TTLA: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản Hướng dẫn sử dụng thuốc Anh-Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống).

Thứ ba - 28/05/2019 05:21

Tên tác giả:  Nguyễn Thị Kim Luyến

Tên luận án: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản Hướng dẫn sử dụng thuốc Anh-Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống).

Ngành khoa học của luận án:  Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu                        Mã số: 62 22 01 10

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

         Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong các văn bản HDSD thuốc tiếng Anh thông qua các phương tiện ngữ pháp-từ vựng đặc trưng gồm thức tình thái và đối chiếu liên hệ với tiếng Việt trong cùng thể loại ngôn bản nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ.

1. 2. Đối tượng nghiên cứu

         Đối tượng nghiên cứu của luận án là những phương tiện ngôn ngữ thứctình thái thể hiện nghĩa liên nhân theo phương thức tương thích và không tương thích trong văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

           Luận án lựa chọn hướng tiếp cận đề tài theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday để phân tích các phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt qua hai phương tiện ngôn ngữ thức tình thái. Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính sau đây: Phương pháp phân tích văn bản, Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học,

các thủ pháp giải thích bên trong, các thủ pháp giải thích bên ngoài (thống kê định lượng và định tính, phân tích so sánh định lượng), Phương pháp so sánh - đối chiếu. Những phương pháp, thủ pháp trên được sử dụng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tiến hành một cách có khoa học và hiệu quả nhất.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Hai phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt là phương thức biểu hiện tương thích và phương thức biểu hiện không tương thích. Trong đó, phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản này chiếm ưu thế hơn là phương thức biểu hiện tương thích.

+ Từ bình diện thức: Cả hai nhóm ngôn liệu văn bản HDSD thuốc đều không sử dụng đầy đủ tất cả các phương tiện ngôn ngữ hiện thực hoá tương thích và không tương thích các chức năng lời nói. Điều này chỉ ra nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản HDSD thuốc trong hai ngôn ngữ không được biểu hiện đầy đủ trên tất cả các phương tiện ngôn ngữ, phần nào làm cho thể loại văn bản này chưa thật sự đạt được mức độ tương tác, gần gũi với người đọc.

+ Từ bình diện tình thái: Chúng tôi cũng đã quan sát thấy được cách tính tình thái được hiện thực hoá tương thích và không tương thích trong diễn ngôn HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt thông qua cách sử dụng phương tiện tình thái trong thể loại ngôn bản này.

 - Các văn bản HDSD thuốc nhóm tiếng Anh sử dụng khá đa dạng các phương tiện thứctình thái về mặt số lượng , kiểu loại cũng như phương thức hiện thực hoá trong tạo dựng mối quan hệ liên nhân với người đọc so với nhóm ngôn liệu tiếng Việt. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ về khả năng thuyết phục, sự gắn kết giữa văn bản và người đọc và sự tương tác giữa hai tham thể trong thể loại văn bản này.

3.2. Kết luận                                       

Nghiên cứu đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt đã cho phép chúng ta hình dung bức tranh ngôn ngữ y khoa dành cho cộng đồng từ bình diện liên nhân trong hai ngôn ngữ.

            Chúng tôi đã khảo sát một cách có hệ thống các phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc với mong muốn kiểm nghiệm ngôn ngữ y khoa cho một đường hướng lí thuyết mới, đó là lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Hai phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc đã được xác định. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý về hai phương tiện thức và tình thái hiện thực hoá nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt.

Phương thức biểu hiện tương thích        

-  Từ bình diện thức, trong tiếng Anh có 3 kiểu thức tuyên bố, cầu khiến và nghi vấn đều được lựa chọn sử dụng, trong khi đó khi đối chiếu với tiếng Việt chỉ xuất hiện hai kiểu loại thức tuyên bố và cầu khiến. Trong đó, kiểu thức tuyên bố là kiểu thức chiếm ưu thế hơn cả, tiếp đến là tần suất xuất hiện của kiểu thức cầu khiến trong cả hai nhóm ngôn liệu. Một tỷ lệ rất nhỏ kiểu thức nghi vấn được sử dụng trong nhóm ngôn liệu tiếng Anh. Thức nghi vấn không được sử dụng trong văn bản HDSD thuốc tiếng Việt.

            Phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh được quan sát từ: (i) kiểu thức tuyên bố với dạng thức điển hình Chủ ngữ+ tác tử hữu định hiện thực hoá tương thích chức năng nhận định; (ii) kiểu thức cầu khiến hiện thực hoá tương thích chức năng yêu cầu. Hai dạng thức cầu khiến được tìm thấy trong nhóm ngôn liệu tiếng Anh là chỉ có thành phần tác tử hữu định, và chỉ có động từ làm Vị ngữ; và (iii) kiểu thức nghi vấn với dạng thức điển hình +Wh-^+tác tử Hữu định^+Chủ ngữ (cú nghi vấn có từ để hỏi) và +Tác tử Hữu định ^+Chủ ngữ (cú nghi vấn phân cực) trong hiện thực hoá chức năng hỏi.

             Đối chiếu liên hệ với tiếng Việt trong cùng thể loại văn bản, chỉ có hai kiểu loại thức tuyên bố và cầu khiến được tìm thấy. Do vậy phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân qua phương tiện thức chỉ quan sát được từ hai kiểu thức này gồm: (i) kiểu cú tuyên bố với mẫu thức điển hình Chủ ngữ +Vị ngữ hiện thực hoá điển hình chức năng nhận định; và (ii) kiểu thức cầu khiến với dạng thức điển hình -Chủ ngữ + vị ngữ hiện thực hoá tương thích chức năng yêu cầu.

- Từ bình diện tình thái, phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh quan sát được từ các phương tiện tình thái sau: (i) phương tiện tác tử tình thái biểu hiện chủ quan ẩn ngôn hiện thực hoá tương thích nghĩa tình thái, và (ii) phương tiện phụ ngữ tình thái biểu hiện khách quan ẩn ngôn hiện thực hoá tương thích nghĩa tình thái. Với (i) chúng tôi tìm được 13 tác tử tình thái được phân loại giá trị cao, trung bình và thấp được tìm thấy gồm: Tác tử tình thái có giá trị cao: must, need, have to, mustn’t, can’t; Tác tử tình thái có giá trị trung bình: is to, should, will, shouldn’t; Tác tử tình thái có giá trị thấp: may, might, can, could. Các phương tiện tác tử tình thái này đều thuộc kiểu tình thái hoá xác suất, biến thái bổn phận và biến thái thiên hướng. Với (ii) chúng tôi tìm được 11 phụ ngữ tình thái được phân loại giá trị cao, trung bình và thấp sau đây được tìm thấy trong nhóm ngôn liệu tiếng Anh: Phụ ngữ tình thái có giá trị cao: always, never, sure, required, determined; Phụ ngữ tình thái có giá trị trung bình: usually, probably; Phụ ngữ tình thái có giá trị thấp: possible, hardly, sometimes, rarely. Các phương tiện phụ ngữ tình thái này đều thuộc kiểu tình thái hoá xác suất, tình thái hoá thường lệ, biến thái bổn phận và một số lượng cực nhỏ thuộc biến thái thiên hướng.

            Đối chiếu liên hệ với tiếng Việt, phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Việt cũng được quan sát từ hai phương tiện tình thái gồm: (i) phương tiện tác tử tình thái biểu hiện chủ quan ẩn ngôn hiện thực hoá tương thích nghĩa tình thái, và (ii) phương tiện phụ ngữ tình thái biểu hiện khách quan ẩn ngôn hiện thực hoá tương thích nghĩa tình thái. Với (i) chúng tôi tìm thấy xuất hiện 6 tác tử tình thái mang ba giá trị như: Tác tử tình thái giá trị cao: Phải, cần, không được; Tác tử tình thái giá trị trung bình: nên, không nên; và Tác tử tình thái giá trị thấp: có thể. Các phương tiện tác tử tình thái này đều thuộc kiểu tình thái hoá xác suất, biến thái bổn phận và biến thái thiên hướng. Với (ii) chúng tôi tìm được 4 phụ ngữ tình thái mang ba giá trị xuất hiện trong các văn bản HDSD thuốc tiếng Việt gồm: Phụ ngữ tình thái giá trị cao: Luôn luôn, không bao giờ; phụ ngữ tình thái giá trị thấp: thỉnh thoảng, hiếm khi. Không có phụ ngữ tình thái giá trị trung bình nào được tìm thấy trong nhóm HDSD thuốc tiếng Việt. Các phương tiện phụ ngữ tình thái này thuộc kiểu tình thái hoá xác suất, tình thái hoá thường lệ. Chúng tôi không tìm thấy một phụ ngữ tình thái nào thuộc kiểu biến thái trong khối liệu.

Phương thức biểu hiện không tương thích                

         - Từ bình diện thức, phương thức biểu hiện không tương thích nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh được quan sát từ cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ là các kiểu loại thức hiện thực hoá các chức năng lời nói không điển hình bao gồm: thức tuyên bố hiện thực hoá chức năng yêu cầu, thức tuyên bố và thức cầu khiến hiện thực hoá chức năng mời, thức tuyên bố hiện thực hoá chức năng hỏi. Đối chiếu liên hệ với tiếng Việt, phương thức biểu hiện không tương thích nghĩa liên nhân trong các văn bản HDSD thuốc tiếng Việt từ bình diện thức được quan sát qua thức tuyên bố hiện thực hoá không tương thích chức năng yêu cầu, thức tuyên bố và thức cầu khiến hiện thực hoá không tương thích chức năng mời.

            - Từ bình diện tình thái, phương thức biểu hiện không tương thích nghĩa liên nhân chỉ có thể tìm thấy trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh. Không tìm thấy một phương tiện tình thái nào hiện thực hoá không tương thích tính tình thái trong nhóm ngôn liệu tiếng Việt. Phương thức này được thực hiện thông qua kiểu cú phóng chiếu biểu hiện khách quan hiển ngôn hiện thực hoá không tương thích tính tình thái. 170 cú phóng chiếu có giá trị cao, trung bình, thấp xuất hiện trong nhóm ngôn liệu tiếng Anh như sau: Cú phóng chiếu giá trị cao It’s certain that…; Cú phóng chiếu giá trị trung bình It’s important that…, It’s recommended that…, Your doctor may recommend you that ..., The truth is that..., There is a risk that; và cú phóng chiếu giá trị thấp It’s possible that... Các cú phóng chiếu này đều thuộc các kiểu tình thái hoá xác suất, tình thái hoá thường lệ, biến thái bôn phận và biến thái thiên hướng.  

            Nhìn chung, số liệu thống kê của luận án cho thấy tính tương tác của thể loại văn bản HDSD thuốc trong hai ngôn ngữ được làm bộc lộ thông qua cả hai phương thức biểu hiện tương thích và không tương thích. Tuy nhiên, trong hai phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt qua phương tiện ‘thức’ và ‘tình thái’, phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản này chiếm ưu thế hơn là phương thức biểu hiện không tương thích trong cả hai nhóm ngôn liệu. Điều này này được thể hiện thông qua xu thế chung về việc lựa chọn sử dụng kiểu hiện thực hoá tương thích nghĩa liên nhân qua phương tiện thức tình thái cao hơn rất nhiều so với kiểu hiện thực hoá không tương thích trong cả hai nhóm ngôn liệu tiếng Anh và tiếng Việt.

            Hiện thực hoá tương thích nghĩa liên nhân trong văn bản cho thấy mối quan hệ gần gũi thân mật giữa người viết và người đọc văn bản (Haliday và Matthiesen, 2013), và rằng người viết đã tạo ra được một cảm giác cho người đọc như thể văn bản đó được viết ra dành cho riêng bản thân họ, như thể họ rất thân thiết và giữa họ tồn tại một mối quan hệ ngang bằng nhau (Eggins, 2004). Người viết văn bản HDSD thuốc cần phải rút ngắn khoảng cách xã hội với người đọc để có thể tạo cho người đọc có được một cảm giác gần gũi, thân mật để họ sẵn sàng tiếp nhận những gì được đề cập đến trong văn bản giúp nâng cao tính hiệu quả của văn bản, nhưng vị thế và uy quyền của họ trong văn bản trên cương vị là những chuyên gia y tế vẫn phải  được duy trì thông qua việc sử dụng kiểu hiện thực hoá không tương thích nghĩa liên nhân. Giải thích cho việc sử dụng phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân với tần suất và tỷ lệ vượt trội của thể loại văn bản này có lẽ là do đặc điểm của thể loại văn bản bày là trang bị truyền thông kiến thức liên quan đến thuốc, cung cấp các thông tin thiết yếu về thuốc và cách sử dụng thuốc, thuyết phục, gây ảnh hưởng đến quyết định của người đọc, định hướng và kêu gọi người đọc chấp nhận và đưa ra quyết định hành động theo.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thị Kim Luyen

Thesis title: A contrast of modes expressing interpersonal meaning in English-Vietnamese patient information leaflets (applying the theory of Systemic Functional Linguistics)

Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major:   Comparative-contrastive Linguistics                   Code: 62 22 01 10

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University (VNU-USSH)

1. Thesis purpose and objectives

      1.1. Thesis purpose

               The purpose of the research is to clarify the modes expressing the interpersonal meaning in English patient information leaflets through means of typical lexico-grammar including mood and modality and contrast with Vietnamese in the same language genre to find the similarities and differences between the two languages.

       1.2. Thesis objectives: The object of the dissertation is the linguistic means of mood and modality expressing interpersonal meanings in congruent (typical) and incongruent (untypical) modes in English – Vietnamese patient information leaflets.

2. Research methods

            The study is designed as a Mixed Method Research Design. The quantitative data reveals different frequencies of mood and modality choice used in PILs while the closer qualitative analysis of discourse data shows how the mood and modality choices are used by English and Vietnamese writers to achieve the goals.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

   - Two modes of expression of interpersonal meaning in English and Vietnamese PILs are congruence (typical) and incongruence (untypical) modes. In particular, the congruence mode of expressing interpersonal meaning in this text genre prevails rather than the mode of incongruence.  

               + In terms of mood choices: Neither of the two groups of PILs used all of the congruence and incongruence language realization tools of speech functions. This indicates that the interpersonal meaning in this text genre in the two languages ​​is not fully expressed in all language means, partly making this genre of text not really reach the level of close, friendly and interactive to its readers.

               + In terms of modality choices: We have also observed the congruence and incongruence ways to realize the interpersonal meaning English and Vietnamese PILs through the use of modality in this text genre.

            Data in the group of English PILs use quite a variety of modality and mood types in terms of the quantity, types and modes of realization in creating interpersonal relationships with readers compared to Vietnamese PILs group. This represents the differences between the two languages ​​in terms of persuasion, the coherence between text and readers and the interaction between the two objects in this text genre.

3.2. Conclusions

               A relating contrast the expression modes of interpersonal meaning in English and Vietnamese PILs allowed us to partly visualize the medical language picture for the community from the interpersonal view in the two languages.

               We have systematically investigated the expression modes of interpersonal meaning in PILs with the desire to test medical language under a new theoretical direction, which is the theory of systemic functional linguistics. Two expression modes of interpersonal meaning in PILs have been identified. The followings are some remarkable research results on two language  means of mood and modality realizing the interpersonal meaning in English and Vietnamese PILs.

Congruent expression mode

- From the perspective of mood types, in English, there are 3 mood types chosen including declarative mood, imperative mood and interrogative mood, whereas relating to Vietnamese, only two types of declarative and imperative mood appear. In particular, the declarative mood type is the most dominant type, followed by the frequency of the imperative mood type in both language groups. A very small percentages of interrogative mood type are used in the English language group while this type of mood cannot be found in Vietnamese PILs.

               The congruent expression mode of interpersonal meaning in English PILs is observed from: (i) the type of declarative mood with a typical form +Subject +Finite that realizes congruently the speech function of statement; (ii) the type of imperative mood realizing congruently the speech function of command. The two forms of imperative mood that are found in the English language group only conclude the element of finite, or verb being predicates; and (iii) the type of interrogative mood with the typical form: +Wh-^ + Finite^+Subject (the questions with question words) and +Finite^+Subject (Yes/No questions) in realization the speech function of question.

               Relating to Vietnamese in the same text genre, only two types of declarative and interrogative mood types are found, so the congruent mode of expression of interpersonal meaning through language means of mood is only observed from these two mood types including: (i) the type of declarative mood  with a typical form +Subject + Predicates realizes the typical speech function of statement; and (ii) the type of imperative mood with the typical form of -Subject + Predicate which realizes congruently the speech function of command.

- From the perspective of modality types, the congruent expression mode of interpersonal meaning in English PILs is observed from the following means: (i) modal Finites expressing implicit subjective congruently realizing the modality meaning, and (ii) modality Adjuncts expressing the implicit objective congruently realizing the modality meaning. With (i) we found 13 modal finites that are classified as high, medium and low, including: High-value modal finites: must, need, have to, mustn't, can't; Medium-value modal finites: is to, should, will, shouldn't; and low-value modal finites: may, might, can, could. With (ii) we found the following 11 high-value, medium and low-value modal Adjuncts that are found in the English language group: High-value modal Adjuncts: always, never, sure , required, determined; Medium-value modal Adjuncts: usually, probably; Low-value modal Adjuncts: possible, hardly, sometimes, rare

               Contrasting with Vietnamese, the congruent mode expressing interpersonal meaning in Vietnamese PILs groups is also observed from two means of modality: modal Finites expressing implicit subjective congruently realizing the modality meaning, and (ii) modality Adjuncts expressing the implicit objective congruently realizing the modality meaning. With (i) we found 6 modal Finites with three values ​​of High, Medium and Low. High-value modal Finites: Phải, cần, không được; Medium-value modal Finites: nên, không nên and Low-value modal Finites: có thể. With (ii) we found 4 modality Adjuncts with three values ​​of High, Medium and Low. High-value modality Adjuncts: Luôn luôn, không bao giờ; low-value modality Adjuncts: thỉnh thoảng, hiếm khi. There are no medium value modality Adjuncts found in Vietnamese PILs group. 

Incongruent expression mode

               - From the perspective of mood types, the incongruent expression mode of interpersonal meaning in English PILs is observed from the use of mood types realizing untypical speech functions including: the type of declarative mood realizing the speech function of command, the type declarative and imperative mood realizing the speech function of offer, and the declarative mood type realizing the speech function of question. Contrasting with Vietnamese in the same genre of text, the incongruent expression mode of interpersonal meaning in Vietnamese PILs is observed from the use of the declarative mood type realizing incongruently the speech function of command, the type declarative and imperative mood realizing the speech function of offer.

               - From the perspective of modality, the incongruent expression mode of interpersonal meaning can only be found in English PILs group. No modality has been found to realize incongruently in the Vietnamese language group. This expression mode is done through a projection clause explicit objective realizing modality meaning. 170 high, medium and low value projections appear in the English language group as follows: High-value projection clause It’s certain that...; The Medium-value projection clause It’s important that..., It’s recommended that..., Your doctor may recommend you..., The truth is that..., There is a risk that; and the projection of low value It’s possible that...

               In general, the statistics of the thesis show that the interaction of the PILs genre in the two languages ​​is revealed through both congruent and incongruent expression modes. However, in the two expression modes of interpersonal meaning in the English and Vietnamese PILs through means of ‘mood’ and ‘modality’, the congruent expression mode of interpersonal meaning in the genre is more dominant than the other in both language groups. This is reflected in the general tendency of choosing to use the way of congruent realization of interpersonal meaning through mood and modality much higher than the other in both groups of English and Vietnamese PILs.

               The congruent realization of interpersonal meaning in texts shows close intimate relationships between text writers and readers (Haliday and Matthiesen, 2013), and that the writer has created a feeling for the reader as if the text were written for readers themselves, as if they were very close and there were an equal relationship between them (Eggins, 2004). PILs writers need to shorten the social gap with the reader so that they can give readers a sense of closeness and intimacy so that they are ready to receive what is mentioned in the text, which helps improve the effectiveness of the text. But their position and authority in the text as health professionals must be maintained through the use of incongruent realization of interpersonal meaning. Explanation for this is probably due to the characteristics of the text genre which is equipped with relevant knowledge relating to medicine, providing essential information about the drug and how to use it, to persuade, influence the decision of the reader, orient and call the reader to accept and make decisions to act upon.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây