Ngôn ngữ
Chào mừng các thí sinh và quý vị độc giả đến với chương trình tư vấn trực tuyến tuyển bổ sung thi đại học 2012 do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức, sáng nay, 20/8/2012. Tham khảo:
Tính đến 9h30 sáng nay, chúng tôi đã nhận được hơn 240 câu hỏi. Tuy nhiên có nhiều câu hỏi trùng nhau về nội dung và số lượng câu hỏi quá nhiều nên chúng tôi sẽ chỉ trả lời trực tiếp một số câu hỏi, còn lại, sẽ phân thành các nhóm vấn đề để trả lời chung.
- Hỏi: “thưa thầy cô, em được 17,5 muốn đăng kí nvbs vào ngành nhân học liệu có khả năng đỗ k ạ?” - Đáp: Câu hỏi trên không nêu rõ thí sinh thi khối gì nên không trả lời trực tiếp được. Nếu thí sinh thi khối D thì mức điểm 17.5 đủ điều kiện cho thí sinh nộp đăng ký xét tuyển bổ sung vào cả 8 ngành có tuyển bổ sung của Trường.
- Hỏi: Cách thức chuyển thí sinh đủ điểm sàn không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào những ngành còn chỉ tiêu như thế nào? Nhà trường tự chuyển vào ngành còn chỉ tiêu hay phải đăng ký xét tuyển bổ sung. - Trả lời: Ngày 13/08/2012, Nhà trường đã có thông báo tại website này về sự thay đổi cách thức xét tuyển bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo thông báo này, nhà trường không tự chuyển nguyện vọng cho thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 mà thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung. Chi tiết các thông báo này có tại đây:
- Hỏi: Thời gian kết thúc phúc khảo sau thời gian hết hạn tuyển bổ sung làm ảnh hưởng đến việc quyết định đăng ký xét tuyển bổ sung. Có được thay đổi đăng ký nguyện vọng bổ sung sau khi có kết quả phúc khảo hay không? - Trả lời: Nhà trường sẽ hoàn thành việc chấm phúc khảo (dự kiến) vào ngày 27/08/2012. Trong trường hợp kết quả phúc khảo thay đổi, nhà trường sẽ cấp lại ngay cho thí sinh phiếu báo kết quả thi mới để thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung. Trong trường hợp điểm phúc khảo không hoàn thành trước khi hết hạn số tuyển bổ sung, nhà trường sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng thí sinh theo nguyên tắc đúng quy chế và đảm bảo quyền lợi của thí sinh. - Hỏi: Chao cac Thay Co Con toi thi vao nganh quan tri dich vụ du lich lu hanh khoi D bi thieu duoc 20.5 diem. bi thieu 0.5 diem. Toi da lam don xin phuc khao bai thi tại truong DHNN – DHQGHN.Trong truong hop ket qua phuc khao duoc tang 0.5 diem luc do con toi duoc trung tuyen khong. Viec chia se thong tin giua truyong DHNN va truong DDHKHXN se dien ra nhu the nao? Toi duoc biet ngay 13 thang 8 truong DHNN bat dau gui giay bao diem nhu vay neu ket qua phuc khao thay doi. truong lai gui lai giay bao hay the nao? Cam on cac Thay Co - Đáp: Nếu kết quả phúc khảo tăng và thí sinh đủ điểm thì sẽ được công nhận trúng truyển theo diện trúng tuyển sau phúc khảo. Khi đó, Trường Đại học Ngoại ngữ sẽ thông báo kết quả cho Trường Đại học KHXH&NV để triệu tập trúng tuyển bổ sung.
- Hỏi: Theo như trang web của trường đăng tải thi hồ sơ XTBS chỉ gồm phiếu báo kết quả dự thi và giấy ưu tiên nếu có. Thầy cô cho e hỏi vậy thì khi đi nộp hồ sơ chỉ cần giấy báo kết quả thi hay là cần những giấy tờ nào khác để được xét NVBS ạ? - Trả lời: Em xem kỹ thông báo xét tuyển bổ sung của Trường tại đây (LINK). Theo đó, ngoài giấy báo kết quả thi và phong bì ghi họ tên và địa chỉ, điện thoại, nếu em thuộc diện đối tượng ưu tiên thì kèm theo giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên nữa. - Hỏi: E muốn xem danh sách thí sinh xét tuyển bổ sung thì có thể xem ở đâu ạ? Nếu gửi giấy báo theo đường bưu điện thì lệ phí xét tuyển em phải nộp như thế nào? - Trả lời: Em xem danh sách xét tuyển bổ sung tại đây. Khi em gửi đăng ký xét tuyển bổ sung theo đường bưu điện thì hỏi nhân viên bưu điện nơi em gửi để được hướng dẫn về việc chuyển lệ phí xét tuyển. - Hỏi: hiện em chưa có giấy báo kết quả thì có được vào làm hồ sơ không? e cảm ơn !!! - Trả lời: Giấy báo kết quả thi là nội dung quan trọng nhất của hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung. Nếu chưa có giấy báo thì em chưa nộp được. Nếu em chưa nhận được giấy báo thì nên chủ động hỏi tại nơi em nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
- Hỏi: em muon dag ki vao khoa su pham lich su cua truog dai hoc giao duc thi lam nv2 vao truog khxh&nv hay vao truong dai hoc giao duc a?va truong dai hoc giao duc co tuyen nhung thi sinh o khu vuc 1 khong a? - Trả lời: Em nộp đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trường Đại học Giáo dục có tuyển sinh thí sinh ở khu vực 1. - Hỏi: Có được phép nộp 2 phiếu điểm cho 2 nguyện vọng vào 2 khoa khác nhau của trường không. Trong trường hợp trường lấy điểm từ cao xuống thấp, chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh bằng điểm nhau thì trường sẽ xét tuyển như thế nào? - Trả lời: Em được quyền nộp đăng ký xét tuyển bổ sung vào 2 ngành khác nhau của Trường. Lưu ý là phải nộp phiếu báo điểm bản gốc. Khi có nhiều thí sinh bằng điểm nhau thì nhà trường sẽ căn cứ chỉ tiêu xét tuyển bổ sung của ngành đó để xem xét về điểm chuẩn. - Hỏi: cho em hỏi hồ sơ xét tuyển nv 2 sẽ được xét sau khi hết hạn nhận hồ sơ hay là sẽ xét theo thời gian nhận được hồ sơ? Và các khoa sẽ xét nv2 theo những tiêu chí nào? - Trả lời: Sau khi hết hạn nhận hồ sơ (16h, ngày 29/08/2012), nhà trường mới xét các nguyện vọng bổ sung. Hồ sơ dù nộp sớm hay nộp vào hạn cuối thì đều có giá trị như nhau khi xét tuyển. Tiêu chí để xét là căn cứ điểm đã đạt được của thí sinh đăng ký theo từng khối và chỉ tiêu đã công bố cho khối đó ở ngành thí sinh đăng ký. Trường hợp nhiều thí sinh bằng điểm nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, nhà trường sẽ căn cứ tổng chỉ tiêu của ngành để xem xét. - Hỏi: có tính điểm cộng khi xét tuyển hay không ??? - Trả lời: Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đã công bố là đối với thí sinh khu vực 3, học sinh phổ thông. Các đối tượng khác được cộng điểm theo quy chế tuyển sinh hiện hành. - Hỏi: khoa có thể lấy thêm chỉ tiêu nếu các thí sinh có số điểm bằng nhau hay có thể lấy thêm chỉ tiêu hơn nữa không ạ? Rât mong thầy cô có thể cho em câu trả lời. - Trả lời: Như đã nêu trên, khi đó, nhà trường căn cứ tổng chỉ tiêu của ngành đó để xem xét. - Hỏi: Thưa thầy cô, khoa ngôn ngữ học và hán nôm sau khi ra trường sẽ làm gì ạ? Vừa rồi em thi khối C vào quốc tế học nhưng được 19.5. Thầy cô có thể cho em biết khả năng đỗ của em có cao không ạ. Về đầu ra của sinh viên Khoa Ngôn ngữ học và ngành Hán Nôm, em có thể tham khảo thông tin tại website của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đặc biệt, buổi tư vấn tuyển sinh ngày 24/3/2012. Trong buổi tư vấn này chúng tôi đã tư vấn rât kỹ về chính câu hỏi mà em vừa đặt ra về ngành Ngôn ngữ và Hán Nôm. Nhìn một cách khái quát, cả hai ngành này đều là những khoa học về ngôn ngữ, tuy nhiên, nếu như ngành Ngôn ngữ thiên về các vấn đề khái quát của ngôn ngữ học với tư cách là một khoa học thì ngành Hán Nôm đặc biệt đi sâu vào di sản Hán Nôm, các kiến thức về Hán Nôm và các lĩnh vực thực hành, nghề nghiệp liên quan đến di sản Hán Nôm. Khả năng đỗ thì không nên dự đoán khi thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung chưa kết thúc. - Hỏi: em muốn chuyển sang khoa ngôn ngữ học vậy thầy cô cho em biết cơ hội trúng tuyển bổ sung của em có cao không ạ vì các khoa xét tuyển bổ sung cũng lấy theo độ dốc nếu không được em có thể chuyển sang khoa khác nếu đủ điều kiện không? - Trả lời: Hàng ngày Nhà trường đều cập nhật danh sách đăng ký xét tuyển bổ sung trên website, căn cứ chỉ tiêu tuyển bổ sung đã thông báo, thí sinh có thể biết được mình ở vị trí nào trong danh sách xét tuyển. Tuy vậy, em cần lưu ý là những ngày cuối là thời điểm có thêm nhiều hồ sơ mới nên vị trí đó có thể thay đổi. Trong trường hợp thấy không có khả năng trúng tuyển, em nên rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển bổ sung vào ngành khác hoặc trường khác. Nhà trường không tự động chuyển hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung của thí sinh. - Hỏi: Trong xét nguyện vong bổ xung ngày 10/8 có lưu ý: Thí sinh rút hồ sơ đăng kí ở ngành A của Trường Đại học KHXH&NV vẫn được nộp hồ sơ đăng kí vào ngành B của Trường Đại học KHXH&NV nếu thí sinh có nguyện vọng và còn trong thời gian cho phép. Vậy nếu ngành A của trường không đủ điểrm chuẩn ngành B đủ điểm thì các em được chuyển sang ngành B nếu còn chỉ tiêu hay là xét điểm từ trên xuống dưới với các thí sinh khác. - Trả lời: Em cần lưu là Nhà trường không tự chuyển hồ sơ đăng ký cho thí sinh. Như đã thông báo, thời hạn rút hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung là đến ngày 27/08. Trong thời gian này, nếu em thấy không trúng tuyển vào ngành đã nộp hồ sơ thì có thể rút hồ sơ và nộp sang ngành khác của Trường mà đang còn chỉ tiêu. - Hỏi: Thưa thầy cô! Vừa qua em dự thi đc 18đ (sau khi cộng) ko đủ điểm vào ngành văn học, em đã làm đơn fúc khảo, trong thời gian chờ đợi đến ngày 31/8, em có thể nộp đơn xét tuyển sang ngành Hán nôm hoặc Văn học ko ạ? Và khả năng đc nhận là bao nhiêu nếu xét điểm từ trên xuống ạ? - Trả lời: Với kết quả thi của em, em đủ điều kiện để đăng ký xét tuyển vào ngành Hán Nôm của Nhà trường. Sau khi kết thúc thời gian đăng ký xét tuyển, Nhà trường sẽ xét trúng tuyển theo điểm từ cao xuống thấp nên giờ chưa thể biết trước được khả năng trúng tuyển của em là thấp hay cao được. Hỏi: Thưa thầy cô em em muốn nộp nv2 vào trường nhưng em sợ điểm của em ko đủ để vào.29 là hết hạn nộp hồ sơ liệu lúc đó em đã biết đỗ hay trượt chưa ạ?Vì trường Đại học văn hóa đến 7/9 là hết hạn.nếu em không trúng tuyển vào trường có kịp rút hồ sơ nộp vào trường đó không ạ Trả lời: Tất cả các thí sinh có kết quả thi trên điểm sàn cao đẳng của Bộ GD&ĐT đều được cấp 02 giấy chứng nhận kết quả thi giống nhau. Vì vậy, em có thể nộp song song 2 ngành hoặc 2 trường cùng 1 lúc chứ không phải đợi rút hồ sơ đăng ký đã nộp. Với các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH KHXH&NV, danh sách đăng ký sẽ được cập nhật hàng ngày trên website của Nhà trường và thí sinh có quyền được rút hồ sơ tới 16h00, ngày 27/08/2012. Em có thể xem chi tiết thông báo xét tuyển bổ sung năm 2012 của Nhà trường tại địa chỉ sau: http://ussh.vnu.edu.vn/xet-tuyen-bo-sung-dai-hoc-nam-2012/6277 Hỏi: em da giu don phuc khao cho hoi dong tuyen sinh,nhung nay em da nhan duoc giay chung han ket qua thi,vay cho em hoi khi nha truong cong bo ket qua phuc khao,neu diem thi cua em co len diem, thi em co nhan duoc giay bao diem phuc khao khong a! Em xin chan thanh cam on! Trả lời: Tất cả các thí sinh không trúng tuyển nhưng có kết quả thi đạt từ điểm sàn cao đẳng của Bộ GD&ĐT trở lên đều được cấp 02 giấy chứng nhận kết quả thi giống nhau. Đối với các thí sinh phúc khảo bài thi, trong trường hợp có thay đổi kết quả, Nhà trường sẽ in lại giấy chứng nhận kết quả thi mới cho thí sinh ngay sau khi công bố kết quả phúc khảo. Thí sinh sẽ nhận giấy chứng nhận kết quả phúc khảo mới tại Phòng Đào tạo, Trường ĐH KHXH&NV. Hỏi: XTBS thì co ưu tiên thí sinh thi vào trường KHXHNV không vậy?, nếu nộp sớm hồ sơ XTBS thì cơ hội như thế nào nếu so với XTBS muộn hơn? Trả lời: Tất cả các thí sinh dự thi đại học theo đề chung của Bộ GD&ĐT đều có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào các ngành còn chỉ tiêu của Trường ĐH KHXH&NV. Do số thí sinh trúng tuyển được xét từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu, nên việc nộp sớm hay muộn là như nhau. Hỏi: Trúng tuyển rồi sau này có được chuyển khoa hay không? Trả lời: Nếu em đã trúng tuyển vào một ngành học của trường thì sẽ không được chuyển sang ngành học khác. Tuy nhiên, nếu em đủ điều kiện để xét tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao, nhiệm vụ chiến lược hoặc tâm lý học lâm sàng theo thông báo của Nhà trường thì em có thể đăng ký xét tuyển. Chi tiết thông báo xét tuyển đào tạo chất lượng cao, nhiệm vụ chiến lược hoặc tâm lý học lâm sàng xem tại đây. Hỏi: Thầy cô cho e hỏi về việc Xét tuyển thí sinh thuộc diện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, giờ đã có kết quả chưa ạ. Đến bao giờ có kết quả ạ. Và e có thể xem kết quả đó ở đâu ạ. Trước e thấy có tin là 20/8 trường công bố kết quả, nhưng hôm nay e vẫn chưa thấy có gì ạ. Mong thầy cô giải đáp giúp e. Cám ơn thầy cô ạ. Trả lời: Nhà trường đang chờ ý kiến kết luận của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc bổ túc kiến thức cho thí sinh thuộc diện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP để công bố cho thí sinh. Dự kiến chiều mai, 21/08/2012, ĐHQG Hà Nội sẽ có hướng dẫn về việc này. Sau đó, nhà trường sẽ thông báo cho thí sinh.
1. Sinh viên ngành Ngôn ngữ học học gì? Sinh viên ngành Ngôn ngữ học được học: - Các kiến thức và kĩ năng nghiên cứu ngôn ngữ học , Việt ngữ học, tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và khu vực - Các kiến thức và kĩ năng để giảng dạy về ngôn ngữ học, Việt ngữ học, tiếng tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam và người nước ngoài. - Các kiến thức và kỹ năng biên soạn các sách công cụ về tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác (sách dạy tiếng, sách ngữ pháp, từ điển giải thích, từ điển song ngữ, từ điển bách khoa các loại, vv) - Các kiến thức và kỹ năng soan thảo, biên tập xuất bản, báo chí truyền thông. - Các kiến thức và kĩ năng liên quan đến các hoạt động ứng dụng ngôn ngữ trong kinh tế (tiếp thị, quảng cáo), công nghệ thông tin (ngôn ngữ máy tính), y học (phục hồi chức năng bệnh lí ngôn ngữ, v.v) Các em có thể tìm hiểu thêm thông tin về Khoa Ngôn ngữ học qua trang web của Khoa: ngonnguhoc.org 2. Sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm những việc gì? Sinh viên học ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm được rất nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là các công việc: - Nghiên cứu về ngôn ngữ học, tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc ở VN và khu vưc - Giảng dạy về ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở các trường đại học. - Dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. - Dạy văn học và tiếng Việt ở các trường phổ thông. - Làm biên tập viên ở các nhà xuất bản; biên tập viên và phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông. - Và nhiều công việc khác liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, hành chính và doanh nghiệp… 3. Sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm việc ở đâu? Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học có thể làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau. Dưới đây là các cơ quan thường tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học đến làm việc: - Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, Phân viện KHXH ở Tp Hồ Chí Minh, Viện Đông Nam Á, Viện Cơ yếu… - Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt của Trường Đại học KHXH-NV, ĐHQG Hà Nội; các khoa Ngữ văn, khoa Việt Nam học của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ và của nhiều trường đại học khác trong cả nước. - Các nhà xuất bản Giáo dục, Lao động, Phụ nữ, ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội… - Các cơ quan báo chí, truyền thông, như: TTXVN, Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo Nhân dân, Hà Nội mới, Lao động, Lao động – Xã hội…; các cơ quan báo chí, truyền thông khác ở trung ương và địa phương. - Các trường cao đẳng, trung cấp, các trường PTCS và PTTH, vv. 4. Chương trình Cử nhân Ngôn ngữ học trình độ quốc tế khác với các chương trình khác như thế nào? Hiện nay Khoa Ngôn ngữ học chỉ có Chương trình đào tạo Cử nhân NNH trình độ quốc tế. Đây là chương trình đào tạo được phát triển từ chương trình chất lượng cao, nâng cao hơn cả về thời lượng và nội dung. Các sinh viên tham gia chương trình này: - Năm thứ nhất tập trung học tiếng Anh ở ĐH Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia HN) - Từ năm thứ hai, học chuyên môn tại Khoa Ngôn ngữ học: tỷ lệ các môn chuyên môn học bằng tiếng Anh (hoặc song ngữ Anh- Việt) khoảng 50% - Khóa luận tốt nghiệp viết bằng tiếng Anh. Sinh viên theo học chương trình này cũng có nhiều ưu đãi hơn các chương trình đào tạo khác: - Được cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học, thực tập thực tế và làm khóa luận tốt nghiệp cao hơn các hệ khác, - Được tập trung học tiếng Anh 1 năm ở ĐH Ngoại ngữ để có chuẩn tiếng Anh 5.5 Ielts, Sau 4 năm học đạt chuẩn tiếng Anh 6.0 Ielts - Được các giáo sư giỏi trong nước và nước ngoài giảng dạy, trong đó có nhiều môn dạy bằng tiếng Anh… - Sau khi tốt nghiệp được ưu tiên xét tuyển học cao học ở trong nước hoặc nước ngoài 5. Tình hình việc làm của SV Ngành Ngôn ngữ học sau khi ra Trường? - Theo điều tra của Phòng Chính trị và công tác sinh viên Trường đối với 69 sinh viên K48 của Khoa Ngôn ngữ học: 1 năm sau khi ra trường 100% có việc làm, trong đó trên 70% là làm việc đúng hoặc có liên quan đến chuyên môn . Các em có thể tham khảo tình hình việc làm của sinh viên khoa NNH với các khoa khác tại đây.
Hỏi: em muốn chuyển sang khoa ngôn ngữ học vậy thầy cô cho em biết cơ hội trúng tuyển bổ sung của em có cao không ạ vì các khoa xét tuyển bổ sung cũng lấy theo độ dốc nếu không được em có thể chuyển sang khoa khác nếu đủ điều kiện không? Trả lời: Hàng ngày Nhà trường đều cập nhật danh sách đăng ký xét tuyển bổ sung trên website, căn cứ chỉ tiêu tuyển bổ sung đã thông báo, thí sinh hoàn toàn có thể biết được mình có đỗ hay không. Trong trường hợp thấy không có khả năng trúng tuyển, em có thể rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển bổ sung vào ngành khác. Nhà trường không tự động chuyển hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung của thí sinh. Hỏi: thi khối c.mu0n xet vô tru0ng.e thi duoc 14.75d.thuoc khu vuc 1.doi tu0ng ưu tien 1.khi lam ho so xin xet tuyen e can chuan bi nhung gi.e xet vao nganh xa h0i hoc kha nang dau co cao khong a..e xin cam ơn. Trả lời: Trường hợp của em, tổng điểm tính cả điểm ưu tiên là 18,5. Như vậy, em đã đủ điều kiện để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành xã hội học. Còn khả năng đỗ cao hay thấp thì không thể nói trước được em ạ. Em cần chú ý xem danh sách đăng ký xét tuyển bổ sung trên website của Nhà trường để biết được thứ hạng của mình. Hỏi: Thua thay co ! Em la quan nhan xuat ngu.nam nay e thi truong minh .em dc 16,5 khu vuc 2 …truoc ngay thi em co la thu tuc doi tuong uu tien 03.Nhung den khi vao thi, giam thi phat cho em the du thi nhung van ko co j thay doi ca …vay em co dc huong doi tuong uu tien 03 ko a?va 19d (cong ca uu tien )lieu co do vao nvbs nganh lich su,hay han nom ko a? Trả lời: Em cần lưu ý quân nhân xuất ngũ phải có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên và thời điểm xuất ngũ không quá 18 tháng tính đến ngày dự thi thì mới được công nhận ưu tiên. Nếu trong thẻ dự thi, phần đối tượng để trống thì em sẽ không được cộng điểm ưu tiên đối tượng. Em cần liên hệ với bộ phận tuyển sinh của Nhà trường theo số điện thoại: 0946631686 để kiểm tra lại nhé.
1. Em thi khối C được 18đ(đã tính điểm ưu tiên) nhưng đã rớt nv1, em muốn đăng ký xét nv bổ sung vào trường đh KHXH&NV ngành Văn Hóa học, vậy khả năng trúng tuyển của em có cao không ạ? Em xin cám ơn. Với kết quả thi như trên, em đủ điều kiện để được xét tuyển bổ sung vào Khoa Lịch sử. Hướng ngành Văn hóa học (như em hỏi) là một trong 5 hướng ngành đào tạo bậc đại học của Khoa Lịch sử. Sau khi tích lũy đủ các môn học thuộc khối kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức nhóm ngành và một số môn học thuộc khối kiến thức ngành, các sinh viên lựa chọn hướng ngành Văn hoá học, thông qua các chuyên đề cơ bản của hướng ngành, sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về: Khái niệm văn hóa, xu hướng nghiên cứu văn hóa qua các thời kỳ lịch sử, những trường phái nghiên cứu văn hóa và lịch sử văn hóa của nhân loại cũng như những nhìn nhận mới về văn hóa hiện đại; Diễn trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam đặt trong mối tương quan với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - xã hội của Việt Nam, từ đó xác định rõ hình thái, nội dung và kết quả của quá trình tiếp xúc và giao lưu trong lịch sử văn hóa Việt Nam; Những khái niệm cơ bản về Xã hội học nói chung và Xã hội học Văn hóa nói riêng cũng như các kỹ năng, phương pháp nghiên cứu đặc thù của xã hội học trong nghiên cứu những vấn đề văn hoá của xã hội Việt Nam cổ truyền và đương đại; Giới thiệu một số lý thuyết nghiên cứu về đô thị và văn hóa đô thị trong và ngoài nước, những đặc trưng cơ bản của đô thị và văn hóa đô thị trong diễn trình lịch sử Việt Nam, bước đầu tìm hiểu, đánh giá về đô thị và văn hóa đô thị ở Việt Nam trong xã hội hiện đại. Các môn học tự chọn của chuyên ngành cho sinh viên cơ hội được tìm hiểu chuyên sâu về những giá trị cụ thể hoặc những nghiên cứu mới về văn hóa như: Nghiên cứu toàn diện về con người và văn hóa; Các vùng văn hóa ở Việt Nam cũng như các lý thuyết phân vùng văn hóa; Quá trình và những đặc điểm của văn hóa dân gian, nhận diện được các loại hình văn hóa dân gian trong cuộc sống đời thường, trên cơ sở đó xem xét mối liên hệ giữa các loại hình đó và sự tác động của nó tới cuộc sống xã hội; Đặc điểm và quá trình của các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam cũng như những đặc điểm của lễ hội và sự vận động của nó trong xã hội hiện đại; Những đặc điểm của văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ với môi trường; Quá trình hình thành và kết cấu kinh tế xã hội làng Việt cổ truyền và môi tường của văn hoá làng Việt. Tìm hiểu những thành tố của văn hoá làng Việt để rút ra được những đặc trưng của văn hoá làng Việt, sự phục hồi và những biển đổi của văn hoá làng Việt trong đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay. 2. Em thi đại học được 21đ không đỗ vào khoa quốc tế học của trường ! em muốn XTBS vào khoa lịch sử liệu có nhiều khả năng không hả các thầy cô ? nếu không em có thể xé tuyển vào khó nào khác có khả năng hơn không ạ? ban em thi được 19,5 điểm tính cả điểm ưu tiên được 21điểm nhưng không đỗ khoa quốc tế học. ban Em muốn học trong trường xin thầy cô tư vấn cho bạn em nộp nguyện vọng thì nên chọn khoa nào? thưa các thầy cô,bạn em thi khoa quốc tế học của trương được 21 điểm cả điểm cộng.Bạn em muốn học khoa sư phạm lịch sử của trường liệu cơ hội đỗ có nhiều không ạ.em rất mong tin hồi âm ạ.Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô? Năm nay, Khoa lịch sử xét tuyển nguyện vọng hai khối C từ 18 điểm, khối D từ 17 điểm. Em không nói rõ điểm của em là khối C hay D, tuy nhiên với kết quả như vậy, em hoàn toàn đủ điều kiện được xét tuyển đợt này. Trong các ngành đào tạo đại học của Khoa Lịch sử có một hướng ngành phần nào đó theo hướng em mong muốn theo đuổi, đó là Lịch sử Thế giới. Các môn học do Bộ môn Lịch sử Thế giới phụ trách giúp sinh viên tích lũy được những kiến thức cơ bản và có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trong thời kỳ cổ-trung đại, cận đại và hiện đại; Kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử, các thành tựu về kinh tế, chính trị và văn hoá của các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á; Các vấn đề quan hệ thương mại ở khu vực biển Đông thời Cổ Trung đại, các học thuyết chính trị-xã hội ở Trung Quốc thời Cổ Trung đại, sự hình thành và phát triển của các công ty Đông Ấn châu Âu và tác động đối với châu Á thế kỷ XVI-XVII, các phong trào duy tân, cải cách ở châu Á thế kỷ XIX-XX, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu EU, chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc điểm quan hệ quốc tế sau chiến tranh Lạnh…, về phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử thế giới. 3. Em thi khối C vào Học viện Hành Chính được 18, 5 điểm nhưng không đỗ. Hiện giờ em muốn nạp hồ sơ nguyện vọng hai vào khoa lịch sử hoặc bộ môn Nhân học (với điểm xét tuyển là 18) liệu có khả năng đỗ không ạ? Với kết quả thi như trên, em đủ điều kiện để được xét tuyển bổ sung vào Khoa Lịch sử. Sau khi tích lũy đủ các môn học thuộc khối kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức nhóm ngành và một số môn học thuộc khối kiến thức ngành, các sinh viên Khoa Lịch sử sẽ được lựa chọn một trong 5 hướng ngành đào tạo của Khoa là Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Văn hóa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Khảo cổ học.
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn