TTLA: Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong không gian bán công cộng ( Nghiên cứu trường hợp quán cà phê trên địa bàn Hà Nội)

Thứ ba - 25/12/2018 20:44

Tên tác giả: Lữ Thị Mai Oanh

Tên luận án: Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong không gian bán công cộng ( Nghiên cứu trường hợp quán cà phê trên địa bàn Hà Nội)

Ngành khoa học của luận án: Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học              Mã số: 62 31 03 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm, lý thuyết truyền thông xã hội, lý thuyết mạng lưới, lý thuyết tin đồn để mô tả thực trạng tiếp nhận và thảo luận tin đồn trên địa bàn Hà Nội hiện nay, luận án hướng đến làm sáng tỏ con đường hình thành và hoạt động truyền tải tin đồn cũng như phản ánh được cảm xúc và hành động của công chúng khi tiếp nhận tin đồn.

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong không gian bán công cộng

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án đã sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp trưng cầu ý kiến; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý thông tin và báo cáo kết quả.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về điều kiện phát sinh tin đồn, kênh lan tỏa và hoạt động truyền tải tin đồn.

- Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng tiếp nhận và thảo luận các nội dung tin đồn.

- Phân tích nguồn gốc thông tin ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và truyền tải tin đồn.

- Phân tích cơ chế hình thành, lan tỏa tin đồn trong không gian bán công cộng để thấy được sự phức tạp so với cơ chế này diễn ra trong không gian riêng tư và công cộng.

- Sự phát triển của tin đồn trong không gian bán công cộng đã tạo ra xu hướng lan tỏa tin đồn, gây tâm lý hoang mang và làm giảm lòng tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống ở những người truyền tải và tiếp nhận tin đồn.

 3.2. Kết luận

- Thực trạng tiếp nhận thông tin cho thấy công chúng có xu hướng mặc định tất cả các tin nghe/ đọc được đều là tin tức. Trong đó, công chúng thảo luận thông tin chủ yếu thuộc phân loại tin tức cứng và tin tức mềm, tuy nhiên sự quan tâm đến lĩnh vực thông tin cụ thể lại phụ thuộc rất lớn vào các đặc trưng nhân khẩu như giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của người truyền tải và tiếp nhận tin đồn.

- Cơ chế hình thành tin đồn thường được thể hiện thông qua hình thức tiếp nhận tin đồn, nguồn gốc tin đồn và tâm trạng xã hội. Trong đó, nguồn gốc tin đồn cho thấy công chúng tiếp nhận thông tin chủ yếu từ kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông xã hội để trao đổi về chủ đề liên quan đến tin đồn hơn là kênh liên cá nhân.

- Con đường, cơ chế lan tỏa tin đồn trong không gian bán công cộng thường diễn ra khá phức tạp, đan chéo và khó kiểm soát hơn là trong không gian công cộng, riêng tư. Trong không gian bán công cộng, hoạt động truyền tải tin đồn thường được nhấn mạnh theo cơ chế gia tăng về quy mô, nội dung, mức độ nghiêm trọng hơn là cơ chế tiết giảm. Sự hỗ trợ của kênh truyền thông đã giúp quá trình truyền tải tin đồn trở nên trọn vẹn và nhanh chóng hơn.

- Tin đồn dựa vào cảm xúc chủ quan nên tính tự phát và lan truyền rất nhanh khi công chúng biết đến thông tin. Khi đọc được nhiều thông tin không chính xác hoặc chưa có kết luận rõ ràng cũng dẫn đến tâm lí cá nhân trở nên hoang mang, lo lắng, mất niềm tin vào xã hội và truyền tải tin đồn nhiều hơn.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

 

The author’s name: Lu Thi Mai Oanh

Thesis title: Rumors and their inception in semi-public spaces (A study in some cafeterias in Hanoi)

Scientific branch of the thesis:  Sociology

Major: Sociology                              Code: 62310301

The name of postgraduate traning institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

1. Thesis purpose and objectives: Rumors and their inception in semi-public spaces

1.1 Research aims:

This paper aims to shed more light on rumor inception and diffusion, as well as the social perception and reaction related to it, based on the current state of rumor diffusion and discussion in Hanoi. Theories includes ones of social communication, social network, and rumor theory.

1.2 Research objects:

Rumors and their inception in semi-public spaces

2. Research methods

The Dissertation used: Material analysis method; Consultation method; Observation method; In-depth interview method and information processing and reporting methods.

3. Major result and conclusions

3.1. The maior results

- A review of previous studies for the purpose of building a concrete theory-based evidence about rumor inception, its medium and diffusion..

- Showing groundwork theories, research methodology and areas of research

- An analysis of rumor medium and diffusion .

- An analysis of rumor inception and the effects on its medium and diffusion

- An analysis of rumor inception and diffusion in semi-public space, comparing to those of public and private spaces

- The negative effect of rumors in semi-public space to the society

3.2. Conclusions

- Our data shows that most of our survey participants often naively think of every information as being news-worthy. Their news can be categorized as hard news and soft news, but the exact preference heavily depends on their social attributes like gender, diploma degree, occupation, et cetera.

- Rumors are often conceived through rumor receiving, rumor origin and social mood. In particular, the rumor origin theory shows that people often received information from mass media and social media rather than private communication.

- It is comparatively harder to trace how rumors are diffused in semi-public space. In such spaces, rumors are often emphasized in terms of impact, detail, and seriousness, rather than downplayed. The media plays an important role in diffusing rumor quickly and fully.

- Rumors are partly based on individual emotions, which facilitates its inception and diffusion. When being overloaded with uncertain information, people will find themselves in confusion, anxiety, and hopelessness, and therefore clinging more on rumors.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây