TTLA: Xây dựng hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại

Thứ năm - 28/02/2019 20:22

 

Tên tác giả:  NGUYỄN KIM YẾN

Tên luận án: Xây dựng hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ                                                Mã số: 62 22 02 40

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Vận dụng những kết quả nghiên cứu về tương tác trong phân tích hội thoại, mục đích của luận án là nghiên cứu hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài về mô hình, cấu trúc hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ hội thoại, bối cảnh tương tác, cơ chế tạo ra tương tác hội thoại, cụ thể là tương tác hỏi-đáp trong hội thoại tiếng Việt. Từ đó, đưa ra các giải pháp xây dựng hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt và đề xuất phương pháp giảng dạy và nâng cao kỹ năng hội thoại tiếng Việt cho học viên nước ngoài.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các bài hội thoại trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Ngoài hai phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học là quy nạp và diễn dịch, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích-miêu tả;

- Phương pháp so sánh

- Các thủ pháp nghiên cứu như: thống kê- phân loại, điều tra-phỏng vấn.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Kết quả chính

- Luận án đã khảo sát các bài hội thoại trong giáo trình tiếng Việt thực hành để thu được một khối tư liệu đáng tin cậy, qua đó nhận diện cấu trúc hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ của hội thoại, cơ chế tương tác, hành vi giao tiếp, bối cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp xuất hiện trong hội thoại.

- Luận án đã phân tích, đánh giá cách thức xây dựng hội thoại, các hành vi giao tiếp được đưa vào hội thoại cũng như bối cảnh và nhân vật giao tiếp được lựa chọn để xây dựng hội thoại ở các trình độ.

- Luận án đã khảo sát những khó khăn thường gặp của học viên nước ngoài khi tương tác hội thoại bằng tiếng Việt và những ý kiến, đề xuất của họ về các bài hội thoại trong giáo trình.

- Luận án đã đề xuất giải pháp cho việc biên soạn giáo trình tiếng Việt thực hành đặc biệt là việc xây dựng hội thoại mang tính tương tác thực tế đồng thời đề xuất phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học viên.

3.2. Kết luận chính

- Trên cơ sở lý thuyết tương tác hội thoại, luận án đã khảo sát và đánh giá việc xây dựng hội thoại trong 12 giáo trình tiếng Việt về chủ đề, bối cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp và đặc biệt sự tương tác hỏi-đáp (như là cơ sở cho phân tích hội thoại) được tạo ra từ chính những nhân vật giao tiếp và nội dung hội thoại.

- Luận án đã chỉ ra được những điểm tích cực và đặc biệt là điểm hạn chế của các hội thoại khi xây dựng bối cảnh, tình huống giao tiếp hay lựa chọn các mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là chưa tính toán một cách toàn diện đến khả năng ứng dụng vào hội thoại thực tế của đối tượng người học nước ngoài - những người sẽ tham gia tương tác hội thoại. Bên cạnh đó là những nội dung hội thoại chưa thể hiện được hết tính chất đa dạng và sống động của các hành vi giao tiếp trong tương tác hội thoại thực tế, thiếu hẳn đi mảng kịch tính của hội thoại đời thường cũng làm giảm cơ hội được học tập và trải nghiệm tương tác thực tế qua bài học của người học, khiến họ chưa cảm thấy tự tin và gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp thực tế với người Việt.

- Luận án đã đề xuất cách thức xây dựng hội thoại cho giáo trình ở tất cả các trình độ cả về mặt cấu trúc lẫn nội dung đảm bảo được tính cơ cấu của bài học và tính ứng dụng thực tế

- Luận án cũng đề xuất được những phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại và phân biệt việc giảng dạy kỹ năng hội thoại với kỹ năng nói. Theo xu hướng giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng giao tiếp hiện nay thì việc dạy kỹ năng hội thoại với tư cách là một kỹ năng độc lập trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đã phần nào tỏ ra hợp lý và bước đầu có kết quả về mặt phương pháp.

KEY SUMMARY ON DOCTOR THESIS

Author:         NGUYỄN KIM YẾN

Topic:            Designing conversations for the Vietnamese coursebooks on the perspective of the interactive conversation theory

Science major: Linguistics

Specialization: Theoretical Linguistics                                       Code: 62 22 02 40

Post Graduate Training Unit : University of Social Sciences and Humanities – VNU-Hanoi.

1. Objectives and research object of the thesis

The objective of this thesis is to apply some theoretical frameworks of Conversation Analysis (CA), the interactive conversation study in particular as the basis for studying the dialogues in Vietnamese coursebooks for foreigners about the model, the structure of the dialogue, the characteristics of the dialogue language, the interactive context, the interactive question-and-answer in Vietnamese conversation. Based on that, the thesis proposes solutions to design dialogues for Vietnamese language curriculum and propose methods of teaching and improving Vietnamese conversation skills for foreign students.

The study subjects of the thesis are dialouges in the curricula of Vietnamese language teaching to foreigners.

2. Research Methodology

- Methods of interpretation and induction in scientific research

- Descriptive methods in linguistics with specific techniques such as statistics, classification, comparison.

- Questionares and interview.

3. Key findings and conclusion

3.1. Key findings:

- The dissertation examines conversations in the Vietnamese curriculum in order to obtain a reliable data, which identifies the structure of the dialogue, the language characteristics of the dialogue, the interaction mechanism, speech acts, communication context, participants appeared in conversation.

- The thesis analyzes and evaluates the way the dialogue is constructed, the speech acts which are incorporated into the dialogue as well as the communicative context and participants chosen to design the dialogue at all levels.

- The dissertation examines common difficulties of foreign learners when interacting with the Vietnamese people and their ideas and suggestions on conversations in the curriculum.

- The thesis proposes solutions for the compilation of Vietnamese language teaching practice and proposes methods of teaching conversation skills to improve the conversational competence for foreigners students.

3.2. Conclusion:

- Based on interactive conversation theory, the thesis has surveyed and evaluated the construction of dialogues in 12 Vietnamese language textbooks on the topic, communication context, participants and especially the interaction of the question and response (as the basis for conversation analysis) is generated from the participants themselves and the conversation content.

- The thesis has pointed out the positive points and especially the limitations of the dialogues when designing the context, the communication situation or the selection of relations of the participants in the dialouge. In general, the practical application of foreign learners who will engage in conversation interaction has not been taken in consideration comprehensively. In addition, the content of dialogues does not reflect the diversity and lively nature of speech acts in the reality interaction, lacking the dramatic side of normal conversation. This causes a reduction of chances to experience real interaction through the lessons to the students, making them not feel confident and have difficulty when communicating with the Vietnamese people.

- The thesis proposed the method to design the dialogue for the curriculum at all levels both in terms of structure and content, ensuring the structure of the lesson and practical application.

- The thesis also proposes methods of teaching conversation skill as an independent skill in the combination with the speaking skill. Teaching conversation skill as an independent skill in teaching Vietnamese as a foreign language is reasonable and meet the request of teaching language methodology.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây