Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Phượng.
2. Giới tính: Nữ.
3. Ngày sinh: 18/08/1985.
4. Nơi sinh: Hải Phòng.
5.Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2436/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 08/11/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các hình thức thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án.
7. Tên đề tài mới: Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 từ phương diện truyền thông xã hội.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức.
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu ngôn ngữ truyền thông nên có tính thời sự và ứng dụng cao.
- Luận án đã phân tích, tổng kết những nội dung cốt lõi liên quan đến lí luận về truyền thông, truyền thông xã hội, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với truyền thông và đặc trưng của ngôn ngữ truyền thông.
- Thông qua phân tích dụng học một cách định tính trên 133 bài thơ kháng chiến tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975, luận án đã trình bày và phân tích về mặt lí luận cũng như thực tế vai trò, giá trị và tầm quan trọng của ngôn ngữ thơ kháng chiến trong hoạt động tuyên truyền, cổ động tập thể trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chuyên ngành Ngôn ngữ học, đặc biệt là giảng dạy thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975.
- Ngoài ra luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo đối với chuyên ngành truyền thông và thực hành truyền thông trong cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của ngôn ngữ truyền thông tiếng Việt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Sẽ mở rộng nghiên cứu những khía cạnh cụ thể đã trình bày trong luận án.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Lê Thị Phượng (2012), “Về hiện tượng phiếm định trong các ca khúc Cách mạng”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (8), tr.46-48.
[2] Lê Thị Phượng (2013), “Chức năng tác động của thơ ca kháng chiến Việt Nam (1945 – 1975) qua cấu trúc so sánh”, Kỉ yếu hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Ngôn ngữ và Văn học, NXB Đại học Sư phạm, tr.695-701.
[3] Lê Thị Phượng (2015), “Chức năng tác động của ngôn ngữ truyền thông trong thơ kháng chiến trên bình diện tổ chức thông điệp”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr.29-32.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Le Thi Phuong 2. Sex: Female
3. Date of birth: August 18, 1985 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 2436/2012/QĐ-XHNV-SĐH, dated: November 08, 2012 by The President of Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: Change thesis title
7. Official thesis title: An analysis of the impact and function of resistance poetry in 1945-1975 from the aspect of social media.
8. Major: Linguistics Code: 62.22.02.40
9. Supervisors: Prof., Dr Dinh Van Duc
10. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis is one of the first works in Vietnam that studies media language. Therefore, it is up to date and highly practical.
- The thesis analyses and draws conclusions from the core content relating to the theory of media, social media, the relationship between language and media and typical features of media language.
- Based on the qualitative analyses of 133 1945 – 1975 resistance poems the thesis theoretically and practically analyses the roles, the values and the importance of the resistance poetry language in propaganda activities and encouraging the population during the building and fighting to protect the Vietnamese nation.
11. Practical applicability, if any:
- The thesis will be a useful document for teaching and studying linguistics, especially for teaching 1945 – 1975 resistance poetry.
- In addition, the thesis will be used as a reference book for media and media practices in community to improve the efficiency and quality of Vietnamese media language.
12. Further research directions, if any:
- Conduct research on every aspect stated in the thesis in more detail.
13. Thesis-related publications:
[1] Le Thi Phuong (2012), “The phenomenon of indefinition in revolution songs”, Language and Life Journal (8), pp.46-48.
[2] Le Thi Phuong (2013), “The impact function in the Vietnam war poetry via comparation structure (1945-1975)”, Summary record of national linguistic conference: language and literature, Pedagogical University Publishing, pp.695-701.
[3] Le Thi Phuong (2015), “The impact function of media language on organizing message (on analyzing Vietnamese resistance war poetry)”, Language and Life Journal (7), pp.29-32.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn