Đề tài có tính ứng dụng cao: Nhóm tác giả Nguyễn Linh Chi, Đào Khánh Hà (K63 Xã hội học): Đề tài “Thực trạng nhận thức và hành vi của sinh viên về vấn đề quyền tác giả trong môi trường học tập (Nghiên cứu tại Trường ĐHKHXH&NV)”.
4. Hạng mục Giải pháp xuất sắc: Nhóm tác giả Từ Thị Minh Nguyệt, Lê Thị Tuyết (K64 Quản trị văn phòng): Đề tài “Ứng dụng Công thái học (ergonomic) trong thiết kế không gian học tại phòng trọ sinh viên”.
5. Hạng mục Thuyết trình xuất sắc và giải thưởng yêu thích nhất (Dựa trên lượng bình chọn trên Fanpage): Nhóm tác giả Vũ Thị Phượng, Đỗ Ngọc Anh, Chu Thảo Anh (K63 Du lịch học): Đề tài “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về nền tảng học trực tuyến UPM (Nghiên cứu trường hợp tại Trường ĐHKHXH&NV)”.
6. Hạng mục Đề tài của năm: Tác giả Lê Đình Đài (K64 Triết học): Đề tài “Giá trị sống của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV hiện nay”.
7. Hạng mục Đề tài tiềm năng: Nhóm tác giả Nguyễn Kim Tùng (K63B Khoa học Quản lý), Nguyễn Thị Lê Vy (K63B Khoa học Quản lý), Nguyễn Thị Nguyên (K62B Khoa học Quản lý), Trương Thị Thanh (K62A Khoa học Quản lý): Đề tài “Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn từ nhà đầu tư thiên thần (Angel investor).
Tác giả: Thanh Hà, Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn