Việt Nam học và Tiếng Việt: Những hướng tiếp cận mới

Thứ sáu - 24/08/2012 10:28
Trong hai ngày 21 và 22/8, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt” đã diễn ra tại Đại Lải, Vĩnh Phúc. Đây là hội thảo thường niên được hai đơn vị chuyên đào tạo về Việt Nam học là Khoa Việt Nam học và tiếng Việt (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN) và Khoa Việt Nam học (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TpHCM) đồng tổ chức, nhằm hợp tác và trao đổi những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu cũng như giảng dạy Việt Nam học hiện nay.
Việt Nam học và Tiếng Việt: Những hướng tiếp cận mới
Việt Nam học và Tiếng Việt: Những hướng tiếp cận mới
Trong hai ngày 21 và 22/8, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt” đã diễn ra tại Đại Lải, Vĩnh Phúc. Đây là hội thảo thường niên được hai đơn vị chuyên đào tạo về Việt Nam học là Khoa Việt Nam học và tiếng Việt (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN) và Khoa Việt Nam học (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TpHCM) đồng tổ chức, nhằm hợp tác và trao đổi những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu cũng như giảng dạy Việt Nam học hiện nay. Tham dự Hội thảo có GS.TS. Hoàng Trọng Phiến (nguyên Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Tiếng Việt, từ năm 1968) và GS.TS Đinh Văn Đức (nguyên chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây) và PGS.TS Đinh Lê Thư (nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông Phương học - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TpHCM) cùng gần 50 cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học đến từ hai khoa chuyên đào tạo về Việt Nam học và Tiếng Việt tại hai trường. Hội thảo đã nhận được 51 báo cáo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến Việt Nam học và lĩnh vực dạy tiếng Việt. Số lượng báo cáo đã thể hiện sự quan tâm cũng như năng lực của các các bộ, giảng viên của hai Khoa Việt Nam học. BTC Hội thảo đã chọn ra 8 báo cáo để trình bày. Những báo cáo trên đều được các đại biểu quan tâm và thảo luận sôi nổi. Hội thảo đã làm việc nghiêm túc và có chất lượng với hai phiên. Tám báo cáo trình bày tại hội nghị bao gồm: Một vài đặc điểm của thanh điệu tiếng Việt của cộng đồng người Việt ở Australia (ứng dụng cho việc dạy tiếng) – ThS Đào Mục Đích; Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông ở Lí Sơn – Quảng Ngãi (trường hợp ở Lân Đông Hải – xã An Hải – huyện Lí Sơn) – ThS Nguyễn Duy Đoài; Nghiên cứu di sản thế giới theo hướng tiếp cận nhân học – từ nghiên cứu trường hợp khu đô thị cổ Hội An – ThS Nguyễn Thị Thanh Hà; Một vài gợi ý để có một bài viết hiệu quả - TS Trần Thị Minh Giới (Đoàn TpHCM); Thiết kế nội dung và phương pháp giảng dạy văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài – TS Nguyễn Thị Nguyệt; Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy qua bộ ba thế sự: Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ xa Tổ Quốc và Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ - Giảng viên Vũ Thanh Tùng; Biến đổi đồng nghĩa câu tiếng Việt sử dụng thủ pháp thế các từ đồng nghĩa - ứng dụng vào giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – ThS Vũ Lan Hương; Sử dụng Powerpoint để dạy thuộc lời bài hát, bài thơ – PGS.TS Nguyễn Thiện Nam.

Các báo cáo đều đi sâu vào các lĩnh vực liên ngành của Việt Nam học như văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ học, văn hoá học, dạy tiếng v.v… với mục đích hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Hầu hết các tác giả đều tìm đến hướng tiếp cận mới cho nghiên cứu của mình, chẳng hạn, hướng tiếp cận nhân học trong báo cáo về phố cổ Hội An, hướng tiếp cận ứng dụng công nghệ vào giảng dạy trong báo cáo của PGS.TS Nguyễn Thiện Nam… Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Hoàng Trọng Phiến, đã gợi lại những bước đường phát triển của ngành Việt Nam học và Tiếng Việt, đồng thời đánh giá cao chất lượng của các báo cáo tham gia Hội thảo và nhấn mạnh yêu cầu ngày càng cao về tính chuyên nghiệp trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. GS.TS Đinh Văn Đức cũng khẳng định: Những báo cáo năm nay mang tính ứng dụng cao và đã hoàn toàn đi vào những vấn đề cụ thể, cần thiết nhất trong việc giảng dạy Việt Nam học. Có thể nói, đây cũng là một thành công trong việc mở ra các hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học.

PGS.TS. Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng nhà trường), mặc dù bận công việc tại Hà Nội nhưng cũng đã đến động viên các đại biểu tham dự Hội thảo. Bên lề Hội thảo, giữa cảnh thiên nhiên thơ mộng và không khí trong lành của Hồ Đại Lải, các cán bộ, giảng viên của hai khoa cũng đã có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi các kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt với những đăc trưng riêng của từng vùng, miền. Hai ngày Hội thảo đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc, những kinh nghiệm và những bài học quý báu cho các thành viên tham gia Hội thảo; đồng thời góp phần nâng cao khả năng cũng như kĩ năng giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt cho những chặng đường tiếp theo. Ảnh: Fugo Kunio

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây