Tin tức

Nhân học: Một ngành học có tính khoa học và thực tiễn cao

Chủ nhật - 18/07/2010 06:46
Năm 2009, trong số 17 ngành đào tạo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhân học là một ngành mới, đang thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều thí sinh. Bộ môn Nhân học (Khoa Lịch sử -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) xin giới thiệu khái quát về ngành nhân học tại Bộ môn, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn thí sinh hiểu rõ hơn về ngành học này.
Nhân học: Một ngành học có tính khoa học và thực tiễn cao
Nhân học: Một ngành học có tính khoa học và thực tiễn cao
Năm 2009, trong số 17 ngành đào tạo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhân học là một ngành mới, đang thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều thí sinh. Bộ môn Nhân học (Khoa Lịch sử -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) xin giới thiệu khái quát về ngành nhân học tại Bộ môn, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn thí sinh hiểu rõ hơn về ngành học này. Trên phạm vi quốc tế, Nhân học (Anthropology) là một khoa học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn và nghệ thuật để nghiên cứu một cách toàn diện về con người. Ra đời từ thế kỉ 19, nhân học có vị trí học thuật đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, đã và đang được giảng dạy ở nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
TÊN HIỆP HỘI SỐ LƯỢNG HỘI VIÊN
Hiệp hội Nhân học Mĩ 11.000
Hội Nhân học văn hoá Nhật Bản 2.060
Hội Dân tộc học và Nhân học Nga 1.500
Hội Nhân học Brazil 1.200
Hiệp hội Nhân học xã hội Âu châu 1.000
Hội Nhân học Ấn Độ 750
Hội Nhân học xã hội Anh 600
Nguồn: Gustavo Lins Ribeiro 2006. ‘World Anthropologies: Cosmopolitics for a new global scenario in anthropology’. Critique of Anthropology, Vol. 26 (4), trang 369.
Sau hơn một thế kỉ phát triển, hầu hết các trường đại học trong khu vực và trên thế giới đều đào tạo nhân học ở cả 3 bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ với quy mô khác nhau. Nhiều bộ môn Nhân học được Nhà nước đầu tư để trở thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và tư vấn có uy tín, chất lượng, có ảnh hưởng quan trọng tới xã hội nói chung, chính sách văn hoá, xã hội và phát triển của nhà nước nói riêng. Theo cơ cấu phổ biến ở nhiều trường đại học trên thế giới hiện nay, Nhân học là một khoa học bao gồm nhiều phân ngành khác nhau như nhân học về thể chất người, nhân học văn hoá – xã hội, nhân học ngôn ngữ, và khảo cổ học. Gần đây, ở nhiều trường đại học lại xuất hiện một phân ngành mới, gọi là nhân học ứng dụng, chủ yếu đào tạo cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ở Việt Nam, cũng giống như ở Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, nhân học không được tổ chức thành một ngành học chung như thường thấy ở các trường đại học Âu Mĩ khác mà phát triển thành những ngành học riêng rẽ như ngôn ngữ học, khảo cổ học, văn hoá học, dân tộc học, v.v. Gần đây, hầu hết các nước này cũng đã chuyển sang mô hình đào tạo và nghiên cứu nhân học theo hướng kết hợp các phân ngành thành một khoa học chung dưới tên gọi Nhân học hoặc đổi mới và mở rộng đối tượng nghiên cứu của dân tộc học truyền thống và gọi là khoa học Nhân học và Dân tộc học.
Đội ngũ cán bộ BM Nhân học. Từ trái sang phải: TS. Phạm Văn Thành, PGS.TS Nguyễn Văn Chính, PGS.TS Hoàng Lương, TS. Nguyễn Văn Sửu
Bộ môn Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) hiện nay về cơ bản được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống của khoa dân tộc học (ethnology) vốn đã được giảng dạy tại Đại học Hà Nội từ năm 1917 dưới thời thuộc Pháp kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của nhân học Âu - Mĩ hiện đại. Theo hướng này, nhân học về cơ bản là một khoa học sử dụng tư liệu dân tộc học để nghiên cứu và khám phá sự đa dạng của các nền văn hoá và các nguyên tắc tổ chức xã hội của con người cả trong lịch sử và hiện tại. Việc mở ngành đào tạo đại học ngành nhân học là kết quả của một quá trình chuẩn bị về nhiều mặt của Bộ môn và Nhà trường trong gần 10 năm qua, gồm xây dựng chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ cùng những điều kiện vật chất cần thiết khác. Đây là một phần trong chiến lược phát triển Bộ môn Nhân học thành một trung tâm nghiên cứu, đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng hàng đầu ở Việt Nam, có tiềm năng hợp tác và khả năng cạnh tranh với các trung tâm đào tạo nhân học trong khu vực và trên thế giới.
Một số công trình nghiên cứu về Nhân học
Chương trình đào tạo đại học ngành nhân học của Bộ môn hướng tới các mục tiêu cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau của nhân học, tạo tiền đề để các cử nhân ngành nhân học có khả năng làm việc trong các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về văn hoá – xã hội, các đoàn thể trong nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học. Sinh viên tốt nghiệp từ Bộ môn Nhân học sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc để làm công tác giảng dạy về văn hoá – xã hội tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc tiếp tục theo học các chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường đại học trong nước và nước ngoài. [img class="caption" src="images/stories/2009/02/17/img_7264.jpg" border="0" alt="PGS.TS Lâm Bá Nam - Phó Hiệu trưởng nhà trường, nguyên Chủ nhiệm BM Nhân học" title="PGS.TS Lâm Bá Nam - Phó Hiệu trưởng nhà trường, nguyên Chủ nhiệm BM Nhân học" width="280" height="223" align="right" ] Điểm nổi bật của chương trình đào tạo là nó sẽ kế thừa một bề dày truyền thống và kinh nghiệm đào tạo của Bộ môn từ nhiều thập kỉ qua. Khi xây dựng chương trình đào tạo, Bộ môn đặc biệt chú ý đến sự thống nhất và hài hoà giữa lí thuyết và thực hành, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa kiến thức ngành và kiến thức liên ngành với các khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật khác, nhằm đào tạo những nhà nhân học có khả năng vận dụng tốt các tri thức thu được trong qúa trình học tập vào thực tế công việc và cuộc sống. Với một đội ngũ giảng viên được đào tạo ở Nga, Hà Lan, Australia, trong đó có những người đã từng giảng dạy tại Mĩ, Singapore và các nước khác, Bộ môn còn tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa tri thức của các nền nhân học ở các quốc gia phát triển, kết hợp với nền tảng đào tạo và nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, để xây dựng một ngành nhân học phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội Việt Nam song vẫn đảm bảo khả năng hội nhập với nhân học ở khu vực và thế giới. Như vậy, chương trình đào tạo đại học ngành nhân học của Bộ môn không chỉ hướng tới chất lượng cao mà còn nhằm hội nhập, hợp tác và liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế. [img class="caption" src="images/stories/2009/02/17/img_8676.jpg" border="0" alt="Phiên họp giao nhiệm vụ cho Hội đồng biên soạn khung chương trình Nhân học của Bộ GD-ĐT" title="Phiên họp giao nhiệm vụ cho Hội đồng biên soạn khung chương trình Nhân học của Bộ GD-ĐT" width="280" height="187" align="left" ] Như đã nói, Bộ môn Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) là sự kế thừa truyền thống của Bộ môn Dân tộc học thành lập từ những năm 1960 của thế kỉ trước thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau mấy thập kỉ phát triển, Bộ môn đã đào tạo hàng ngàn nhà nghiên cứu về văn hoá và đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu, đào tạo đại học, sau đại học và có những đóng góp quan trọng vào việc tư vấn cho công tác hoạch định và thực hiện chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của Đảng và Nhà nước. Công cuộc đổi mới đất nước đã đặt ra những yêu cầu phải đổi mới đào tạo và nghiên cứu về con người và văn hoá – xã hội loài người để phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới. Mở ngành đào tạo nhân học cho phép mở rộng đối tượng nghiên cứu và đào tạo một đội ngũ các nhà nhân học có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới, phát triển, hội nhập của đất nước.

Tác giả: i333

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây