Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Công Oánh
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/9/1960
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 624/QĐ-XHNV ngày 26/02/2016 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ
7. Tên đề tài luận án: Nhân học xã hội Kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo Việt Nam
8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62.22.80.05
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, 2. PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Một là, luận án đã chỉ ra được những giá trị khách quan, hạt nhân hợp lý có tính phổ quát trong nhân học xã hội Kitô giáo. Đi từ cái nhìn thống nhất về con người, coi con người là trung tâm cho tất cả những nỗ lực đi tìm kiếm câu trả lời con người là gì? con người phải trở nên như thế nào và bằng cách nào? Luận án đã phần nào trả lời được những câu hỏi đó trên cơ sở phân tích giáo thuyết Công giáo, và luận giải, nhận xét những nội dung ấy dưới góc độ nhân học triết học, làm rõ bản chất xã hội của nhân học Kitô giáo.
- Hai là, luận án đã làm rõ những nội dung về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, trong suốt quá trình lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay; đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải mã những nguyên nhân tác động đến việc áp dụng nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam.
- Ba là, luận án đã đề ra một loạt những giải pháp có tính phương pháp luận nhằm phát huy những giá trị của nhân học xã hội Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, trước những khai phóng của Công đồng Vatican II, cũng như sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, xu hướng tục hóa, của phương tiện truyền thông và sự phát triển về mặt nhận thức của người Công giáo Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giáo thuyết của Công giáo nói chung, những vấn đề về nhân học xã hội Kitô giáo nói riêng, những phương thế khả dĩ nhằm triển khai cách hiệu quả những giá trị của nhân học xã hội Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
1 /Quá trình vận động, phát triển của nhân học xã hội Kitô giáo trong lịch sử tư tưởng Kitô giáo, cũng như việc thực hiện nó trong đời sống Giáo hội Công giáo.
2/ Nhân học xã hội Kitô giáo với những vấn đề của xã hội hiện đại
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1/ Nguyễn Công Oánh (2008), “Kinh thánh và văn hóa hòa bình”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (11), tr. 39 - 41.
2/ Nguyễn Công Oánh (2011), “Thần học Thế kỉ XX: Những cách tiếp cận khác nhau về tồn tại người”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4), tr. 28 - 34.
3/ Nguyễn Công Oánh (2011), “Mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức từ góc độ giá trị luận”, Một số vấn đề triết học tôn giáo hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tr. 417-427.
4/ Nguyễn Công Oánh (2015), “Tôn giáo với những vấn đề của con người và xã hội hiện đại”, Tạp chí Triết học (10), tr. 65 – 70.
INFORMATION OF DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Cong Oanh 2.Sex: Male
3. Date of birth: September 02, 1960 4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission Decision Number: 3676/QĐ-SĐH Dated October 28, 2009 by the President of VNU Hanoi
6. Changes in academic process: Decision No. 624/QĐ-XHNV dated February 26, 2016 on the adjustment of name of thesis.
7. Official thesis title: Social anthropologi of christianity and its role in the religious life of catholics VietNam
8. Major: Dialectic Materialism & Historical Materialism Code: 62.22.80.05
9. Supervisors: Assoc.Prof.,Dr Nguyen Hong Duong – Primary advisor, Assoc.Prof.,Dr Nguen Quang Hung – Secondary advisor
10. Summary of the new findings of the thesis:
- Firstly, the thesis points out objective values and reasonable cores of universal manner of social anthropology of Christianity. Starting from a unified view of man which considers man as the pivot of all efforts aimed at finding answers to the two questions “what is man?” and “what man will become and how to become?”, the thesis has partially answered such questions based on the analysis of Catholic doctrines, interpreting and reviewing such contents from the angle of philosophical anthropology, and clarifying social nature of anthropology of Christianity.
- Secondly, the thesis clarifies issues related to roles of social anthropology of Christianity in religious life of Vietnamese Catholics in the whole course of history, especially in the current era, assesses degree of impacts and explores what are affecting the application of social anthropology of Christianity on religious life of Vietnamese Catholics.
- Thirdly, the thesis proposes a number of methodological solutions to promote values of social anthropology of Christianity in religious life of Vietnamese Catholics, amid liberal influences of Second Vatican Council, vigorous pressures of globalization, secularization, mass media and development of awareness of Vietnamese Catholics.
11. Practical applicability:
The thesis can be used as a reference for future researches on Catholic doctrines in general and on social anthropology of Christianity in particular, feasible approaches to effectively promoted values of social anthropology of Christianity in religious life of Vietnamese Catholics
12. Further research directions:
1/ Movement and development of social anthropology of Christianity in the history of Catholic conception, as well as its implications in the life of Catholic Church.
2/ Christian anthropology and problems of modern society.
13. Thesis-related publications:
1/ Nguyen Cong Oanh (2008), “Bible and culture of peace”, Religious Work Journal (11), pp. 39 - 41.
2/ Nguyen Cong Oanh (2011), “20th century theology: Different approaches to human existence”, Religious Research Journal (4), pp. 28 - 34.
3/ Nguyen Cong Oanh (2011), “Relationship between religions and ethics from angles of axiology”, Some issues of the contemporary religious philosophy, Center of Contemporary Religious Studies, University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi, Religion Publishing House, Hanoi, pp. 417- 427.
4/ Nguyen Cong Oanh (2015), “Religions and issues of modern man and society”, Philosophy Journal (10), pp. 65 – 70.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn