TTLA: Báo chí với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Thứ ba - 25/12/2018 20:15

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Chiến Thắng             2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 16/11/1985                                                    4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 04 tháng (1/2018 đến 4/2018)

7. Tên đề tài luận án: Báo chí với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Báo chí học                                            9. Mã số: 62 32 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đề tài "Báo chí với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là nhận diện, từ đó đánh giá thực trạng và hiệu quả truyền thông trên nền tảng lý thuyết đóng khung và truyền thông thuyết phục cho các cuộc vận động xã hội mà báo chí Việt Nam đã và đang thực hiện, thông qua việc trả lời được 3 câu hỏi nghiên cứu, kiểm định cho ra kết quả chấp nhận 4 giả thuyết nghiên cứu đặt ra.

- Về thực trạng truyền tải thông điệp CVĐ của báo chí: Thông điệp về CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên báo chí tập trung vào chủ trương, chính sách hơn là khai thác sâu vào các khía cạnh tích cực liên quan tới sản phẩm hàng Việt Nam. Về hình thức thể loại thì tin tức sự kiện là thể loại chính trong cách thức đưa tin về CVĐ của báo chí, phóng sự hay ý kiến chuyên gia, ý kiến người tiêu dùng về CVĐ cũng như đánh giá sản phẩm hàng Việt Nam còn rất hạn chế. Trong các nguồn tin mà báo chí khai thác thì chính phủ và doanh nghiệp là 2 nguồn tin chính của báo chí trong việc khai thác nội dung liên quan đến CVĐ. Kết quả phân tích cũng chỉ ra nguồn cung cấp thông tin có ảnh hưởng đến tính chất tích cực, trung lập, tiêu cực trong thông điệp.

- Về hiệu quả hoạt động báo chí về CVĐ: Phần lớn công chúng đều nhận thức khá đầy đủ về các nội dung về CVĐ mà báo chí truyền tải, trong đó, mức độ nhận thức về ý nghĩa của CVĐ càng lớn thì càng khiến công chúng có cái nhìn thiện cảm đối với sản phẩm hàng Việt Nam. Người dân hưởng ứng CVĐ sau khi tiếp cận thông tin từ báo chí một cách tích cực và càng tiếp cận thông tin về CVĐ trên báo chí người dân càng tin tưởng hơn vào cuộc vận động. Những thông tin về cuộc vận động được báo chí truyên tải có sức lan tỏa đến công chúng và  được công chúng quan tâm chia sẻ thông tin, khi họ càng nắm bắt được nhiều thông tin về hàng Việt Nam trên báo chí thì người tiêu dùng càng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua việc soi chiếu lý thuyết vào nghiên cứu cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", luận án góp phần đánh giá cụ thể hơn hiệu quả truyền thông của cuộc vận động này và làm tài liệu tham khảo cho các cuộc vận động khác.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực báo chí học về thực trạng và hiệu quả truyền thông của báo chí về một cuộc vận động xã hội tại Việt Nam, luận án là một tài liệu tham khảo có hệ thống cho những nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành báo chí, truyền thông, kinh tế. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới về hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền, vận động; khả năng thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng với các thông tin đăng tải trên các phương tiện báo chí.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phạm Chiến Thắng (2015), “Khủng hoảng truyền thông trong môi trường truyền thông hiện đại”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên Tập 145 (15), tr. 79-83.

2. Phạm Chiến Thắng (2016), “Sự đóng khung thông tin của báo chí về cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên Tập 156 (11), tr. 121-124.

3. Phạm Chiến Thắng (2017), “Bàn về lý thuyết truyền thông thuyết phục”, Tạp chí Người làm báo (402), tr. 53-55.

4. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Chiến Thắng (2017), “Truyền thông về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên báo chí”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông (11), tr. 42-46.

5. Phạm Chiến Thắng (2017), “Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên báo chí dưới góc nhìn của lý thuyết khung”, Tạp chí thông tin đối ngoại (165), tr. 47-50.

6. Phạm Chiến Thắng (2018), “Truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế dưới góc nhìn của lý thuyết truyền thông thuyết phục”, Kỷ yếu hội thảo khoa học truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, tr. 221-229.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 

1. Full name: Pham Chien Thang                                      2. Sex: male

3. Date of birth: 16/11/1985                                               4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014

6. Changes in academic process: extend a study period by four month (1/2018 to 4/2018)

7. Official thesis title: The press in the campaign “Vietnamese people prefer using Vietnamese goods”

8. Major: Journalism                                                             9. Code: 62320101

10. Supervisors: Associate Professor Ph.D Nguyen Thi Thanh Huyen

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The subject "The press and the campaign Vietnamese people prefer using Vietnamese goods" basically achieved the research objective is to identify, and then assess the situation and the communication effectiveness on the basis of Framing theory and persuasive communication in social movements that the Vietnamese press has applied, by answering three research questions, testing the results of accepting 10 hypotheses.

- The situation of conveying the message of the campaign: The message about the campaign “Vietnamese people prefer to use Vietnamese goods in newspapers focused on policies rather than exploiting deeply on positive aspects related to Vietnamese products. In terms of genre, event news is the main genre in media coverage of the press, whereas reportage or experts’ opinion, consumers’ opinion on the campaign as well as product evaluation are limit. The government and businesses are the two main sources of information in the newspaper's exploitation of content related to the campaign. Analytical results also indicate that the source of information influences the positive, neutral, and negative aspects of the message.

- The effectiveness of the press on the campaign: The majority of the public are fully aware of the campaign content that the press conveyed, and the greater the level of awareness of the significance of the campaign is, the more public have a good view on Vietnamese products. People respond to the campaign positively after receiving information from the press and the more information about the campaign people get from the media, the more people trust the campaign. Information about the campaign was widely disseminated to the general public and shared among the public. As people got more information about Vietnamese goods in the press, they tended to prefer using more Vietnamese goods.

12. Practical applicability: Through the theoretical screening of the campaign "Vietnamese people prefer using Vietnamese goods", the dissertation contributes to more specific evaluation over the effectiveness of the campaign and it is an useful source of reference for other campaigns.

13. Further research directions: As it is one of the first studies in the field of journalism about the situation and the effectiveness of the press in a social movement in Vietnam, the dissertation is a systematic reference for researchers, teachers, journalists, economists. The research results contribute to opening new research directions on the effectiveness of advocacy activities; the ability to change the perception, attitudes and behavior of the public towards information transmitted on the media.

14. Thesis-related publications:

1. Pham Chien Thang (2015), “Communication crisis in the modern communication environment”, Journal of science and technology thainguyen university 145 (15), pp. 79-83.

2. Pham Chien Thang (2016), “The press information frame “Vietnamese priority to use vietnamese goods”, Journal of science and technology thainguyen university 156 (11), pp. 121-124.

3. Pham Chien Thang (2017), “Discussion on persuasive communication theory”, Journalist magazine (402), pp. 53-54.

4. Nguyen Thi Thanh Huyen, Pham Chien Thang (2017), “Communicating about the campaign “Vietnamese people prefer Vietnamese goods” on mass media”, Journal of Political theories and Communication (11), pp. 42-46.

5. Pham Chien Thang (2017), “The movement ‘Vietnamese prefer Vietnamese products’ in the press in the respective of the frame theory”, External information magazine (165), pp 47-50.

6. Pham Chien Thang (2018), “Communication on social insurance and health insurance policies from perspectives of the persuasive communication theory”, The communication science yearbook of social insurance and health insurance policies, current status and solutions to improve efficiency, pp. 221-229.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây