Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Hà
Tên luận án: Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
Ngành khoa học của luận án: Triết học
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
-Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ nội dung của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Luận án chỉ ra xu hướng vận động và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đạo Hiếu trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp: tổng hợp và phân tích; lịch sử và logic; viện dẫn và chứng minh; quan sát, điền dã thực tế...
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
-Luận án đã khái quát và hệ thống được những nội dung cơ bản liên quan đến tín ngưỡng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
- Luận án đã chỉ ra ý thức và thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt thông qua việc làm rõ cơ sở ra đời, những yếu tố tác động như: địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng và sự tồn tại và phát triển của gia đình, dòng họ, làng xã, đất nước đối với việc hình thành đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
- Luận án đã chỉ ra xu hướng vận động, những vấn đề đặt ra hiện nay của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay, trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
3.2. Kết luận
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử - xã hội, là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là một bộ phận của văn hóa dân gian Việt Nam, phản ánh hư ảo tồn tại xã hội và chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, có tính độc lập tương đối, có hình thức biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng. Tín ngưỡng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ là một tín ngưỡng nội sinh, ra đời trên cơ sở những yếu tố về địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa của xã hội Việt Nam, mà nền tảng của nó là chế độ nông nghiệp lúa nước với gia đình tiểu nông phụ quyền làm trung tâm trong một môi trường làng xã khép kín của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ. Trên cơ sở những đặc trưng về văn hoá và tư duy của mình, người Việt, trong quá trình phát triển đã thu nhận không ít những giá trị văn hoá tư tưởng ngoại sinh để bồi đắp nên một sản phẩm tinh thần của riêng mình, khẳng định được bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu là một trong những ví dụ sinh động về sự tiếp biến các tư tưởng ngoại sinh như: Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Chính sự tiếp nhận và điều chỉnh này đã giúp tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng trở thành một những loại hình tín ngưỡng có khả năng tích hợp và tự biến đổi cao, chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có đạo Hiếu. Từ đó, nó dễ dàng tìm được chỗ đứng trong đời sống tâm linh của cư dân người Việt nói chung và cư dân người Việt ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng.
Đạo Hiếu vốn là một đạo lý có từ ngàn đời, nó tồn tại và phát triển theo suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam. Từ muôn ngàn đời nay, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không hề vơi cạn, nó luôn đong đày theo thời gian để dưỡng nuôi những mầm sống lớn khôn và trở thành người hữu ích. Đối với những dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến và truyền thống đạo đức lâu đời như dân tộc Việt Nam chúng ta, thì Hiếu đạo lại càng được đề cao và là một trong những đạo lý cơ bản của dân tộc. Trong cuộc sống hiện đại, cái làm nên nền tảng của một miền quê, một dân tộc, một quốc gia không phải đo bằng những giá trị tiền bạc mà là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tín ngưỡng là hoạt động tinh thần không thể thiếu của con người trong cuộc sống hiện đại. Mỗi tín ngưỡng đều có những hạt nhận triết học hợp lý, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Truyền thống "uống nước nhớ nguồn", hiếu đạo, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn muốn hướng tới.
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ chứa đựng nhiều giá trị của đạo Hiếu. Thông qua quan niệm, ý thức, nghi lễ trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng, đạo Hiếu được biểu hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức hướng về cội nguồn, biết ơn công lao của các thế hệ đi trước, củng cố tinh thần đoàn kết, xây dựng ý thức cộng đồng. Đạo Hiếu vì vậy, gắn bó chặt chẽ với lòng yêu quê hương, đất nước của người Việt, tạo nên trục Nhà - Làng - Nước trong sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng xã và quốc gia dân tộc. Đây là biểu hiện đẹp của đạo Hiếu trong làng xã Việt ở Bắc bộ hiện nay, dù có những biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng những biểu hiện đẹp ấy vẫn đang ngày càng tỏa sáng vượt qua những khó khăn, thử thách để tồn tại, phát triển đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội hiện đại và làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc.
Trong tình hình phát triển hiện nay, với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội Việt Nam nói riêng (đặc biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội), tình hình thế giới nói chung, giá trị của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ không những không bị mất đi mà ngày càng khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Các yếu tố tích cực của đạo Hiếu góp phần khẳng định hơn nữa các giá trị của văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc, góp phần định hướng, hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân, gắn kết cộng đồng. Thông qua sinh hoạt tín ngưỡng để giáo dục đạo Hiếu, lòng biết ơn cho tất cả mọi người. Giá trị của đạo Hiếu trong tín ngưỡng, tôn giáo giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết, gắn bó hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố hạn chế cũng có những ảnh hưởng nhất định. Nó làm cho các sinh hoạt tín ngưỡng bị biến dạng, tha hóa, gây nên các hiện tượng mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí, các giá trị đạo đức, trong đó có đạo Hiếu bị mai một và mất đi giá trị tốt đẹp vốn có của nó, ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
ABSTRACT OF DOCTORAL DISSERTATION
Name of author: Nguyen Thi Phuong Ha
Title of dissertation: Filial piety in the belief of Vietnamese people in the Northern Delta
Scientific branch of the dissertation: Philosophy
Major: Dialectical materialism and historical materialism
Code: 62 22 03 02
Name of postgraduate training unit: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
1. Objective and subject of the dissertation
- Research objective:
On the basis of clarifying the contents of the Filial piety in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people in the Northern Delta. The dissertation shows the tendency and propose some solutions to promote the values and limit the negativity of the Filial piety in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people in the Northern Delta nowadays.
- Research subject:
Filial piety in the belief of Vietnamese people in the Northern Delta.
2. Research methodology
The dissertation uses the methodology of dialectical materialism and historical materialism, including methods of synthesis and analysis, history and logic, quotation and proving, observation and fieldwork...
3. Main results and conclusions
3.1. Main results
- The dissertation has generalized and systematized basic contents related to the belief of the Vietnamese people in the Northern Delta
- The dissertation has shown the consciousness and practice of Filial piety in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people through the clarification of the origin and the affecting factors such as geography - nature, economy - society, culture - ideology and existence and development of the family, lineage, village and country which lead to the formation of Filial piety in the belief of the Vietnamese in the Northern Delta
- The dissertation has pointed out the tendency of movement, the current issues of Filial piety in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary of the Vietnamese in the present-day Northern Delta, based on which it initially proposes solutions to promote the values and limit the negativity of the Filial piety in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people in the present-day Northern Delta.
3.2. Conclusion
Belief is a social-historical phenomenon, a special form of social consciousness and a part of Vietnamese folklore, which reflects the illusion of social existence and is subject to the determination of social existence, having relative independence and greatly diverse forms. The belief of the Vietnamese people in the Northern Delta is endogenous, born on the basis of geographical, natural, socio-economic, historical and cultural elements of Vietnamese society. Its foundation is the paddy rice farming system with the sub-agrarian patrilineality family as center in an enclosed village environment of the Vietnamese people in the Northern Delta. Based on its cultural and intellectual characteristics, Vietnamese people, in the process of development, have acquired a number of exogenous cultural values to enrich their own spiritual virtues, confirming the traditional cultural identity of the nation. Worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities and Mother goddess worship is one of the vivid examples of the development of exogenous thoughts such as Taoism, Buddhism and Confucianism. This reception and adjustment helped the ancestor worship, worshiping the tutelary deities become forms of belief that have the ability to integrate and self-change largely, containing in it many traditional ethical and cultural values of the nation, including Filial piety. Since then, it is easy to find a place in the spiritual life of the Vietnamese people in general and the Vietnamese people in the North Delta in particular.
Filial piety is a morality that has existed for thousands of generations and has grown throughout the history of Vietnam. For thousands of years now, the love of parents for their children has never run out, yet always been full from time to time to nourish the children to become useful people. For peoples with thousands of years of civilization and long moral traditions like our Vietnamese people, the Filial piety is even more prominent and one of the basic ethics of the nation. In modern life, what constitutes the foundation of a country, a people, a nation is not measured by the monetary value but the traditional cultural values of the nation. Belief is the indispensable spiritual activity of man in modern life. Each of beliefs has its own logical philosophical cores, containing many profound human values. The tradition of "when drinking water, remember the source", filial piety, national pride and self-respect in the worship of ancestors, worshiping the tutelary deities is the dignity that humanity as well as our people always highly respect.
The worship of the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people in the Northern Delta, contains many values of Filial piety. Through the concept, consciousness and rituals in worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities, Filial piety is manifested, thereby contributing to raise awareness towards the source, gratitude for the merits of the precedent generations, strengthening the spirit of solidarity, building the sense of community. Filial piety, therefore, is closely associated with the love of the homeland and the country of the Vietnamese people, creating the axis of the Home - Village - Country in the unity and attachment of village community and nation. This is a beautiful expression of Filial piety in the Vietnamese village in the North today, despite the ups and downs of history, but those beautiful expressions are still more shining through the difficulties and challenges to survive and develop to meet the spiritual needs of modern society and make up the cultural identity of the nation.
In the current development situation, with the dramatic change of Vietnamese society in particular (especially in economics, culture and society), the world situation in general, the value of Filial piety in belief of worshiping the ancestors, worshiping the tutelary deities of the Vietnamese people in the Northern Delta is not only unlost but increasingly asserted its position in society. The positive elements of Filial piety contribute to further affirm the values of the traditional culture and morality of the nation, contributing to orienting and perfecting the personality of each individual and connecting the community. Through religious activities to educate Filial piety and gratitude to all. The value of Filial piety in beliefs and religions helps people to come closer together, to unite and stick together. In addition, limiting factors also have certain effects. It causes religious activities to be deformed and corrupted, leading to superstitious, ostentatious and wasteful phenomena, and depleting moralistic values including Filial piety and its inherent beauty, leaving great impact on the material and spiritual life of the people.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn