Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

Thứ ba - 22/04/2008 15:50

Đó là tên hội thảo do Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Viện Konrad - Adenauer (Cộng hoà Liên bang Đức) tổ chức ngày 18/4/2008. Đây là một trong nhiều hoạt động nằm trong loạt chương trình nghiên cứu có tính hệ thống với chủ đề Kinh tế thị trường xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà hai bên đã hợp tác thực hiện trong nhiều năm qua. Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các viện nghiên cứu, các trường đại học Việt Nam cùng các nhà khoa học đến từ CHLB Đức.

Các tham luận tại hội thảo tập trung vào các nội dung chính: thách thức và cơ hội của ngành nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO; những kiến nghị, giải pháp và bài học kinh nghiệm của các nước khác. Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu mới và có giá trị.

Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam
Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

Đó là tên hội thảo do Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Viện Konrad - Adenauer (Cộng hoà Liên bang Đức) tổ chức ngày 18/4/2008. Đây là một trong nhiều hoạt động nằm trong loạt chương trình nghiên cứu có tính hệ thống với chủ đề Kinh tế thị trường xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà hai bên đã hợp tác thực hiện trong nhiều năm qua. Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các viện nghiên cứu, các trường đại học Việt Nam cùng các nhà khoa học đến từ CHLB Đức.

Các tham luận tại hội thảo tập trung vào các nội dung chính: thách thức và cơ hội của ngành nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO; những kiến nghị, giải pháp và bài học kinh nghiệm của các nước khác. Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu mới và có giá trị.

* Nông nghiệp - Chìa khoá của sự ổn định và phát triển?

Theo PGS.TS Trần Nguyễn Tuyên (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO là vấn đề đặc biệt quan trọng. Phát triển nông nghiệp bền vững là một nhân tố bảo đảm phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ: “Trước mắt cũng như lâu dài, kinh tế nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đối với nước ta là một nước đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà ngay cả các nước công nghiệp phát triển. Quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường... Đầu tư phát triển nông nghiệp là một biện pháp bảo đảm công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Cũng đồng tình với quan điểm này, trong tham luận “Một số suy nghĩ về tác động của WTO đối với nông nghiệp Việt Nam hiện nay”, ThS. Tống Văn Chung (Trường ĐHKHXH&NV) nhận định: Ở Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp là sinh kế chính của hơn 60% dân số. Kể từ năm 1989, Việt Nam đã là một quốc gia xuất khẩu nông sản, trong đó, gạo chiếm tỉ lệ lớn. Sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp, trong đó có 44% số hộ thuộc diện nghèo và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy, nông nghiệp chính là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân Việt Nam nói chung và nông thôn nói riêng.



* Ngành nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO: Lắm cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức

Các tham luận đều khẳng định, gia nhập WTO tạo ra những tác động vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, thậm chí tạo nên những cú sốc lớn, những thay đổi căn bản và toàn diện trong cơ cấu nông nghiệp và tư duy sản xuất.

Cũng theo ThS. Tống Văn Chung, điều đáng nói nhất của nông nghiệp Việt Nam khi vào WTO là thị trường sẽ mở rộng cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, đồng thời Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện thiếu công bằng mà Việt Nam đã từng gặp phải trước đây khi xuất hàng vào các thị trường nước ngoài. Đồng thời, là thành viên của WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài và có tiếng nói ngang bằng với những thành viên khác khi WTO thảo luận các vấn đề chung. Còn thách thức lớn nhất là nông nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, mà Việt Nam chưa có có kinh nghiệm thực thi các điều khoản cam kết... “Tất cả khó khăn là việc không thể giải quyết một sớm một chiều mà cần thời gian và sự hỗ trợ các bên để giảm thiểu những rủi ro này”.

PGS.TS Hoàng Phước Hiệp (Bộ Tư pháp) thì nhận xét: Gia nhập WTO đưa lại nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam. Trước hết là tạo khuôn khổ pháp lí ổn định, lâu dài, minh bạch công khai, có thể dự báo trước những rủi ro trong thương mại nông sản cho các nhà sản xuất. Mặt khác, điều đó sẽ giúp các nhà sản xuất Việt Nam rộng đường thâm nhập vào thị trường nông sản rộng lớn của cộng đồng thương mại quốc tế, tạo cơ hội cho nông dân Việt Nam thay đổi tư duy làm ăn theo lối hiện đại. Cuối cùng, vào WTO sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà sản xuất Việt Nam cũng như các nước tham gia thị trường nông sản trong nước và quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ông Hiệp cũng nhấn mạnh đến tác động của việc vào WTO sẽ ảnh hướng mạnh đến hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật về nông nghiệp. “Quá trình rà soát các văn bản pháp luật cho thấy có một số quy định pháp luật chưa phù hợp với cam kết của Việt Nam vào WTO... Việc gia nhập WTO đã đặt ra khả năng phải tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp”.



* Giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam: Nhìn từ nhiều góc độ

Theo TS. Juergen Wiemann (Viện Phát triển Đức), nông nghiệp Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế trước ngưỡng cửa cuộc chơi WTO, đòi hỏi Nhà nước có nhiều biện pháp khắc phục bằng “các công cụ phù hợp với tinh thần WTO”. TS. Wiemann đưa ra một số giải pháp gợi ý như: tạo ra việc làm phi nông nghiệp ở vùng nông thôn; chính phủ và các hội đoàn phải cung cấp nhiều thông tin hơn về tiếp cận thị trường, thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu... để khắc phục tình trạng nông dân thiếu thông tin dẫn đến không có định hướng sản xuất chiến lược; tăng cường đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp cũng như quảng bá kết quả đối với các nhà sản xuất nông nghiệp; cải thiện việc cung cấp dịch vụ nhà băng ở nông thôn để khắc phục tình trạng nghèo vốn, thiếu khả năng tín dụng ở nông thôn gây khó khăn cho đầu tư và chuyên sâu trong sản xuất; phát triển hệ thống an sinh xã hội để bảo hiểm cho nông dân khi mất mùa hoặc thu nhập kém; thúc đẩy khả năng cạnh tranh của công nghiệp phục vụ nông nghiệp để căn bản cải thiện năng lực của nông nghiệp Việt Nam; nâng cao tay nghề của người lao động và trình độ quản lí các cơ sở nông nghiệp...

Nhìn từ góc độ truyền thông, PGS.TS Lê Thanh Bình (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh đến tính cần thiết phải phát triển truyền thông khuyến nông với mục đích tạo lập, chia sẻ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn xuất phát từ nhu cầu của nông dân. Theo PGS.TS Lê Thanh Bình, nếu làm tốt công tác truyền thông khuyến nông, người nông dân sẽ chủ động hơn, gắn bó hơn với khoa học kĩ thuật, hiểu rộng toàn diện hơn về quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ nông sản theo chuẩn WTO... Người dân sẽ có điều kiện làm quen với nhiều tri thức mới, do đó trình độ của họ sẽ được nâng lên.



Tuy xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, các tham luận tại hội thảo đều khẳng định việc Việt Nam tham gia WTO là một sự kiện lớn và mới mẻ đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Dù điều này có đặt ra nhiều khó khăn lớn đòi hỏi nông nghiệp Việt Nam phải có những thay đổi và đột phá thì đó vẫn là một sự thay đổi cần thiết theo chiều hướng tích cực, vì sự phát triển và hội nhập chung với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây