TTLA: Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Thứ ba - 28/05/2019 22:04

Tên tác giả: NCS Đào Minh Quân

Tên luận án: Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Ngành khoa học của luận án: 

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ                      Mã số: 9340412

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích tổng quan về chính sách của Nhà nước nói chung đối với việc thúc đẩy phát triển NNCM trong trường đại học, đồng thời tập trung phân tích các chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN nói riêng nhằm làm rõ những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của chính sách để từ đó đề xuất những giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM cho ĐHQGHN.

1.2 Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ở Việt Nam với vai trò là công cụ thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp phân tích tài liệu: Mục đích phát hiện ra những xu hướng, những lĩnh vực, hướng nghiên cứu của từng tác giả đã nghiên cứu trước đó để lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Những thông tin thu thập được kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc trong luận án.

- Phương pháp điều tra với bảng hỏi: được tiến hành với 141 đối tượng là cán bộ khoa học làm việc trong các NNC và các cán bộ quản lý ở ĐHQGHN bao gồm cả các đối tượng được hưởng lợi từ chính sách và các đối tượng không được hưởng lợi từ chính sách nhằm xác định những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của chính sách.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: được tiến hành với 16 đối tượng là các trưởng NNC, cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp ĐHQGHN đến cấp trường thành viên nhằm phát hiện các vấn đề của chính sách cũng như làm rõ những vấn đề chính sách đã được phát hiện. Mẫu đối tượng được lựa chọn phỏng vấn đảm bảo tính đại diện về lĩnh vực, độ tuổi, thâm niên chuyên môn khác nhau.

- Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá các kết quả thu thập được bằng phương pháp điều  tra với bảng hỏi nêu trên.

- Kỹ thuật xử lý thông tin:

Các phiếu điều tra được tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy tính, bằng phần mềm chuyên dụng SPSS (20.0).

3. Các kết quả chính và kết luận

Về khía cạnh lý thuyết, Luận án đã tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài để đưa ra khung lí thuyết cho nghiên cứu về chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học bao gồm các vấn đề cơ bản như: các khái niệm về nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh, hoạt động khoa học và công nghệ, chính sách, chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh; Tiêu chí nhóm nghiên cứu mạnh; Vai trò của hoạt động KH&CN trong trường đại học; Vai trò và các mối quan hệ của nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học; Cấu trúc chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học; Chu trình chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học; Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học.

Về khía cạnh thực tiễn, Luận án góp phần làm rõ những vấn đề sau:

- Phân tích và đánh giá thực trạng nhóm nghiên cứu mạnh ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, cung cấp một cách nhìn tổng quan nhưng có chiều sâu về thực trạng các nhóm nghiên cứu mạnh ở Đại học Quốc gia Hà Nội qua các chiều cạnh cụ thể, bao gồm quy mô, cơ cấu, tổ chức, hoạt động, đóng góp của nhóm nghiên cứu mạnh cũng như những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhóm nhiên cứu mạnh.

- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, phân tích tổng quan về các chính sách có tác động đến sự hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh của Nhà nước nói chung và đồng thời tập trung phân tích và đánh giá tổng thể 3 nhóm chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng, bao gồm: Nhóm chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; Nhóm chính sách cải thiện môi trường và điều kiện nghiên cứu; Nhóm chính sách hợp tác và phát.

- Trình bày có hệ thống các giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh cho Đại học Quốc gia Hà Nội.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Dao Minh Quan

Thesis title: Policy to develop a excellence research group to improve the effectiveness of science and technology activities at universities in Vietnam (Case study of Vietnam National University, Hanoi)

Scientific branch of the thesis:

Major:  Science and Technology Management    Code: 9340412

The name of postgraduate training institution: The University Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

1. Thesis purpose and objectives:

The purpose of the thesis is to analyze an overview of policies of the State in general that promote development  of outstanding research groups  and at the same time focus on analyzing and evaluating the development policies of the excellent research group of VNU in particular to clarifying the strengths and weaknesses of the policy, thereby proposing solutions to complement and improve the development policy of excellent research group  for VNU.

The thesis of policy research to develop excellence research group in universities in Vietnam as a tool to promote the efficiency of scientific and technological activities.

2. Research methods

- Methods of document analysis: The purpose of discovering the trends, fields, research directions of each author previously studied to select important information for the research topic. The collected information is inherited and used selectively in the thesis.

- Survey method with questionnaires: conducted with 141 people, including scientific staff working in research groups and managers at VNU and those who benefited from policies and those not entitled to benefit from policies to identify the strengths and weaknesses of the policy.

- In-depth interview method: conducted with 16 people including the leaders of the research group, management leaders from VNU-level to member-level to discover policy issues as well as clarify issues Policy issues have been discovered. Sample of selected subjects interviewed to ensure representativeness in the field, age, seniority of different expertise.

- Mathematical statistics method: used for processing, analyzing and evaluating the results obtained by the survey method with the above questionnaire.

- Information processing techniques:

- The questionnaires were entered and processed, analyzed results on computers, using SPSS specialized software (20.0).

3. Major results and conclusions

In terms of theory, the thesis has reviewed domestic and foreign studies to provide a theoretical framework for research on policies to develop excellence research groups in order to improve the efficiency of scientific and technological activities in the universities, including basic issues such as concepts of research groups, excellence research groups, scientific and technological activities, Excellent research group development policy; excellence research group criteria; The role of S&T activities in universities; The role and relationships of the excellent research group in the university; The policy structure of excellent research group development in the university; Excellent research group development cycle in the university; Criteria for evaluating excellent research group development policies in universities.

In practical terms, the thesis contributes to clarifying the following issues:

- Analyze and assess the current status of excellent research groups at Vietnam National University, Hanoi. In particular, provide an overview but in depth about the current status of excellent research groups at VNU through specific dimensions. Including scale, structure, organization, operation, the contribution of the research group as well as the factors affecting the formation and development of excellence research groups

- Analyze and assess the current status The development policy of excellent research group at VNU. In particular, provide an overview about policies that affect the formation and development of outstanding research groups of the State in general and at the same time focus on analyzing and evaluating the development policies of the excellent research group of VNU in particular. Including Group of investment policies and human resource development; Group of policies to improve the environment and research conditions; Group of policies for cooperation and development

- Present in a systematic way the complementary and complete solutions the development policy of the excellent research group of VNU

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây