TTLA: Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán (liên hệ với tiếng Việt)

Thứ ba - 18/06/2019 04:13

Tên tác giả:  Lê Thị Kim Dung

Tên luận án: Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán (liên hệ với tiếng Việt)

Ngành khoa học của luận án:  Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu                        Mã số: 62 22 01 41

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1 Mục đích của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm cấu trúc nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa tiếng Hán, so sánh với với tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt, qua đó làm nổi rõ hàm ý văn hóa cũng như đặc điểm nhận thức của người Trung Quốc và người Việt Nam thể hiện qua ý nghĩa của nhóm từ này. Cuối cùng, nghiên cứu này nhằm góp phần giúp cho công tác nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, công tác dạy học và dịch thuật Hán – Việt đạt hiệu quả cao hơn.

1.2 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số từ “hoa” trong tiếng Hán và tiếng Việt, chủ yếu ở bình diện ngữ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu sẽ được thu hẹp hơn so với trường từ vựng thực vật nói chung. Trên nền ý nghĩa của từ “hoa”, chúng tôi lựa chọn cúc, đào, mai, lan, sen là tên năm loài hoa tiêu biểu trong cả tiếng Hán và tiếng Việt để đi sâu phân tích quá trình phát triển nghĩa của từ chỉ năm loài hoa này. Hy vọng rằng, từ điểm đến diện, qua nghiên cứu trường hợp, hoa và một số từ chỉ hoa điển hình có thể giúp người đọc hình dung ra bức tranh chung về  nghĩa của tên gọi các loài hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Để thực hiện luận án này, chúng tôi áp dụng các phương pháp sau:

Thứ nhất là phương pháp phân tích ngữ nghĩa, cụ thể là phương pháp phân tích thành tố nghĩa, để phát hiện cấu trúc nghĩa và khảo sát các quy luật chuyển nghĩa.

Thứ hai là phương pháp đối chiếu, được vận dụng để đối chiếu từ với từ, đối chiếu ngữ nghĩa cũng như phương thức chuyển nghĩa của từ “hoa” và từ chỉ hoa cụ thể cúc, đào, mai, lan, sen trong hai ngôn ngữ nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, đặc biệt là sự tiếp biến Hán văn trong ngôn ngữ - văn học Việt Nam.

Ngoài ra, một số phân tích và miêu tả định lượng cũng sẽ được sử dụng khi cần thiết để có thể góp phần làm rõ hơn cho vấn đề hữu quan.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Về cấu trúc nghĩa của từ hoa, luận án thông qua thống kê nghĩa của từ hoa trong từ điển thì tổng kết hoa có 21 nghĩa, từ đó luận án đưa ra sờ đồ cấu trúc nghĩa của từ hoa trong từ hoa trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt từ “hoa” có 11 nghĩa, qua việc tổng hợp phân tích kết cấu nghĩa của từ hoa trong hai ngôn ngữ: tiếng Hán và tiếng Việt có thể thấy, chúng đều là những từ đa nghĩa. Nét nghĩa phái sinh phát triển đa dạng, phong phú. Nghĩa của từ hoa trong tiếng Hán có 8 nghĩa giống nhau, còn lại không giống nhau. Điều này thể hiện đặc điểm tư duy, liên tưởng của từng dân tộc đối với cùng một thực thể khách quan .

- Về hiện tượng chuyển nghĩa, từ chỉ “hoa” trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có khả năng chuyển nghĩa rất phong phú. chúng tôi cho rằng ánh xạ chủ yếu của từ chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt biểu hiện cụ thể là: (1) Từ hoa đến phản ánh đến sự vật không phải là hoa, (2) Từ sự vật không phải là hoa phản ánh đến hoa, (3) Từ đặc trưng tập quán sinh trưởng của hoa phản ánh đến hoa. Nghĩa liên tưởng của từ “hoa” ngoài nghĩa tốt, nghĩa trung tính ra cũng có cả nghĩa tiêu cực.

-Về biểu thức từ có chứa từ hoa, luận án tiến hành thống kê biểu thức từ có chứa từ hoa trong từ điển tiếng Hán và tiếng Việt cho thấy: trong tiếng Hán có 645 biểu thức, tiếng Việt có 96 biểu thức, từ đó có thể thấy khả năng kết hợp cũng như vận dụng từ của tiếng Hán phong phú và đa dạng hơn so với tiếng Việt rất nhiều.

- Tiếp theo lựa chọn 5 từ chỉ hoa cúc, đào, mai, lan, sen để phân tích và tổng hợp  nghĩa của 5 từ này trong từ điển cũng như nghĩa biểu trưng của chúng trong quá trình sử dụng có thể thấy nghĩa của các từ chỉ hoa này rất phong phú. Các nghĩa phái sinh này thể hiện rất rõ đặc điểm đến từ môi trường tự nhiên cũng như từ yếu tố văn hóa, bản sắc dân tộc. Ngoài việc tiến hành phân tích tỉ mỉ các nghĩa của 5 từ chỉ hoa điển hình trong tiếng Hán ra, luận án cũng liên hệ so sánh với các từ chỉ hoa tương ứng trong tiếng Việt. Sau đó đưa ra bảng tổng hợp so sánh nghĩa biểu trưng của chúng trong tiếng Hán và tiếng Việt, tìm ra những nghĩa giống nhau cũng như khác nhau trong hai ngôn ngữ. Sự giống nhau cũng như khác nhau này thể hiện rất rõ đặc trưng văn hóa, lịch sử, địa lý cũng như phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của hai nước có những điểm giống và khác nhau.

3.2. Kết luận

- Qua nghiên cứu, chúng tôi khẳng định, hai nước Việt Trung do cùng nằm trong một không gian văn hóa, lại chịu sự chi phối của quá trình tiếp xúc Hán Việt,  khiến cho từ “hoa” cũng như từ chỉ một số loài hoa như “cúc”, “đào”, “mai”, “lan”, “sen”..., trong tiếng Việt có quan hệ mật thiết với tiếng Hán cả về hình thức ngữ âm và nghĩa, tạo nên những điểm tương đồng và khác biệt về ý nghĩa phái sinh, nhất là ý nghĩa tượng trưng của các từ chỉ hoa nói chung và từ chỉ  cúc, đào, mai, lan, sen nói riêng.

- Các từ chỉ hoa được vận dụng một cách tinh tế trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ trong thơ ca cổ của hai nước. Ý nghĩa biểu trưng của 5 từ chỉ hoa mà chúng tôi lựa chọn trong luận án đều có liên tưởng đến con người, với những phẩm chất tốt đẹp cũng như khao khát về tình yêu lứa đôi,... Hoa nở rồi tàn, cũng như lẽ sinh lão bệnh tử của con người vậy. Nghĩa biểu trưng của các từ chỉ hoa vì vậy một mặt biểu trưng cho sự trẻ trung tươi tắn, mặt khác biểu trưng cho sự già cỗi lụi tàn. Hoa với người đã gắn kết mật thiết, thể hiện khả năng khám phá thế giới, đặc điểm tri nhận cũng như thê giới tinh thần dồi dào và năng lực sáng tạo ngôn ngữ vô bờ của nhân dân hai nước. Ý nghĩa biểu trưng của hoa trong thơ ca cổ của hai nước cũng phản ánh yếu tố thời đại và lịch sử. Mặc dù mang tính ước lệ nhưng đó chính là những “hóa thạch” về ngôn ngữ và văn hóa, là tấm gương phản chiếu thời đại của nhân dân hai nước Việt Trung cần được nâng niu và gìn giữ.

- Từ kết quả nghiên cứu của luận án, liên hệ tới việc giảng dạy ngoại ngữ cũng như trong công tác dịch thuật. Thông qua phân tích sâu về ngôn ngữ Hán giúp chúng ta có sự hiểu biết sâu rộng hơn về ngôn ngữ và văn hóa Hán. Trên nền tảng liên hệ so sánh với tiếng Việt, giúp cho người Việt Nam học tiếng Việt, cũng như người Trung Quốc học tiếng Hán có thể hiểu biết sâu rộng hơn về ngôn ngữ các dân tộc, góp phần tích cực vào việc học tập ngoại ngữ, biên soạn giáo trình cũng như công tác dịch thuật và biên soạn từ điển.

- Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tri nhận, đặc biệt tiến hành liên hệ giữa  hai ngôn ngữ  nên luận án còn một số vấn đề chúng tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu kỹ lưỡng hết tường tận cả hai ngôn ngữ. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong muốn khi có điều kiện thì đó sẽ là những định hướng nghiên cứu tiếp theo có thể nối tiếp luận án này trong tương lai.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Le Thi Kim Dung

Thesis title: Semantics of words for flowers in Chinese (in relation to Vietnamese)

Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major: Comparative-contrastive Linguistics                           Code: 62 22 01 10

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University (VNU-USSH

1. Thesis purpose and objectives

1.1. Thesis purpose               

      The purpose of the research is to clarify characteristics of structure and method of translating Chinese words for flowers, comparing with Vietnamese, finding similarities and differences in semantics of words for flowers in Chinese and Vietnamese. This highlights the cultural implications as well as the cognitive characteristics of Chinese and Vietnamese people through the meaning of this group of words. Finally, this study aims to contribute to the study of language reconciliation, teaching and translation of Chinese - Vietnamese language more effectively.

1.2. Thesis objectives:

       The object of the dissertation is some words for "flowers" in Chinese and Vietnamese, mostly in the semantic plane. The scope of the study will be narrower than that of the general plant vocabulary. On the basis of the meaning of the word "flower", we choose daisy, peach, apricot, orchid and lotus, which are the five typical flower species in both Chinese and Vietnamese to deeply analyze the process of developing the meaning of the word only. Hopefully, from the point of view, through case studies, flowers and some typical flower words can help readers visualize the general picture of the meaning of the names of Chinese and Vietnamese flowers.

2. Research methods
        To implement this thesis, we apply the following methods: The first is the method of semantic analysis, specifically the method of analyzing the meaning, to detect the structure of meaning and examine the rules of transformations. The second is the contrastive method, which is used to compare words with words, contrast semantics as well as the method of translating the meaning of the words for "flower" and from the specific flower daisy, peach, apricot, orchid and lotus in two languages to find similarities and differences between them, especially the continuation of Chinese texts in Vietnamese language - literature. In addition, a number of quantitative analyzes and descriptions will also be used when needed to help clarify the issue.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results                            

               - Regarding the structure of the meaning of the words for flower, the thesis adopts the statistical meaning of the words for flower in the dictionary, summing up the word of flower has 21 meanings, from which the thesis gives the structure of the meaning of the word of flower in Chinese flower words. In Vietnamese, the word "flower" has 11 meanings, by synthesizing the structural analysis of the meaning of flower words in two languages: Chinese and Vietnamese can be seen, they are multi-word words. Definition of derivative diversity, richness. The meaning of Chinese words in Chinese has 8 similar meanings, others are not the same. This shows the thinking and association characteristics of each ethnic group for the same objective entity.

               - Regarding the phenomenon of changing meaning, the word "flower" in Chinese and Vietnamese has the ability to change the meaning. We believe that the main mapping of Chinese and Vietnamese flower words is specifically: (1) From flowers to reflecting things that are not flowers, (2) From things that are not flowers reflect on flowers, (3) From the habit of customary growth of flowers to reflect flowers. The connotation of the word "flower" in addition to good meaning and the neutral meaning also has a negative meaning.

               - Regarding the word expression containing the word flower, the dissertation conducts statistical expressions of words containing the words in Chinese and Vietnamese dictionary, showing that there are 645 expressions in Chinese and 96 expressions in Vietnamese, since then can see the ability to combine and apply the words of Chinese language richer and more diverse than Vietnamese.

               - Following the selection of 5 words for daisy, peach, apricot, orchid, lotus to analyze and synthesize the meaning of these 5 words in the dictionary as well as their symbolism in the process of use can see the meaning of the words for flower is abundant. These derivative meanings show very clearly the characteristics coming from the natural environment as well as from cultural factors, national identity. In addition to conducting a thorough analysis of the meanings of the five typical Chinese words in Chinese, the thesis also relates to the corresponding Vietnamese flower words. Then give a summary table comparing their symbolism in Chinese and Vietnamese, finding similar and different meanings in two languages. This similarity and difference clearly shows the characteristics of culture, history, geography as well as customs and habits, and the living habits of the two countries have similarities and differences.

 3.2. Conclusions               

              - Through research, we affirmed that the two countries of China and Viet nam are in the same cultural space, under the influence of contact with Sino-Vietnamese, making the word "flower" as well as the words of some flowers. such as "daisy", "peach", " apricot", "orchid", "lotus" ..., in Vietnamese, there is a close relationship with Chinese in both phonetic and meaning forms, creating similarities and the difference in derivative meaning, especially the symbolic meaning of the words that refer to flowers in general and from daisy, peach, apricot, orchid and lotus in particular.

               - The words for flowers are subtly used in the artistic creation of words in the ancient poetry of the two countries. The symbolic meaning of the 5 words that we choose in the thesis are related to people, with good qualities as well as the desire for love of the couple... Flowers bloom and fade, also like the birth of a human illness. The symbolism of the words for flowers therefore represents a fresh youth on the one hand, and on the other hand symbolizes aging. Flowers with people are closely linked, demonstrating the ability to explore the world, recognizing characteristics as well as the world of abundant spirit and creative capacity of endless languages ​​of the two peoples. The significance of the symbolism of flowers in the ancient poetry of the two countries also reflects the elements of history and history. Despite its conventions, these are the "fossils" of language and culture, reflecting the era of the people of the two Sino-Vietnamese people that need to be embraced and preserved.

               - From the research results of the thesis, related to the teaching of foreign languages ​​as well as in the translation work, through an in-depth analysis of the Chinese language, we have a deeper understanding of Han language and culture. On the basis of contacts compared with Vietnamese, helping Vietnamese learn Vietnamese, as well as Chinese learners of Chinese can gain a deeper understanding of ethnic languages, contributing positively to learning. foreign languages, textbook compilation as well as translation and compilation of dictionaries.

              - In the framework of the thesis, studying the relationship between language, culture and perception, especially conducting a relationship between the two languages, the thesis still has some problems that we do not have conditions to understand. thoroughly thorough both languages. Therefore, we look forward to when there are conditions, it will be the next research directions that can continue this thesis in the future.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây