86 năm Báo chí cách mạng Việt Nam
admin
2011-06-19T04:08:05-04:00
2011-06-19T04:08:05-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/86-nam-bao-chi-cach-mang-viet-nam-5444.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Chủ nhật - 19/06/2011 04:08
Nhân dịp kỉ niệm 86 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2011), website Trường ĐHKHXH&NV điểm lại những sự kiện, con số đáng lưu ý về nghề báo và ngành đào tạo báo chí.
Nhân dịp kỉ niệm 86 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2011), website Trường ĐHKHXH&NV điểm lại những sự kiện, con số đáng lưu ý về nghề báo và ngành đào tạo báo chí.
Ngày 21/6/1925 số báo Thanh niên đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã được xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc), mở đầu cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày 21/6 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của những người làm báo Việt Nam.
Tính đến tháng 3/2011, trong lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cả nước có 67 đài, gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh - truyền hình ở các địa phương với 200 kênh truyền hình sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài (đang được phát trên hệ thống truyền hình trả tiền). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp, một Hãng thông tấn Nhà nước là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
Cũng tính đến tháng 3/2011, có 17.000 nhà báo được cấp Thẻ nhà báo trong số hàng trăm ngàn người đang hoạt đông trong lĩnh vực báo chí truyền thông của cả nước.
Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Hai cơ sở này đào tạo đủ các hệ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ báo chí truyền thông; Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH &NV Tp HCM - ĐHQG Tp HCM và Khoa Báo chí Truyền thông, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hai đơn vị này đào tạo hệ cử nhân. Ngoài 4 cơ sở đào tạo đại học và sau đại học nói trên, còn có Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình Trung ương 1 (Phủ Lý) và Trung ương 2 (Tp. Hồ Chí Minh) thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV); Trường Cao đẳng Truyền hình Thường tín - Hà Nội thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN là mô hình đầu tiên hiện nay trong các cơ sở đào tạo báo chí và truyền thông, đang thực hiện chức năng: đào tạo nghiệp vụ cho Khoa Báo chí và Truyền thông, sản xuất các sản phẩm truyền thông, mở các lớp đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Việt và thông tin, quảng bá hình ảnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc gia Hà Nội. Các cơ sở đào tạo này góp một phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho nền báo chí truyền thông đất nước theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.