Ngôn ngữ
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước bởi di cư đang được coi là vấn đề “nóng” hiện nay không chỉ với riêng quốc gia nào, đặc biệt với những ảnh hưởng lớn của nó tới cục diện phát triển chung của thế giới trong thời gian vừa qua.
Tại hội thảo, các học giả trong nước và quốc tế đã phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng di cư vào châu Âu và phản ứng của các nước thành viên EU về vấn đề này. Đồng thời, các tham luận và quan tâm chung của các đại biểu tham dự hội thảo cũng hướng tới các vấn đề liên quan đến di cư ở khu vực Đông Nam Á.
Quang cảnh hội thảo
Tham luận tại hội thảo, Tiến sĩ Chayan Vaddhanaphuti – Trung tâm khu vực về khoa học xã hội và phát triển bền vững – ĐH Chiang Mai – Thái Lan nhận định: “Mặc dù là vấn đề không mới nhưng di cư được xem là một trong những mối quan tâm vĩ mô của mỗi quốc gia. Với điều kiện và bối cảnh thực tế hiện nay, mỗi quốc gia cần có tư duy mới, cách ứng xử và giải quyết phù hợp với đặc thù riêng, đặc biệt với vấn đề người tị nạn hồi hương.
Các nước ASEAN hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề tị nạn nội khối. Và vấn đề khó khăn nhất cho vấn đề tị nạn chính là sự quan tâm giáo dục cho các thế hệ con cháu của người tị nạn nhằm cải thiện các điều kiện phát triển, hướng tới tương lai tươi sáng hơn. ”
Các tham luận tại hội thảo đều nhất trí rằng, di cư quốc tế được xem là một trong những vấn đề nổi cộm toàn cầu, tác động đến quan hệ quốc tế cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của từng quốc gia đơn lẻ.
Các diễn giả cũng đã tập trung vào các vấn đề như: Đâu là nguyên nhân của di cư ồ ạt? Di cư ảnh hưởng như thế nào tới sự hòa nhập và thống nhất trong EU và ASEAN? Nhóm nào trong EU và ASEAN sẽ hưởng lợi từ di cư quốc tế? Nhóm nào trong EU và ASEAN sẽ bị đe dọa từ những người nhập cư? Các nước EU và các thể chế trong EU phản ứng ra sao trước cuộc khủng hoảng người di cư? ASEAN đóng vai trò gì trong việc giải quyết vấn đề di cư ở Đông Nam Á?
“Để có thể chủ động ứng phó và giải quyết khủng hoảng di cư, rút kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và ASEAN, Việt Nam cần chú trọng 2 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội - (Ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục chủ trương xóa đói giảm nghèo,…); Nhóm giải pháp về chính trị, đối ngoại - (Tiếp tục tạo điều kiện tiếp cận chính sách cho tất cả người dân; Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tăng cường triển khai các chương trình đối ngoại, giao lưu văn hóa; Tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực về vấn đề di cư, tị nạn để có thể dựng sẵn kịch bản cho tình hình cụ thể có thể phải đối mặt,…)” - Tiến sĩ Đậu Tuấn Nam - Học viện Chính trị Hành chính khu vực I - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu ý kiến. |
Tác giả: Kim Thoa - GD&TĐ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn