Tin tức

Khởi động chuỗi toạ đàm “Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á” 2016

Thứ hai - 06/06/2016 00:41
Ngày 4/6/2016, Khoa Đông phương học tổ chức buổi toạ đàm khoa học đầu tiên trong chuỗi toạ đàm của những nhà nghiên cứu trẻ với chủ đề “Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á” năm 2016.
Khởi động chuỗi toạ đàm “Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á” 2016
Khởi động chuỗi toạ đàm “Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á” 2016

Chuỗi toạ đàm này là nơi các cán bộ trẻ công bố các nghiên cứu của mình cũng như có cơ hội trao đổi chuyên môn với các nhà khoa học trong và ngoài trường để nâng cao năng lực nghiên cứu của mình. Hoạt động này do Quỹ Toshiba (Nhật Bản) tài trợ.

Tại toạ đàm, các đại biểu đã nghe hai báo cáo khoa học: “Cộng đồng người Hàn Quốc ở Hà Nội dưới lăng kính kiến tạo không gian xã hội” của ThS. Nguyễn Thuỷ Giang và “Quy phạm đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ - nghiên cứu trường hợp Nội huấn của Từ Hoàng hậu và Gia huấn ca của Nguyễn Trãi” của NCS. Nguyễn Anh Tuấn.

Toàn cảnh toạ đàm

Báo cáo của tác giả Nguyễn Thuỷ Giang chọn cách tiếp cận cộng đồng người Hàn Quốc ở Hà Nội từ lăng kính Kiến tạo không gian xã hội của Henri Lefebvre. Tác giả giả định rằng dù mới xuất hiện ở Hà Nội chưa lâu nhưng cộng đồng người Hàn Quốc đã kiến tạo một không gian xã hội của họ và không gian này có thể được nhận diện từ ba chiều cạnh vật chất, xã hội và tinh thần. Cách tiếp cận lý thuyết này dẫn dắt định hướng nghiên cứu của tác giả về cộng đồng người Hàn Quốc ở Hà Nội.

GS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì toạ đàm

ThS. Nguyễn Thuỷ Giang trình bày báo cáo

Báo cáo của tác giả Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, nghiên cứu vấn đề tư tưởng của Nho giáo về người phụ nữ lâu nay vẫn hạn hẹp trong một số câu từ như “tam tòng tứ đức”, “phận gái chữ tòng”, “nam tôn nữ ti”… Nội hàm của những khái niệm này tuy đã thể hiện được một số khía cạnh trong tư tưởng của Nho gia về người phụ nữ song vẫn chưa thật đầy đủ để có cái nhìn toàn diện trong một chỉnh thể về những quan niệm và quy phạm đạo đức của Nho gia đối với nhóm đối tượng này. Vì vậy tác giả đã đi sâu tìm hiểu về một nhóm các thư tịch cổ được coi là “kinh thư” dạy dỗ người phụ nữ những quy phạm đạo đức, hành vi trong việc tu thân, xử thế với mục đích làm sáng tỏ và xây dựng nên một bức tranh tổng thể để hình dung rõ hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội Nho giáo xưa kia. Tác giả tập trung phân tích những nội dung của hai tác phẩm là “Nội huấn” của Từ hoàng hậu với tư cách là một trong “Nữ tứ thư” và “Gia huấn ca” của Nguyễn Trãi để làm rõ những quy phạm đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ Trung Hoa và Việt Nam thời trung đại.

NCS Nguyễn Anh Tuấn

Hai báo cáo của hai nhà nghiên cứu trẻ đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi và góp ý của các thầy cô đi trước

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây