TTLA: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống Bangkok và Hà Nội thông qua bộ chỉ số của Mercer

Thứ tư - 02/01/2019 02:35

Tên tác giả: Đỗ Thị Liên Vân

Tên luận án: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống Bangkok và Hà Nội thông qua bộ chỉ số của Mercer.                     

Ngành khoa học của luận án: Đông phương học

Chuyên ngành: Đông Nam Á học                     Mã số: 63 31 06 10

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống; chất lượng cuộc sống thành phố.

- Phân tích, so sánh những điểm giống và khác nhau về thực trạng chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua 39 chỉ số của Mercer. Làm rõ được những thành tựu cũng như những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của từng nhóm chỉ số. Qua đó rút ra được những bài học thành công và thất bại đối với Bangkok và Hà Nội trước bối cảnh tình hình mới hiện nay.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer.

- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua việc quản lý nhà nước các lĩnh vực, ngành có liên quan đến chất lượng cuộc sống của hai thành phố.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

2.1. Cách tiếp cận

- Cách tiếp cận khu vực học: Khi nghiên cứu chất lượng cuộc sống tác giả đã áp dụng cách tiếp cận khu vực học cùng với phương pháp liên ngành và phương pháp so sánh là hai phương pháp chủ đạo của luận án. Cách tiếp cận khu vực học cũng chính là phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngành Đông phương học. Cách tiếp cận khu vực học càng trở nên phù hợp với đề tài nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội qua Bộ chỉ số của Mercer. Chỉ có cách tiếp cận khu vực học mới có thể nhận diện được những luận chứng khoa học về chất lượng cuộc sống một cách tổng thể, sâu sắc bao gồm nhiều lĩnh vực, ngành gồm: từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quản lý đô thị… dưới tác động đa chiều và trải qua nhiều thời điểm khác nhau. Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu không chỉ là những vấn đề (chỉ số) chất lượng cuộc sống của Hà Nội mà nó còn vượt qua gianh giới quốc gia tới một thành phố của một quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á đó là Bangkok. Thông qua phương pháp liên ngành và phương pháp so sánh, lần lượt những điểm giống và khác nhau trong từng chỉ số chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội sẽ được đối chiếu, luận giải thông 39 chỉ số trong Bộ chỉ số của Mercer. Một bộ chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống có uy tín cao trên thế giới và mang nhiều đặc trưng của các quốc gia Bắc Mỹ.

Nhìn chung, khu vực học là bộ môn khoa học liên ngành thuộc lĩnh vực nghiên cứu quốc tế, nó nghiên cứu các vùng lãnh thổ bên ngoài biên giới quốc gia trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoá trong quan hệ với không gian địa lý, nhằm tăng cường nhận thức của con người về tính đa dạng của thế giới và vì lợi ích chung. Và cách tiếp cận khu vực học sẽ đem đến cho luận án một cách nhìn tổng thể về những điểm giống nhau và khác nhau cùng với các đặc trưng riêng về chất lượng cuộc sống của hai thành phố tiêu biểu, năng động và có sự phát triển khá tương đồng trong khu vực Đông Nam Á.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể        

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được tác giả sử dụng để tổng hợp các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan đến vấn đề chất lượng cuộc sống đô thị đã công bố cả trong và ngoài nước; các mặt được và chưa được của những nghiên cứu trước đây đồng thời làm rõ hướng nghiên cứu của đề tài trên cơ sở kế thừa, phát triển và bổ sung những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây chưa có.

- Phương pháp so sánh: cùng với cách tiếp cận khu vực học, phương pháp so sánh được sử dụng là phương pháp chủ đạo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Dựa trên những số liệu thu thập được tác giả có thể tổng hợp, phân tích và so sánh chất lượng cuộc sống của hai thành phố Bangkok và Hà Nội để rút ra những điểm giống và khác nhau của từng chỉ số đồng thời làm rõ được những thành tựu, khó khăn, hạn chế; những nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế. Trên cơ sở đó, có thể rút ra một số bài học thành công và không thành công nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội hiện nay và trong những năm tiếp theo. Phương pháp này có thể giúp tác giả nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế trong từng chỉ số. Những chỉ số nào sẽ là lợi thế của Bangkok và những chỉ số nào sẽ là lợi thế của Hà Nội. Đặc biệt, những chỉ số nào đều đang là những vấn đề mà cả hai thành phố đều quan tâm. Những chỉ số nào người dân của Bangkok cảm thấy hài lòng nhất. Tương tự người dân Hà Nội sẽ cảm thấy hài lòng hơn cả về những chỉ số nào?

- Phương pháp định tính kết hợp định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng. Trong một nghiên cứu toàn diện về chất lượng cuộc sống cần phải có sự phối hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu này để đưa lại kết quả tối đa. Chỉ có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu định lượng và định tính gắn với thực tiễn xã hội mới, các vấn đề tổng thể về chất lượng cuộc sống mới được xem xét một cách toàn diện và hiệu quả hơn trong khoa học. Phương pháp nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra. Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu. Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng.

- Phương pháp điều tra khảo sát kết hợp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được tác giả thực hiện đồng thời trong quá trình vừa điều tra khảo sát vừa phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm thu được các dữ liệu mang tính cảm nhận chủ quan của người dân về thực trạng chất lượng cuộc sống thành phố và sự hài lòng của người dân về chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, qua khảo sát, tác giả sẽ thu được các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học nhằm làm sâu sắc hơn các luận điểm nghiên cứu.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Ý nghĩa khoa học: Là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, mang tính chất đại diện đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống đô thị ở cấp độ thành phố; Bổ sung và làm rõ hơn các cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về chất lượng cuộc sống của một thành phố (đô thị); Cung cấp các số liệu thực tiễn từ điều tra khảo sát người dân Bangkok và Hà Nội về thực trạng chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội trong năm 2018 (được xây dựng dựa trên Bộ chỉ số của Mercer). Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo quý phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp những số liệu và luận cứ khoa học đối với từng nhóm chỉ số cụ thể về chất lượng cuộc sống như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị. Việc rút ra những nguyên nhân, bài học học kinh nghiệm cho mỗi thành phố sẽ là những gợi ý quan trọng giúp chính quyền, các chuyên gia, các nhà quản lý của hai thành phố tham khảo trong việc xây dựng, xác định kế hoạch, lộ trình phát triển đối với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể; Góp phần xác định mức độ đầu tư của mỗi thành phố đối với từng lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị ngày một tốt hơn, cải thiện thứ hạng cao hơn trong Bảng xếp hạng định kỳ về chất lượng cuộc sống của Mercer; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt góp phần nâng cao nhận thức và ý thức nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, người dân ở mỗi một thành phố ngày một tốt đẹp hơn, bền vững hơn; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết và tinh thần đoàn kết nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai thành phố Bangkok và Hà Nội, giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam cũng như việc cùng đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN vào năm 2020.

3.2. Kết luận                        

Nghiên cứu, đánh giá chất lượng cuộc sống thành phố (đô thị) là một trong những mục tiêu quan trọng qua từng giai đoạn của mỗi một thành phố, quốc gia, khu vực và trên thế giới. Chất lượng cuộc sống đô thị là một nội dung rộng, đa ngành, liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như: an ninh, chính trị, kinh tế; văn hóa - xã hội và chăm sóc sức khỏe; môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị v.v.... Các vấn đề này đã được Mercer xây dựng thành Bộ chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống hoàn chỉnh gồm 10 nhóm ngành với 39 chỉ số thành phần. Trong nghiên cứu này, 39 chỉ số của Mercer đã được sắp xếp gộp lại thành 3 nhóm chỉ số cơ bản, phù hợp với kết cấu 3 chương so sánh thực trạng chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội.

Với cách tiếp cận mới hoàn toàn về chất lượng cuộc sống mà chưa có ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào cả ở trong và ngoài nước thông qua cách tiếp cận liên ngành và cách tiếp cận hệ thống, là những cách tiếp cận chủ yếu của chuyên ngành Đông Phương học, tác giả đã dựng lên một bức tranh sinh động về thực trạng chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội. Lần lượt 39 chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số chất lượng cuộc sống của Mercer đã được tác giả phân tích, so sánh, luận giải khá chặt chẽ dựa trên các số liệu vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ được các kết quả, những hạn chế cũng như những nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội hiện nay và trong những giai đoạn tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu so sánh đã được tác giả vận dụng một cách linh hoạt, triệt để trên mọi phương diện về chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội. Luận án nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống Bangkok và Hà Nội có thể tổng kết được những điểm chính sau:

(1) Đánh giá chung các chỉ số chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer, không có chỉ số nào hoàn toàn tốt và cũng không có chỉ số nào toàn là hạn chế. Mỗi một chỉ số đều có những điểm chung giống nhau và những điểm riêng khác nhau giữa hai thành phố. Trong 3 nhóm chỉ số cơ bản, có những chỉ số Bangkok có ưu điểm vượt trội và có chỉ số Hà Nội có ưu điểm vượt trội. Nhóm chỉ số Bangkok có ưu điểm vượt trội hơn gồm: Xuất nhập cảnh dễ dàng; Các dịch vụ ngân hàng; Những quy định trao đổi tiền tệ; Các dịch vụ bệnh viện; Các nguồn cung cấp y tế; Số lượng các trường học (tiêu chuẩn quốc tế); Rạp chiếu phim; Số lượng và chủng loại nhà hàng; Bảo trì và sửa chữa nhà ở; vận chuyển công cộng; sân bay. Nhóm chỉ số Hà Nội có ưu điểm vượt trội hơn gồm: Sự ổn định; Tội phạm; Truyền thông đại chúng và kiểm duyệt; Khí hậu thời tiết; Thiên tai. Nhóm chỉ số mà người dân cả hai thành phố đều cảm thấy không hài lòng nhất gồm: nước uống; ô nhiễm không khí; rác thải sinh hoạt; ách tắc giao thông… Đây cũng là những chỉ số tác động đến chất lượng cuộc sống hiện nay nhất đồng thời nó còn mang tính thời sự đối với cả quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Đặc biệt đây cũng là những vấn đề mà chính quyền các thành phố cần phải xây dựng cho mình những kế hoạch cả ngắn hạn và dài hạn.

(2) Ngoài các nhân tố mang tính chủ quan tác động chất đến chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội, thì chất lượng cuộc sống của các thành phố còn chịu tác động mạnh bởi các chỉ số (nhân tố) mang tính khách quan như: toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đặc điểm tự nhiên, xã hội; cách mạng khoa học công nghệ; di cư từ nông thôn; biến đổi khí hậu, thiên tai… Đây cũng là lý do tại sao các thành phố ở Đông Nam Á nói chung, Bangkok và Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với năm thách thức phụ thuộc lẫn nhau như: cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm; cần phát triển hạ tầng đô thị và dịch vụ; cần phải giảm nghèo đô thị; cần phải bảo vệ môi trường, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu; cần phải phát triển một nền văn hóa giúp tăng cường sinh hoạt đô thị và cải thiện tính bền vững đô thị, trong khi duy trì các chỉ tiêu và giá trị điển hình cho khu vực.

(3) Hiện nay, chất lượng cuộc sống Bangkok và Hà Nội không bị tác động nhiều bởi một số chỉ số trong Bộ chỉ số của Mercer đã đưa ra như: nguồn cung cấp hàng tiêu dùng; sân bay; các dịch vụ ngân hàng; quy định trao đổi tiền tệ; số lượng các nhà hàng; các rạp hát, rạp chiếu phim… Một số chỉ số có tác động mạnh và cũng đang là những vấn đề bức xúc đối với hai thành phố đó là: nước uống; ô nhiễm không khí; rác thải sinh hoạt; ách tắc giao thông; vận chuyển công cộng; Khí hậu thời tiết; Thiên tai. Trên thực tế, còn một số chỉ số quan trọng khác đối với chất lượng cuộc sống thành phố mà Bộ chỉ số của Mercer chưa đề cập tới đó là: Thể chế chính trị; Bộ máy quản lý hành chính; chỉ số việc làm; thất nghiệp; chỉ số về năng suất lao động; chỉ số về dịch vụ du lịch; chỉ số về già hóa dân số; chỉ số về tầng lớp trung lưu…

(4) Chất lượng cuộc sống thành phố luôn phụ thuộc vào mức độ chất lượng tổng thể của nhiều nhóm chỉ số. Theo nhận định của người dân hai thành phố hiện nay thì có nhiều chỉ số đang có những tác động lớn đến chất lượng cuộc sống nhưng người dân lại cảm thấy không hài lòng như: chỉ số nguồn nước; ô nhiễm không khí; nước thải; rác thải; ách tắc giao thông; biến đổi khí hậu; thiên tai; dịch vụ y tế; nhà ở, vận chuyển công cộng;…Đây được cho là những vấn đề bức xúc trong nhiều năm mà các thành phố vẫn chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả.

(5) Chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội tỷ lệ thuận đối với tỷ lệ đô thị hóa của mỗi thành phố. Điều đó được thể hiện cụ thể qua tỷ lệ đô thị hóa của Bangkok luôn cao hơn so với tỷ lệ đô thị hóa Hà Nội, điều đó giải thích cho việc xếp hạng về chất lượng cuộc sống của Hà Nội trong những năm qua luôn thấp hơn thứ hạng về chất lượng cuộc sống của Bangkok. Tương tự nó cũng lý giải vì sao các thành phố phát triển luôn chiếm các thứ hạng cao trong Bảng xếp hạng của Mercer bởi nguyên nhân chính đó là các thành phố phát triển luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn hẳn các thành phố ở các nước đang phát triển như Thái Lan và Việt Nam.

(6) Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế là một quá trình tất yếu của các thành phố và nó luôn diễn ra song song với việc nâng cao chất lượng cuộc sống thành phố. Nếu tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao sẽ tạo điều kiện cho việc phân công lao động, tạo việc làm và thu nhập tăng thêm, tạo điều kiện cho đời sống vật chất được đầy đủ hơn. Số lượng, mật độ và của dân số đô thị cũng đa dạng hơn, giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công và dịch vụ xã hội như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế không chỉ đem lại những mặt tích cực. Do số lượng và mật độ dân số tập trung cao ở đô thị vào các hoạt động kinh tế có thể dẫn đến quá tải cơ sở hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo và tội phạm ngày càng tăng.

 Tốc độ đô thị hóa nhanh và tăng trưởng kinh tế cao không có nghĩa là chất lượng cuộc sống cao. Thậm chí nếu tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển quá nhanh, quá nóng sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đô thị của các thành phố như: ách tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường, quá tải về cơ sở hạ tầng,… Điều đó giải thích việc tại sao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội những năm gần đây luôn ở mức cao của thế giới nhưng thứ hạng chất lượng cuộc sống lại luôn ở mức trung bình thấp. Tương tự đối với Bangkok ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức trung bình trong khi thứ hạng về chất lượng cuộc sống vẫn cao hơn của Hà Nội. Và đó cũng là lý do tại sao Hà Nội cũng như nhiều thành phố khác trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng cuộc sống thành phố.

Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì đô thị hóa và phát triển đô thị của thành phố cần được quản lý tốt hơn. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi chính sách và khuôn khổ pháp lý cũng như phân cấp cho quyền chính quyền địa phương được tự quyết trong việc huy động nguồn nhân lực và tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị. Nó đòi hỏi việc thay đổi trong công tác cán bộ và nâng cao trình độ năng lực của Bộ máy chính quyền địa phương các cấp trong phát triển, quản lý đô thị. Đồng thời, các chính phủ của quốc gia cần phải tái khẳng định trách nhiệm của mình để đảm bảo phối hợp và hợp tác giữa chính quyền địa phương trong việc phân phối lại nguồn lực giữa các địa phương giàu và địa phương còn nghèo hơn của đất nước.

 Nhìn chung, chất lượng cuộc sống thành phố (đô thị) là một vấn đề tổng thể của nhiều ngành, lĩnh vực. Do đó, để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành phố hiện nay cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền đồng thời cũng cần phải có sự ý thức và trách nhiệm thực hiện của người dân. Thiếu một trong những nhân tố trên, việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ không thể đem đến những hiệu quả tốt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như những thách thức từ các vấn đề khách quan tác động, các thành phố của các quốc gia ASEAN trong đó có Bangkok và Hà Nội sẽ phải tự tìm cho mình những giải pháp riêng để đối phó hiệu quả với những rủi ro, phức tạp, từ đó có thể đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của mình. Những kinh nghiệm quý báu của các thành phố đã có thời gian phát triển trước sẽ rất hữu ích đối với các thành phố đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa rút ngắn và đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội hiện nay. Trong tương lai, với chiến lược phát triển cụ thể đã được nêu trong mục tiêu hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội của ASEAN, Bangkok và Hà Nội đều có quyền hy vọng về tương lai phát triển của những đô thị hiện đại, bền vững và bản sắc trong khu vực, là nơi đáng sống cho nhiều người dân trên thế giới.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Do Thi Lien Van

Thesis title: The study compares the quality of life Bangkok and Hanoi through Mercer's index.

Scientific branch of the thesis: Eastern learning

Major: Southeast Asia studies                  Code: 63 31 06 10

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.

1. Research methods

1.1. Approach

Approach to study area: When studying the quality of life, the author has applied the study area approach with the interdisciplinary method and the comparison method are the two main methods of the thesis. The regional approach is also the basic method of research in the oriental discipline. The study area approach is becoming more relevant to the research topic comparing the quality of life of Bangkok and Hanoi through Mercer's Index. Only the approach to the study area can identify the scientific evidence of the quality of life in a comprehensive and comprehensive way, including many fields and sectors including: political, economic, cultural, society, education, health, urban management ... under multi-dimensional impact and through many different times. In particular, the object of research is not only issues (indicators) of Hanoi's quality of life but it also surpasses the national boundary to a city of another country in Southeast Asia that is Bangkok. Through interdisciplinary and comparative methods, in turn the similarities and differences in each quality of life index of Bangkok and Hanoi will be collated, disseminating the 39 indicators in Mercer's Index. A set of indicators of high quality of life in the world and many characteristics of North American countries.

In general, the area of ​​study is an interdisciplinary science subject in the field of international research, it studies territories outside the national borders on social, economic, political and cultural dimensions in relations with geospatial space, to enhance people's awareness of the diversity of the world and for the common good. And the study area approach will give the dissertation a holistic view of the similarities and differences along with its own characteristics of the quality of life of two typical cities, dynamic and with the distribution quite similar in Southeast Asia.

1.2. Specific research methods

- Theoretical research method: used by the author to synthesize research works, articles related to the quality of urban life published both at home and abroad; The positive and negative aspects of previous studies also clarify the research direction of the topic on the basis of inheriting, developing and supplementing the gaps that previous studies do not yet have.

- Comparison method: together with the study area approach, the comparative method used is the main method during the study process. Based on the collected data, the author can synthesize, analyze and compare the quality of life of the two cities of Bangkok and Hanoi to draw the similarities and differences of each indicator and clarify it. achievements, difficulties and limitations; The causes of difficulties and limitations. On that basis, some successful and unsuccessful lessons can be drawn to contribute to improving the quality of life of Bangkok and Hanoi today and in the following years. This method can help the author capture the advantages and limitations of each indicator. Which indicators will be Bangkok's advantages and which indicators will be the advantage of Hanoi. In particular, the indicators are all issues that both cities are interested in. Which indicators Bangkok's residents feel most satisfied. Similarly, will Hanoi people feel more satisfied about which indicators?

- Qualitative method of combining quantitative: Quantitative research methods complement the accuracy of qualitative research and qualitative research to clarify the meaning of quantitative research. In a comprehensive study of quality of life, there is a need for coordination between these two research methods to yield maximum results. Only the combination of quantitative and qualitative research can be combined with new social realities, the overall issues of quality of life are considered in a more comprehensive and effective way in science. Qualitative research methods can support quantitative research by identifying topics that are consistent with the survey method. Quantitative research can support qualitative research by generalizing the findings of a larger sample or identifying groups that need to be studied in depth. Qualitative research can help explain the relationships between variables discovered in quantitative studies.

- Methods of survey and survey combined with in-depth interviews: This method was performed by the author simultaneously in the process of investigating and surveying and interviewing by questionnaires to obtain subjective sensory data of people on the status of city life quality and people's satisfaction on quality of life. In addition, through the survey, the author will gain the opinions of experts and scientists to deepen the research points.

2. Major results and conclusions

2.1. The major results

Scientific significance: It is the first independent and nature-based scientific research project in Vietnam on the study of comparing the quality of urban life at the city level; Supplement and clarify the basic and practical rationale for the quality of life of a city (urban); Provide practical data from surveys of Bangkok and Hanoi residents about the status of the quality of life of Bangkok and Hanoi in 2018 (built based on the Mercer Index Set). Research results will be valuable reference documents for research and teaching.

Practical significance: Provide data and scientific arguments for each specific indicator group on quality of life such as economy, politics, culture, society, natural environment, housing and urban services. Drawing on the causes, lessons learned for each city will be important suggestions for the government, experts and managers of the two cities to consult in building and defining plans. , development roadmap for each industry, each specific field; Contribute to determining each city 's level of investment in each area to improve the quality of urban life, improve the ranking of Mercer' s Periodic Ranking of Quality of Life. ; The results of the study will be a good reference to contribute to raising awareness and awareness of improving the quality of life of the community, the people in each city are getting better and more sustainable and more sustainable; Research results of the thesis will increase understanding and solidarity in order to build a good relationship between Bangkok and Hanoi, between Thailand and Vietnam as well as speeding up the process of realizing the goals of ASEAN Cultural and Social Community by 2020.

2.2. Conclusions

Researching and evaluating the quality of city life (urban) is one of the important objectives through each stage of each city, country, region and the world. The quality of urban life is a wide and multidisciplinary content, directly related to many areas such as security, politics and economy; culture - society and health care; Natural environment, infrastructure and urban services, etc. These issues have been developed by Mercer into a complete set of life quality measurement indicators including 10 industry groups with 39 component indexes. In this study, Mercer's 39 indicators were grouped together into three basic index groups, consistent with the three-chapter structure comparing the status of life quality of Bangkok and Hanoi.

With a completely new approach to quality of life that is not yet available in any study both at home and abroad through an interdisciplinary approach and systematic approach, are the main approaches of the Oriental Studies specialties, the author has created a vivid picture of the current status of the quality of life of Bangkok and Hanoi. In turn, 39 component indexes of Mercer's Quality of Life Index were analyzed, compared, and interpreted by the author based on data both subjective and objective. On that basis, the author clarified the results, limitations as well as the causes and lessons learned to improve the quality of life in Bangkok and Hanoi today and in next step. The comparative research method has been applied flexibly and thoroughly by the author in all aspects of the quality of life of Bangkok and Hanoi. The thesis compares the quality of life in Bangkok and Hanoi to summarize the following main points:

(1) Overall assessment of the quality of life indicators of Bangkok and Hanoi through Mercer's Index, no indicators are completely good and no indicators are limited. Each indicator has the same common points and different points between two cities. Among the three basic indicator groups, there are Bangkok indicators that have outstanding advantages and have the Hanoi index with outstanding advantages. Bangkok index group has the advantages of: Easy entry and exit; Banking services; Currency exchange regulations; Hospital services; Medical supplies; Number of schools (international standards); Cinema; Number and type of restaurants; Maintenance and repair of houses; public transport; airport. The Hanoi index group has superior advantages including: Stability; Crime; Mass media and censorship; Weather climate; Natural disasters. The group of indicators that people in both cities feel most unhappy with include: drinking water; air pollution; domestic waste; Traffic congestion ... These are also indicators affecting the quality of life today and it is also topical for both national, regional and worldwide. In particular, these are also issues that city governments need to build for both short-term and long-term plans.

(2) In addition to the subjective factors affecting the quality of life of Bangkok and Hanoi, the quality of life of cities is strongly influenced by the indicators (factors) of customers. such as: globalization and international integration; natural and social characteristics; revolutionary science and technology; migration from the countryside; Climate change, natural disasters ... This is also the reason why cities in Southeast Asia in general, Bangkok and Hanoi in particular are facing five interdependent challenges such as: promoting growth economics and employment; need to develop urban infrastructure and services; need to reduce urban poverty; need to protect the environment, mitigate and adapt to climate change; It is necessary to develop a culture that enhances urban living and improves urban sustainability, while maintaining typical regional targets and values.

(3) Currently, the quality of life Bangkok and Hanoi is not much affected by some of the indicators in Mercer's Index, such as: supply of consumer goods; airport; banking services; currency exchange regulations; number of restaurants; theaters, cinemas ... Some of the indicators have a strong impact and are also pressing issues for the two cities: drinking water; air pollution; domestic waste; traffic congestion; public transport; Weather climate; Natural disasters. In fact, there are some other important indicators of the quality of city life that Mercer's Ministry of Indicators have not mentioned yet: Political institutions; Administrative management apparatus; employment index; unemployment; labor productivity index; indicators of tourism services; indicators of population aging; index of middle class ...

(4) The quality of city life always depends on the overall quality level of many indicator groups. According to the people of the two cities today, there are many indicators that are having great impacts on the quality of life, but people feel dissatisfied such as: water resources index; air pollution; wastewater; trash; traffic congestion; Climate Change; natural disasters; health services; housing, public transport, etc. This is said to be pressing issues for many years but cities still have no effective solutions.

(5) The quality of life of Bangkok and Hanoi is directly proportional to the urbanization rate of each city. This is expressed in detail through the urbanization rate of Bangkok is always higher than the rate of Hanoi urbanization, which explains the ranking of Hanoi's quality of life in recent years is always low. more rankings on Bangkok's quality of life. Similarly, it also explains why developed cities have always occupied high rankings in Mercer's Ranking because the main reason is that developed cities always have a higher rate of urbanization than cities. developing countries like Thailand and Vietnam.

(6) Urbanization and economic growth is an inevitable process of cities and it always happens in parallel with improving the quality of city life. If the rate of urbanization and high economic growth rate will facilitate the division of labor, create jobs and increase income, create conditions for material life to be more complete. The number, density and population of urban areas are also more diverse, making it easier for people to access public services and social services such as education and health care. However, the impact of urbanization and economic growth does not only bring positive things. As the number and density of highly concentrated urban populations in economic activities can lead to overcrowding in infrastructure, traffic congestion, environmental pollution, diversification of rich and poor and increasing crime. increase.

Speed ​​of rapid urbanization and high economic growth does not mean high quality of life. Even if the speed of urbanization and the economic growth rate is too fast, too hot will cause many consequences affecting the quality of urban life of cities such as traffic congestion, flooding. , environmental pollution, overload of infrastructure, etc. That explains why Hanoi's economic growth in recent years has always been at a high level of the world but the quality of life standards always low average. Similar to Bangkok at the present time, the economic growth rate remains at a moderate level while the ranking of quality of life is still higher than that of Hanoi. And that is why Hanoi and many other cities in the world have high economic growth but are not appreciated for the quality of city life.

In order to improve the quality of life, urbanization and urban development of the city need to be better managed. This requires changing policies and legal frameworks as well as decentralizing the rights of local governments to decide on the mobilization of human and financial resources to improve infrastructure and urban services. Marketing. It requires changes in personnel work and enhances the capacity of the local government apparatus at all levels in urban development and management. At the same time, national governments need to reaffirm their responsibility to ensure coordination and cooperation between local governments in redistributing resources between richer and poorer localities. country.

In general, the quality of city life (urban) is an overall problem of many sectors and fields. Therefore, in order to improve the quality of life of cities today, it is necessary to have the attention of the authorities at the same time, and also the awareness and responsibility of the people. Without one of the above factors, implementing the goal of improving the quality of life will not bring good results. However, depending on the socio-economic development conditions of each locality as well as the challenges from the impact of objective issues, the cities of ASEAN countries including Bangkok and Hanoi will have to find your own solutions to effectively deal with risks and complexes, thereby ensuring the goals of your sustainable development strategy. The valuable experiences of cities that have developed in the past will be very helpful for cities that are entering a period of shortening industrialization and rapid urbanization like Hanoi today. In the future, with the specific development strategy stated in the goal of forming the Socio-Cultural Community of ASEAN, Bangkok and Hanoi, there is a right to hope for the future development of modern cities. sustainable and regional identity, is a place worth living for many people around the world.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây