TTLA: Giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc với sự hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập

Thứ sáu - 04/01/2019 04:57

- Tên tác giả: Đồng Quang Thái

- Tên luận án: Giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc với sự hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập

- Ngành khoa học của luận án:  Chính trị học

- Chuyên ngành: Chính trị học                                - Mã số: 62 31 02 01

- Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích:

- Khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giáo dục giá trị và tác động của hệ giá trị đối với hình thành con người công dân hiện nay;

- Khảo cứu, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị đối với hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập;

- Giải pháp giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc trong sự hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Đối tượng nghiên cứu:

- Vai trò của hệ giá trị truyền thống đối với sự hình thành con người công dân Việt Nam;

- Hoạt động giáo dục giá trị truyền thống trong xây dựng con người công dân Việt Nam.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, luận án thực hiện bằng các phương pháp: lịch sử - lôgích, phân tích - tổng hợp, phân tích tài liệu, quan sát thực tế...

- Luận án sử dụng phương pháp chung: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu trúc, và một số phương pháp khác.

- Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp chính trị học và phương pháp liên ngành như: xã hội học, giá trị học…

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Hệ thống hóa, phân tích những ảnh hưởng của giá trị truyền thống đến sự hình thành bản lĩnh con người công dân Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa.

- Từ đó đề xuất một số giải pháp về giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc trong hình thành tính tích cực, chủ động hội nhập của con người công dân Việt Nam

3.2. Kết luận

Triết học Mác - Lênin khẳng định: con người được sinh ra, nhưng nhân cách được hình thành. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, giữa cá nhân và xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Đó cũng là quá trình thống nhất giữa giáo dục và tự giáo dục.

Con người công dân có tầm quan trọng trong xã hội, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường những năm qua đang chi phối đến sự vận động và phát triển tới con người công dân Việt Nam. Con người công dân Việt Nam hiện nay có những phẩm chất tốt, chứa đựng những tiềm năng phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tài năng, những phẩm chất đạo đức… Để những phẩm chất ấy được phát huy trong sự nghiệp đổi mới đất nước, một mặt, thường xuyên tạo mọi điều kiện, cơ hội để trang bị cho con người công dân Việt Nam những kiến thức về khoa học và công nghệ; mặt khác, cần quan tâm tới việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc nhằm giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân.

Việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc nhằm giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay là một bức tranh nhiều màu sắc. Cái tiến bộ và cái lạc hậu, mặt tích cực và mặt tiêu cực… đan xen, hoà quyện vào nhau. Để có được những con người công dân phát triển toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiheepj hóa, hiện địa hóa đất nước, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân, để họ thực sự xứng đáng là những người chủ của đất nước.

Việc phát huy Hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay chịu tác động của nhiều nhân tố như: Đặc điểm tâm lý; hệ thống nhu cầu, lợi ích trong hoạt động học tập, nghiên cứu và hoạt động xã hội; tác động của tình hình trong nước và quốc tế. Ở đây, việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc bao gồm: Lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc; Tinh thần cần cù, lạc quan, sáng tạo trong lao động; Lòng nhân ái, khoan dung, hiếu học, khát vọng, yêu chuộng hòa bình; Tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất.

Phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam giữ vai trò quan trọng đặc biệt. Nó là động lực góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng trong nhân cách công dân Việt Nam hiện nay; góp phần tích cực vào quá trình xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân con người thời đại mới; góp phần hình thành ý thức thẩm mỹ tiên tiến trong nhân cách công dân thời kỳ hội nhập; góp phần hình thành năng lực trong mỗi con người công dân Việt Nam; hệ giá trị tuyền thống dân tộc là bộ lọc giúp cho con người công dân Việt Nam lựa chọn, tiếp thu những giá trị tiến bộ, đồng thời loại bỏ những phản giá trị trong quá trình hình thành và phát triển hệ giá trị mới.

Trong những năm qua, việc phát huy hệ giá truyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, luận án cũng đã chỉ rõ những vấn đề còn cần phải đặt ra trong quá trình phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc hình thành và phát triển nhân cách công dân với khả năng, năng lực còn hạn chế, sự phối kết hợp chưa đồng bộ của các chủ thể trong quá trình thực hiện; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, nhiều bất cập, trong xu thế mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.

Để khắc phục những yếu kém, hạn chế của thực trạng và phát huy hơn nữa hệ giá trị tuyền thống dân tộc trong việc bồi dưỡng nhân cách cho con người công dân Việt Nam cần thực hiện các phương hướng chủ yếu sau: Bảo đảm thống nhất giữa kế thừa và đổi mới trong việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc nhằm bồi dưỡng nhân cách cho con người Việt Nam hiện nay; phát huy hệ giá trị tuyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam phải gắn với việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và chiến lược xây dựng con người Việt Nam. Trên cơ sở phương hướng đó, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu: Một là, xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện, tiền đề cho việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay; Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc nhằm giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay; Ba là, đổi mới nội dung và các hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay; Bốn là, tăng cường vai trò của pháp luật nhằm phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay; Năm là, nâng cao tính tự giác rèn luyện, học tập hệ giá trị tuyền thống dân tộc trong quá giáo dục trình hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân Việt Nam hiện nay.

Phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc giáo dục hình thành và phát triển hệ giá trị mới cho con người công dân là trọng trách của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Thành công của quá trình này tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

 

- The author’s name:  Dong Quang Thai

- Thesis title: Educating the traditional values ​​of the nation for the formation of the Vietnamese people in the integration period

- Scientific branch of the thesis:  politics

- Major:   politics                                                    Code: 62 31 02 01

- The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University.

1. Thesis purpose and objectives

Purpose:

- Briefly, systematize some of the theoretical issues of value education and the impact of the value system on the formation of modern human beings;

- To study and assess the real status of the value education for the formation of Vietnamese citizens in the period of integration;

- The solution of educating traditional values ​​in the formation of Vietnamese citizens in the integration period.

Research objects:

- the role of the traditional value system for the formation of Vietnamese citizens;

- Traditional values ​​education in the building of Vietnamese citizens.

2. Research methods

On the basis of the worldview, the methodology of Marxism-Leninism, Ho Chi Minh's thought, the view of the Communist Party of Vietnam, the thesis is implemented by the following methods: historical - logical, analytical - total integrating, analyzing documents, observing reality ...

- The thesis uses the common method: dialectical materialism and historical materialism, logical and historical methods, analytical and synthesis methods, structured system methods, and some other methods.

- Specialized methods: Political methods and interdisciplinary methods such as: sociology, value learning ...

- Method of document study

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Systematize and analyze the effects of traditional values ​​on the formation of the human spirit of Vietnamese citizens in the context of Vietnam's increasingly deep integration into the process of globalization and regionalization.

- From there, we propose some solutions on education of traditional values ​​in order to create positive and active integration of Vietnamese citizens.

3.2. Conclusions

Marxist-Leninist philosophy affirms that man is born, but personality is formed. The formation and development of personality is the process of unification between biological and social, between individuals and society, between objective conditions and subjective factors. It is also a process of unity between education and self-education.

Citizens are important in society, have a great role in the development of the country. The context of globalization and market economy in recent years is influencing the movement and development of Vietnamese citizens. Vietnamese citizens now have good qualities, with potential for physical, mental, intellectual, moral and moral development. On the one hand, on the one hand, the country has always provided all conditions and opportunities to equip Vietnamese citizens with knowledge about science and technology. On the other hand, care should be taken to promote the traditional values ​​of the nation in order to educate the formation and development of new values ​​for human beings.

Promoting the traditional values ​​of the nation to educate the formation and development of new values ​​for the people of Vietnam today is a colorful picture. Progress and backwardness, positive side and negative side ... interwoven together. In order to meet the needs of high quality human resources for the industrialization and modernization of the country, we need to further strengthen the price system. Traditional values ​​in the formation and development of new values ​​for human beings, so that they really deserve to be the owners of the country.

Promoting the traditional values ​​system in the formation and development of new values ​​for the people of Vietnam today is influenced by many factors such as psychological characteristics; system of needs, interests in learning activities, research and social activities; impact of domestic and international situation. Here, the promotion of traditional values ​​of the nation includes: patriotism, national self-determination; The spirit of solidarity and sense of national community; Diligent, optimistic, creative in labor; Kindness, tolerance, fondness for learning, aspiration, love for peace; Spirit of courage, resilience, indomitable.

Promoting the traditional values ​​of the nation in the formation and development of new values ​​for the people of Vietnam plays a special role. It is the driving force contributing to forming the scientific world view, revolutionary human personality in the personality of Vietnamese citizens today; actively contributing to the process of developing the personal virtues of the modern age; contributing to the formation of advanced aesthetic consciousness in the personality of citizens in the integration period; contributing to the formation of capacity within each citizen of Vietnam; The national value system is a filter that helps Vietnamese citizens to pick and choose progressive values ​​while eliminating counterintuitive values ​​in the process of formation and development of new values.

In recent years, the promotion of traditional ethnic values ​​in the education of the formation of new values ​​for Vietnamese citizens has achieved certain results. However, the thesis also pointed out the issues that need to be raised in the process of promoting the traditional national values ​​in educating the formation and development of new values ​​for Vietnamese citizens. This is a contradiction between the need to promote the traditional national values ​​in the formation and development of the personality of citizens with limited ability and capacity, the inconsistent coordination of the subjects in implementation process; Conflict between the need to promote traditional values ​​and the reality of life is complicated, many inadequate, in the trend of opening, integration, globalization today.

In order to overcome the shortcomings and limitations of the current situation and further promote the national value system in fostering the personality of Vietnamese citizens, the following principal orientations should be applied: To inherit and innovate in promoting the traditional values ​​of the nation in order to foster the personality of the Vietnamese people nowadays. To promote the national value system in educating the formation and development of new value systems for Vietnamese citizens must be associated with the building of a healthy social environment and the strategy of building the Vietnamese people. . On the basis of that direction, a number of major solutions should be synchronized: Firstly, to build up a healthy environment, to create favorable conditions and conditions for the promotion of traditional values ​​in the process of formation and development of new values ​​for Vietnamese citizens. The Secondly, to closely combine family, school and society in promoting the traditional national values ​​in order to educate the formation and development of new values ​​for Vietnamese citizens today; Thirdly, to renovate the content and forms of education of traditional values ​​in the process of formation and development of new values ​​for Vietnamese citizens today; Fourthly, to strengthen the role of law in order to promote the traditional values ​​of the nation, to create favorable conditions for the formation and development of new values ​​for Vietnamese citizens; Fifthly, to improve the sense of self-education and study the value system of the national system in the process of education, formation and development of new values ​​for the people of Vietnam today.

Promoting the national traditional values ​​in educating the formation and development of new values ​​for human beings is the responsibility of the school, the family and the whole society. The success of this process depends on many factors.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây