TTLA: Thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Thứ ba - 18/06/2019 04:24

Tên tác giả: CHOI HAE HYOUNG

Tên luận án: Thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu                Mã số: 62 22 02 41

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

            Mục đích của luận án là góp phần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam, giúp hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa, và thúc đẩy các hoạt động giao lưu của nhân dân hai nước.

            Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp miêu tả, với nhiều thủ pháp phân tích khác nhau để mô tả cấu trúc, ngữ nghĩa của các thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt: phân tích thành phần câu, phân tích thành tố trực tiếp, phân tích nghĩa từ vựng (nghĩa đen) và nghĩa thành ngữ (nghĩa bóng), v.v..

- Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng để phân tích đối chiếu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của các thành ngữ ĐGCN trong  tiếng Hàn và tiếng Việt.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Kết quả chính:

- Luận án đã so sánh đối chiếu khái niệm của thành ngữ gồm thuật ngữ, phạm trù, vv trong tiếng Hàn và tiếng Việt rồi xây dựng cơ sở lý thuyết.

- Luận án đã miêu tả, phân tích và đối chiếu các kiểu cấu trúc và hình thức biểu hiện cấu trúc (đoản ngữ và tiểu cú) của thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo hình thái-cú pháp, rồi lại phân tích và đối chiếu từ góc nhìn theo cách tư duy dân tộc.

- Luận án cũng miêu tả, phân tích và đối chiếu ngữ nghĩa đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc nhìn biểu trưng và văn hóa.

3.2. Kết luận chính:

- Thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt có những điểm tương đồng về mặt khái niệm, đặc điểm cấu trúc (các kiểu cấu trúc), đặc điểm nghĩa thành ngữ,  ngữ liệu (các nhóm từ ngữ được sử dụng) để tạo nghĩa thành ngữ, mô-típ của biểu trưng, v.v.. Những điểm tương đồng này có liên quan đến các phổ niệm ngôn ngữ nói chung và đặc trưng phổ quát của thành ngữ nói riêng.

- Thành ngữ đánh giá con người trong tiếng Hàn và tiếng Việt có những điểm khác biệt về thuật ngữ,  đặc điểm cấu trúc (cách sử dụng các kiểu cấu trúc, hình thức biểu hiện cấu trúc), đặc điểm ngữ nghĩa (các kiểu nghĩa và cách tạo nghĩa),v.v.. Những điểm khác biệt này bắt nguồn từ những khác biệt về loại hình ngôn ngữ và văn hoá Hàn – Việt.

- Nghiên cứu của luận án cho thấy trong quá trình tiến hóa, ngôn ngữ chịu tác động của ‘nguyên tắc bổ sung’ (ngữ pháp phát triển bổ sung khiếm khuyết của cấu trúc ngôn ngữ). Cấu trúc, ngữ nghĩa  và văn hoá của ngôn ngữ có liên hệ hữu cơ tương hỗ, và những tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ  có liên quan chặt chẽ với nhũng tương đồng và khác biệt về văn hoá và tư duy.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: CHOI HAE HYOUNG

Thesis title: The idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major: Contrastive Linguistics                                                     Code: 62 22 02 41

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities – VNU-Hanoi.

1. Thesis purpose and objectives

            The purpose of this dissertation is to contribute to clarifing the same and different features concerning to language and culture in Korean and Vietnamese, to deepen more understandings on langage, culture and to promote exchanging activities between two people.

            An object of the study is the special features of structure and semantic in idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese.

2. Research methods

- The descriptive methods with much analytic methods, which are different each other, to describe structure, semantics of the idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese: the analysis of sentence-components, the analysis of immediate constituent, the analysis of vocabulary-semantics (sentence meaning) and idiomatic semantics (metaphorical meaning), etc.

- The comparative and contrastive methods are used in order to analyze and contrast the special features of structure and semantics of the idioms which evaluate human characters in Koean and Vietnamese.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

- This dissertion has compared and contrasted the concepts of idioms in Korean and Vietnamese which include terminology, category, etc, and constructed theoretical bases.

- This dissertion has described, analyzed, and contrasted the patterns of structure and the formalities expressing structure (phrase or clause) of the idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese in morpho-syntactic way, afterward this dissertion has analyzed, and contrasted them from the viewpoint of people’s thinking way.

- The dissertation also has described, analyzed, and contrasted semantics of the idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese from the viewpoint of symbolizing vocabularies and culture.

3.2. Major conclusions

- The idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese share the same features concerning to the concepts, the special features of structure (the patterns of structure), the special features of idiomatic semantics, the lingual materials (the groups of vocabulaies used) to compose the idiomatic semantics, the motives of symbolization, etc. These same features have relationship with the common concepts of general language, and the inclusively special features of individual idioms.

- The idioms which evaluate human characters in Korean and Vietnamese have the different features in terms of the terminology, the special features of structure (how to use the patterns of structure, the formalities of expessing structure), the special feature of semantics (the semantic patterns, and how to compose semantics), etc. These different features have their roots from the different features of language types and culture of Korea and Vietnam.

- The study of dissertation shows that in the process of evolution, language is effected by ‘the principle of subsidiarity’ (grammer develops into the way to supplement the weak point of language structure). Structure, semantics, and culture of the language have the organically close and mutual relationsip with the same and different features of culture and thought.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây