Ngôn ngữ
1. Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 29/01/1992 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 1726/QĐ-XHNV ngày 30/05/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc thay đổi đề tài luận án và cán bộ hướng dẫn của NCS Nguyễn Anh Tuấn
- Quyết định số 1464/QĐ-XHNV ngày 30/05/2018 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh
7. Tên đề tài luận án: Thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi (so sánh với thơ ca của các nữ thi nhân trong Manyoshu)
8. Chuyên ngành: Trung Quốc học 9. Mã số: 62 31 06 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Nho Thìn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam khảo sát toàn bộ 129 nữ tác gia và 687 thi phẩm của họ trong Toàn Đường Thi để đưa ra những đặc trưng về sự hình thành, phát triển của đội ngũ nữ thi nhân và trải nghiệm nhân sinh của phụ nữ thời Đường - Ngũ Đại được thể hiện trong những bài thơ ấy.
- Với tiền đề coi thơ ca là sự phản ánh trải nghiệm nhân sinh của các nữ tác gia, luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam hệ thống được nội dung cơ bản của 687 thi phẩm thuộc phạm vi khảo sát, đồng thời làm rõ giá trị và lý giải nguyên nhân tồn tại của chúng dựa trên bối cảnh văn hoá xã hội đương thời nói chung và hoàn cảnh sống của từng tầng lớp phụ nữ, từng cá nhân tác giả nói riêng.
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiến hành so sánh thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi và Manyoshu, hai bộ tổng tập thi ca lớn của Trung Quốc và Nhật Bản thời cổ đại, từ đó chỉ ra những giá trị phổ biến (nhân loại, vượt thời gian) và đặc thù (dân tộc, thời đại) về sự hình thành, phát triển đội ngũ tác gia và trải nghiệm nhân sinh trong thơ của họ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tập của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, Nhật Bản học, Đông phương học, Văn học Trung Quốc, Văn học Nhật Bản, Hán Nôm,… và cho những người quan tâm đến văn học châu Á nói chung và thơ ca phụ nữ nói riêng khi đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện hơn về văn học của hai nền thơ ca lớn của khu vực, đặc biệt là các nội dung liên quan đến thơ Đường và waka.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Thơ ca của các nữ thi nhân cung đình trong Toàn Đường Thi và Manyoshu”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn (4), tr. 511-529.
[2] Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Thời gian bốn mùa trong thơ ca các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi và Manyoshu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr. 56-65.
[3] Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Tình hình nghiên cứu về thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường thi và Manyoshu”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội (10), tr. 43-51.
[4] Nguyễn Anh Tuấn (2018), “Nghiên cứu nội dung chủ đề trong thơ ca của các kỹ nữ thời Đường”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (3), tr. 41-52.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Anh Tuan 2. Sex: Male
3. Date of birth: 29/01/1992 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3216/2014/QD-XHNV, dated December 31st, 2014 of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Decision number 1726/QD-XHNV, dated May 30st, 2016 of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi on changing the thesis title and supervisors.
- Decision number 1726/QD-XHNV, dated May 30st, 2016 of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi on changing the thesis title for doctoral candidates.
7. Official thesis title: Women’s poetry in Quantangshi (in comparison with women's poetry in Manyoshu)
8. Major: Chinese Studies 9. Code: 62 31 06 02
10. Supervisors: Prof. Dr. Tran Nho Thin
11. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis is the first study in Vietnam to survey all 129 women poets and their 687 poems in Quantangshi to find the characteristics of the formation and development of female poet group and the life experiences of Tang – Five Dynasties women embodied in those poems.
- The thesis is the first study in Vietnam to put 687 poems of female poets in Quantangshi into a united classification system of content, as well as clarifying their value and explaining their existence in the contemporary socio-cultural context in general and the living conditions of each female group and each individual author in particular.
- The thesis is the first study in Vietnam comparing poetry of female poets in Quantangshi and Manyoshu to denote the common and specific values of the formation, development of the female poet group and the life experiences in their poetry.
12. Practical applicability:
The thesis will be a reference for the students majoring in Chinese Studies, Japanese Studies, Oriental Studies, Chinese Literature, Japanese Literature, Sino-Nom... and for those who are interested in Asian literature in general and women's poetry in particular by giving them a more comprehensive view of the literature of China and Japan, especially in issues relating to Tang poems and waka.
13. Futher research directions:
14. Thesis-related publications:
[1] Nguyen Anh Tuan (2017), “Palace women’s poetry in Quantangshi and Manyoshu”, Journal of Social Sciences and Humanities (4), pp. 511-529.
[2] Nguyen Anh Tuan (2017), “Four seasons in poetesses’ works in Tang poetry and Manyoshu”, Vietnam Review of Northeast Asian Studies (10), pp. 56-65.
[3] Nguyen Anh Tuan (2017), “Studying the poetry of poetesses in Complete Tang Poetry and Manyoshu”, Social Sciences Information Review (10), tr. 43-51.
[4] Nguyen Anh Tuan (2018), “Studying the Subject Content in the Courtesan's Poetry in Tang Dynasty”, Chinese Studies Review (3), pp. 41-52.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn