TTLA: Đặc điểm định danh  tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)

Thứ sáu - 07/06/2019 04:17

Tên tác giả: Trần Thị Hường

Tên luận án: Đặc điểm định danh  tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)

Ngành khoa học của luận án:  Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                   Mã số: 62 22 01 02

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)  nhằm tìm ra những đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo của tên gọi cây thuốc Việt Nam và tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh. Từ đó, tìm ra được cơ  sở định danh và đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện trong tên gọi cây thuốc Việt Nam và tên gọi cây thuốc bằng tiếng. Nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và làm tư liệu hữu ích cho việc biên soạn, chỉnh lí các văn bản, tài liệu trong công tác đào tạo về Y Dược học nói chung và lĩnh vực Y học cổ truyền nói riêng.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

   Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án 1.966 đơn vị định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam được trích trong cuốn từ điển “Danh lục cây thuốc Việt Nam” của Viện Dược liệu (2016).

2. Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp miêu tả

- Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp

- Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa

- Thủ pháp thống kê

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

            Về mặt nguồn gốc, tên gọi cây thuốc Việt Nam có nguồn gốc là từ thuần Việt và từ vay mượn (vay mượn tiếng Hán và mượn ngôn ngữ Ấn - Âu). Tên gọi cây thuốc có nguồn gốc là từ thuần Việt mà luận án khảo sát được gồm 1.619 đơn vị (chiếm 82,34%); từ vay mượn tiếng Hán gồm 323 đơn vị (chiếm 16,43%), Từ vay mượn ngôn ngữ Ấn - Âu gồm 13 đơn vị (chiếm 0,67%) và ghép lai 11 đơn vị (chiếm 0,56%).

       Nguồn gốc tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau: từ tên gọi Latinh của một cây đã có sẵn  bằng tiếng Anh, tiếng Pháp đã được Latinh hóa hoặc bắt nguồn từ tên một nhà thực vật học hoặc từ một địa danh,… Để hạn chế sự nhầm lẫn về tên gọi cây thuốc giữa các quốc gia và thống nhất trong việc sử dụng tên cây thuốc. Các nhà khoa học đã lấy tên gọi Latinh là ngôn ngữ chung để gọi tên cây thuốc trên toàn thế giới.

     Về mặt cấu tạo,  tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ và ngữ. Đối với tên gọi có cấu tạo là từ luận án khảo sát được 96 đơn vị (chiếm 4,89%) và tên gọi có cấu tạo là ngữ gồm 1.870 đơn vị (chiếm 95,11%). Với tên gọi cây thuốc Việt cấu tạo là ngữ bao gồm từ ghép, từ láy và ngữ định danh. Tên gọi cây thuốc có cấu tạo là từ ghép bao gồm 927 đơn vị (chiếm 49,57%), từ láy bao gồm 22 đơn vị (chiếm 1,18%) và ngữ định danh bao gồm 921 đơn vị (chiếm 49,25%).

        Đối với tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh, đặc điểm cấu tạo rất đơn giản và chặt chẽ. Mỗi tên khoa học của cây thuốc bằng tiếng Latinh đều có cấu tạo bởi tên chi và tên loài. Tên chi chỉ nhóm phân loại mà cá thể đó thuộc về, là một danh từ hoặc tính từ được sử dụng như danh từ số ít, được viết hoa và đứng ở vị trí thứ nhất trong danh pháp. Tên loài được gọi là tính ngữ khoa học, nói lên đặc điểm nào đó của loài để phân biệt với các loài cùng chi và không viết hoa. Tính ngữ có thể là tính từ hoặc danh từ.

        Cơ sở để định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam: (1) dựa vào đặc điểm về tính chất bao gồm 349 đơn vị (chiếm 17,75%); (2) dựa vào đặc điểm về hình dáng và kích thước của đối tượng khác để liên tưởng bao gồm 313 đơn vị (chiếm 15,92%); (3) dựa vào đặc điểm về môi trường sống bao gồm 193 đơn vị (chiếm 9,82%; (4) dựa vào đặc điểm về màu sắc bao gồm 164 đơn vị (chiếm 8,34%;  (5) dựa vào đặc điểm về chức năng - công dụng bao gồm 25 đơn vị (chiếm 1,27%); (6) dựa vào tên người phát hiện hoặc tên địa danh bao gồm 56 đơn vị (chiếm 2,38%); (7) dựa vào tên mượn của các nước Ấn - Âu gồm 13 đơn vị (chiếm 0,66%).

          Đối với tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh, cơ sở định danh chủ yếu bắt nguồn từ tên địa danh nơi loài phát triển hoặc nơi đầu tiên phát hiện ra loài đó; hoặc tên người đã khám phá và mô tả loài đó; hoặc dựa vào tính chất đặc thù của loài, dung tên Latinh có nghĩa thông dụng gắn cho tên loài, qua đó biết được đặc điểm riêng về màu sắc, hình dạng, mùi thơm, vùng sinh thái,…

3.2. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lí thuyết định danh, đồng thời làm rõ thêm nguồn gốc, cấu tạo, cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam và tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh. Qua đó thấy rõ được đặc trưng văn hóa dân tộc của hai ngôn ngữ.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

Author’s name: TRAN THI HUONG

Thesis title: Characteristics of identification of Vietnamese medicinal plant names (in Latin relationship)

Scientific branch of thesis:  Linguistics

Major:  Vietnamese Language                 Code: 62 22 01 02

Name of post graduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University

1. Thesis purpose and objectives

1.1. Research purposes

Stutying characteristics of naming medicinal plants in Vietnam (in latin relationship) to find out the characteristics of the origin and structure of the name of Vietnam medicinal plant and the name of medicinal plant in Latin. Sence then, found the basis of the identity and characteristics of national culture expressed in the name of medicinal plants of the two languages. The dissertation’s research contributes to improving the quality and effectiveness of teaching and making useful materials for the compilation and revision of documents and training in general medicine and traditional medicine in particular.

1.2. Research objectives

            The objects of the thesis are 1966 units that identify the name Vietnamese medicinal plants in the dictionary “List of Vietnamese medicinal plants” of the Institute os Medicinal Material (2016).

2. Research methods

- Descriptive method

- Analysis of directly construcsting elements

- Prime method of semantic analysis

- Statistical methods

- Comparison and description

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

            In terms of origin, the name of Vietnamese medicine is derived from pure Vietnamese words and borrowed words (borrowed Chinese and borrowed Indo-European languages). The name of medicinal plant originated from the puru Vietnamese word that the thesis investigated included 1619 units (accounting for 82.34%); Chinese borrowed words includes 323 units (accounting for 16.43%); words borrowed from Indo-European language includes 13 units (accounting for 0.67%) and hybrid words includes 11 units (accounting for 0.56%).

            The origin of the latin medicinal plant name may originate from a variety of sources; from the latin name of a tree already available in English, French, Latinized, or derived from the name of a botanist or a place name. To limit the confusion about the name of medicinal plants among the united states in the use of names, scientists have taken the Latin name as the common language to name medicinal plants worldwide.

            In terms of structure, the name of Vietnamese medicinal plants is composed of words and phrases. For the name with the structure is word, the dissertasion surveyed 96 units (accounting for 4.89%) and the name was termes as 1870 units (accounting for 95.11%). The name of Vietnamese medicinal plants is composed compound words of 927 units (accounting for 59,57%), reduplicative word of 22 units (accounting for 1.18%) and identifiers of 921 units (accounting for 49,25%).

            The structure features of the Latin medicinal plant name are simple but strict. Each scientific name of medicinalplant is composed of genua and species. The genus name to the classification group that the individual belongs to, is a noun or adjective used as a singular noun, uppercase and standing in the first place in the nomenclature.

            Bases for identifying Vietnamese medicinal plant: (1) based on the characteristics of nature including 349 units (accounting for 17.75%); (2) based on the characteristics of shape and size of other objects is 313 units (accounting for 15.92%); (3) based on the living environment characteristics of 193 units (accounting for 9.82%); (4) based on color characteristics of 164 units (accounting for 8.34%); (5) based on fontional-utility characteristics of 25 units (accounting for 1.27%); (6) based on the name of the discoverer or place name including 56 units (accounting for 2.38%); (7) based on the borrowings of the Indo-European countries os 13 units (accounting for 0.66%).

            As for the medicinal plant name in Latin, the identity base is primarily derived from the place name where the species grows or the first place to discover the species; or the name of the person who discover and described the species; or based on the particularity of the species; using a Latin name has a common meaning for a species name; thereby knowing the specific characteristics of colors, shapes, fragrances,  ecological regions,…

3.2. Conclusions

            On the basis of the research results, the thesis has contributed to clarify some issues of identification theory, the co-operative clarified the origin and structure, the name of Vietnamese medicinal plant name and name medicinal plant in Latin. Thereby, it is clear the national cultural characteristics of the  two languages.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây