Ngôn ngữ
- Thời gian tổ chức hội thảo: 25 - 27/11/2008
- Địa điểm hội thảo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội - Việt Nam).
- Ngôn ngữ sử dụng trong hội thảo: tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Việt.
- Chi phí dự hội thảo:
+ Tiền ở: Được đài thọ trong thời gian hội thảo (gồm 3 đêm 24, 25, 26 tháng 11/2008), nếu ở thêm, cá nhân tự thanh toán.- Nội dung:
Có thể nói vị thế của Hàn Quốc ở châu Á trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng. Thông qua sự gia tăng về quy mô thương mại của Hàn Quốc với các nước châu Á, sự trao đổi về nhân lực qua các chương trình du học và du lịch, và đặc biệt là việc phát triển mối quan hệ giao lưu văn hoá, văn hoá Hàn Quốc đã được đón nhận như một hiện tượng kì diệu mà không ai có thể đoán trước. Văn hoá Hàn Quốc giờ đây không chỉ là văn hoá của riêng người Hàn Quốc mà đã trở thành nền văn hoá được rất nhiều người dân châu Á yêu thích. Mặc dù vậy, ngành Hàn Quốc học ở khu vực châu Á, nhất là ở Đông Nam Á mới đang chỉ dừng lại ở mức khởi đầu. Với tư cách là một ngành nghiên cứu tổng hợp về lịch sử, xã hội, văn hoá Hàn Quốc, Hàn Quốc học khu vực vẫn còn rất non yếu cả về lượng và chất. Nhằm tăng cường hiểu biết của người châu Á về Hàn Quốc, Hội thảo khoa học lần này có mục đích đưa ra một cái nhìn tổng hợp về “Hàn Quốc và Hàn Quốc học từ góc nhìn châu Á”. Nội dung của hội thảo tập trung vào những vấn đề cụ thể như sau:
- Đăng kí báo cáo
Những người muốn tham gia hội thảo cần nộp một bản tóm tắt báo cáo có liên quan đến một trong những chủ đề trên và các thông tin về bản thân theo các mục dưới đây:
+ Tên báo cáo và tóm tắt: Khoảng 450 chữ, dài 1 trang A4 bằng một trong các thứ tiếng Hàn Quốc, tiếng Anh, tiếng Việt).Kết quả chọn báo cáo tóm tắt dự kiến sẽ thông báo vào ngày 24/4/2008.
Những người được dự kiến báo cáo trong hội thảo phải nộp bài trước ngày 26/9/2008.
Phương thức và ngôn ngữ soạn thảo báo cáo sẽ được thông báo cùng với kết quả chọn báo cáo tóm tắt.
Ban tổ chức Hội thảo gồm:
1. Nguyễn Văn Khánh, Giáo sư
Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN2. Nak-Whan Paik, Giáo sư thỉnh giảng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN3. Gilsang Lee, Giáo sư
Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàn Quốc Trung ươngTác giả: no1knows
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn