Tin tức

Quan hệ quốc tế ở Đông Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ

Thứ hai - 27/06/2016 13:34
Đó là nội dung được nhiều học giả đưa ra tại hội thảo "Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong bối cảnh mới của khu vực" diễn ra vào sáng nay (ngày 27/6/2016) tại hội trường tầng 8 nhà E, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Hội thảo do Nhà trường phối hợp với Quỹ người Hàn quốc tế tổ chức.
Quan hệ quốc tế ở Đông Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
Quan hệ quốc tế ở Đông Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ

Nhìn lại những diễn biến về lịch sử những thập niên 50 của thế kỷ XX, Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm tương đồng khi đất nước bị chia cắt. Đến nay, Việt Nam đã thống  nhất toàn vẹn lãnh thổ được hơn 40 năm, còn Hàn Quốc vẫn đang trong quá trình bị chia cắt. Do đó, việc trao đổi các nghiên cứu về vấn đề hòa bình, ổn định chính trị trên bán đảo Triều Tiên nói riêng và khu vực Đông Á có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của khu vực nói chung và mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng.

Toành cảnh phiên khai mạc hội thảo

Thêm vào đó, trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã có sự thay đổi. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ, bằng cách này hay cách khác, Châu Á nói chung và Đông Á nói riêng, đang chuyển mình, cho thấy tính năng động của nó, trở thành tâm điểm của giao dịch, của toàn cầu hóa, tham gia vào quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với đầy đủ các cơ hội và thách thức.

Trước bối cảnh đó, việc nhìn nhận, đánh giá  về mối quan hệ quốc tế ở Đông Á, những ảnh hưởng và sự chi phối của các cường quốc trên thế giới là cần thiết, đề tiến tới mục tiêu phát triển bền vững, các bên cùng có lợi.

PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV phát biểu  tham luận tại hội thảo

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Á,không chỉ có nhiều điểm tương đồng về văn  hóa mà còn có mối quan hệ hợp tác phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Hiện tại Hàn Quốc đang là quốc gia có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng là đối tác đầu tư kinh tế lớn của Hàn Quốc. Có thể thấy trong thời gian qua, hai quốc gia đã và đang phát triển quan hệ toàn diện, trên nhiều lĩnh vực.

Hội thảo lần này là diễn đàn khoa học của các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu về các vấn đề thời sự của khu vực Đông Á.

Các vị đại biểu đang trình bày quan điểm của mình tại hội thảo

Hội thảo diễn ra trong hai ngày, từ ngày 27 đến ngày 28/6/2017 với 6 phiên chính:

Phiên 1: Một Việt Nam thống nhất và Bán đảo Triều Tiên với các báo cáo: những thách thức quốc tế và trong nước trong việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên; Tiến trình đi đến thống nhất hòa bình Bán đảo Triều Tiên vì một cộng đồng các quốc gia Đông Á hợp tác; Chiến thắng vĩ đạo mùa xuân 1975 trong bối cảnh và tiến trình hội nhập của Việt Nam; Định hướng ngoại giao cho việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Phiên 2: Trật tự mới ở Đông Á trong thế kỷ 21 và Bán đảo Triều tiên với các báo cáo: đối thoại liên Triểu trong bối cảnh lịch sử và chính trị của khu vực Đông Á; Triển vọng thống nhất hai miền Nam - Bắc Triều Tiên và việc thành lập cộng đồng khu vực Đông Á: Tham khảo sự thống nhất nước Đức và Châu Âu; Sự suy yếu cơ chế an ninh trên Bán đảo Triều Tiên năm 2015-2016 và vị thế của Liên Bang Nga.

Các nhà nghiên cứu chủ trì phiên khai mạc sáng nay

Phiên 3:  Ly tán và thống nhất gồm các báo cáo: Chế độ chính trị và những nguyên tắc luật pháp cơ bản của một Hàn Quốc thống nhất; Yếu tố lãnh đạo và chủ nghĩa dân tộc trong tiến trình thống nhất nước Việt Nam; Yếu tố ảnh hưởng đến thành tựu kinh tế của Việt Nam và Triều Tiên; Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai miền Triều Tiên

Phiên 4: Mô thức mới trong đàm phán về việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên với một số báo cáo: Mô thức mới trong đàm phán về việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên; Các yếu tố tác động đến khủng hoảng hạt nhân Bán đảo Triều Tiên và giải pháp...

Phiên 5: Vai trò đương đại của khoa học nhân văn và kinh tế bao gồm các báo cáo: Xóa bỏ sự chia rẽ và thống nhất nền kinh tế - Con đường đưa đến một Hàn Quốc vĩ đại hơn; ai trò của khoa học xã hội và Nhân văn trong quá trình thống nhất đất nước;...

Phiên 6: Cộng đồng người Hàn và Doanh nghiệp Hàn quốc trên thế giới với các báo cáo: Những tác động tích cực của cộng đồng người Hàn Quốc ở nước ngoài đến việc thống nhất bán đảo Triều Tiên; Hàn Quốc thống nhất và vai trò của hòa giải cộng đồng người Hạn tại cộng đồng các quốc gia độc lập...

Tác giả: Hoài An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây