Ngôn ngữ
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên tác giả: Phan Thị Hoàn
Tên luận án: Luật tục của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Ngành khoa học của luận án: Lịch sử
Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 62.31.03.10
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò luật tục của người Cơ-tu (ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) về sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên truyền thống và hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên hiện nay nhằm góp phần phát triển bền vững cộng đồng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu luật tục trước đây và hiện nay của người Cơ-tu trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Để giải quyết mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp cơ bản:
- Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án là phương pháp điền dã dân tộc học với các công cụ như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, câu chuyện cuộc đời, phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm…
- Phương pháp tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh giá các tài liệu thứ cấp như công trình mang tính lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước về chủ đề luật tục sử dụng và bảo vệ TNTN, tài liệu thống kê, báo cáo,… Có thể nói, kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng lý luận để thực hiện đề tài này.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan tài liệu cho thấy, vẫn còn ít những nghiên cứu về luật tục tồn tại dưới dạng thực hành xã hội - một loại luật tục vẫn tồn tại tương phổ biến ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Với quan điểm cho rằng loại luật tục này đã biến mất hoặc đã trở nên lạc hậu khiến cho việc áp dụng chính sách quốc gia về quản lý tài nguyên thường bỏ qua các quy tắc của cộng đồng trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Luận án chỉ rõ luật tục trước đây của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài cộng đồng làng. Trong truyền thống, luật tục này dựa trên nền tảng hệ tri thức hiểu biết phong phú về các loài động thực vật, đất đai,…; bởi thiết chế làng là tổ chức chính trị - xã hội cao nhất và dựa trên thế giới quan “vạn vật hữu linh”. Thế giới quan này chính là động lực dẫn dắt hành vi của các thành viên trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Sự hội nhập vào quốc gia thống nhất, sự ra đời của cơ chế quản lý quốc gia về tài nguyên và các chính sách phát triển của nhà nước đã làm thay đổi kết cấu kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của cộng đồng Cơ-tu ở địa bàn nghiên cứu. Luật tục từ thiết chế chính thức trở thành thiết chế phi chính thức trong bối cảnh luật pháp nhà nước. Những thay đổi về cách tổ chức không gian, về sinh kế, về xã hội đã làm thay đổi các quy tắc về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương. Có những quy tắc vẫn còn tồn tại, đặc biệt là quy tắc trong bảo vệ rừng kiêng nhưng cũng có những quy tắc phai nhạt dần hoặc đã mất đi.
- Trước xu hướng quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, sự phát triển kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, luật tục của cộng đồng cư dân địa phương có những cơ hội và đối diện với những thách thức khi tích hợp vào thể chế quản lý tài nguyên của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu hài hòa giữa phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương và phát triển bền vững chung cho quốc gia.
3.2. Kết luận
- Đối với cộng đồng người Cơ-tu tại địa bàn nghiên cứu, luật tục không phải là những quy định cứng nhắc mang tính áp đặt, mà là những chuẩn mực về hành vi dựa trên thế giới quan “vạn vật hữu linh”, được các thành viên trong cộng đồng tôn trọng và tự giác tuân theo. Nó cũng không phải là quy tắc bất biến mà có sự biến động, thay đổi qua thời gian theo bối cảnh lịch sử, kinh tế-chính trị-xã hội nhất định và vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay. Quá trình đó cũng phản ánh sự biến đổi và thích ứng văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương.
- Trong bối cảnh quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn tồn tại các quan điểm quá nhấn mạnh tới sức mạnh của tri thức khoa học tự nhiên về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoặc coi trọng nhiều về các lợi ích kinh tế, nhưng ít chú ý hoặc thậm chí bỏ qua các yếu tố văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là quan điểm chưa đầy đủ, đã và đang đã dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn. Chính vì vậy cần tôn trọng, công nhận sự tồn tại của thế giới quan “vạn vật hữu linh” hay cũng chính là sự tôn trọng và thừa nhận sự đa dạng trong văn hóa tộc người. Nhận định này không có ý cổ xúy cho sự mê tín dị đoan, mà chính là hướng tới một đạo đức sinh thái dựa trên nền tảng khoa học, mong muốn con người hiện đại có cái nhìn thân thiện hơn với tự nhiên, xây dựng một mối quan hệ qua lại giữa con người và tự nhiên một cách bền vững để bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu - hệ sinh thái trái đất. Đó chính là chân giá trị của lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến để duy trì sự sinh tồn dài lâu trong vũ trụ. Vì thế, luật tục nên được xem như tri thức kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, là nguồn vốn văn hóa và giá trị tinh thần cần được tôn trọng và bảo tồn.
- Từ quan điểm đó, cần hiện thực hóa quy trình: trao quyền, nâng cao hiểu biết, tự ý thức, phát triển từ chính nội lực của cộng đồng, bởi vì mọi sự cưỡng chế, áp đặt luôn tạo ra phản kháng mang tính chống đối hoặc đối phó. Sự tự học hỏi tiếp thu, tự nguyện thực hành sẽ thúc đẩy sự phát triển từ bên trong và những yếu tố can thiệp chỉ nên mang tính hỗ trợ thúc đẩy mà không phải là sự áp đặt cứng nhắc. Với những cư dân sinh sống ở miền núi - nơi tồn tại các hệ sinh thái rừng đầu nguồn, thì việc phát triển sinh kế bền vững cho họ không thể có gì khác ngoài gắn bó chặt chẽ với rừng. Cần phải đa dạng hóa các hoạt động sinh kế với những quy định cụ thể liên quan tới rừng để họ vừa có thể có cuộc sống ổn định, no đủ khi dựa vào rừng vừa có thể gìn giữ, bảo vệ rừng. Đây là nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với sự phát triển các cộng đồng sinh sống trong hệ sinh thái rừng, bởi bản thân cộng đồng đó là thành phần quan trọng và cũng là tác nhân gây ra sự biến đổi quan trọng của hệ sinh thái đó. Chính vì thế, họ nên là tác nhân chủ động và tích cực với những quyền lợi, nghĩa vụ cụ thể trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Có như thế, cộng đồng mới có thể phát triển bền vững. Bởi vậy, khái niệm “hệ sinh thái rừng” cần được hiểu lại một cách đầy đủ hơn, không nên đặt cộng đồng dân cư ra khỏi hệ sinh thái, coi như yếu tố khách thể có thể chế ngự, kiểm soát, khai thác mà là một thành phần không thể tách rời khời khỏi hệ sinh thái đó. Vì họ là tác nhân quan trọng tác động tới tài nguyên thiên nhiên thông qua hệ thống kỹ thuật, hành vi.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Phan Thi Hoan
Thesis title: Customary law of Cơ-tu people on the utilization and protection of natural resources in Tay Giang district, Quang Nam province
Scientific branch of the thesis: History
Major: Ethnology Code: 62.31.03.10
The name of postgraduate training institution: The University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
1. Thesis purpose and objectives
1.1. Thesis purpose
Research on the role of customary law in the past and present of the Cotu (Tay Giang district, Quang Nam province) on the utilization and protection of natural resources. On this basis, assess the opportunities and challenges of integrating customary law into the national management of natural resources, in order to contribute towards the goal of sustainable development.
1.2. Thesis objectives
The dissertation focuses on the study of customary law in the past and present of the Co-tu people on the use and protection of natural resources in Tay Giang district, Quang Nam province.
2. Research methods
To gain research purposes, the thesis uses the following basic methods:
- The prominent research method is ethnographic method with tools such as: participant observation, in-depth interviews, retake interviews, life stories, semi-structured interviews and group discussions. These methods are used to collect information, cross-check information related to the thesis.
- Methods of analysis, synthesis of documents: This method is used to analyze and evaluate secondary materials such as theoretical work on the relationship between people and nature, research results of previous authors on the topic of customary laws of natural resource use and protection, statistical documents, reports, ... It can be said that the results of the study of the preceding scholars play a very important role in building the theoretical foundations for this thesis.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- The literature review shows that there are still few studies of customary law in the form of social practice - a type of customary law still prevalent in ethnic minority communities in Vietnam. With the view that this type of law has disappeared or has become obsolete, the adoption of a national policy on resource management often ignores community rules in the use and protection of natural resources
- The thesis show that in the context of traditional villages in Tay Giang district, Quang Nam province, customary laws on natural resource use and protection play a critical role in regulating the relationship between members within and outside the villages. The customary law which based on diversified knowledge of animals and plants, on villages as the highest social-political institution and based on the animism worldview. This worldview is the driving force behind the behavior of members in the use and protection of natural resources.
- The intergration of national system and the implementation of development policies effect on local social-potical-economic system. The customary law has become informal institution in the context of national law – formal institution. These changes cause the rules on using and protecting natural resoureces. The existence of rules on the use and protection of natural resources in the study area shows that customary law continues to play a role in community life. Typically the rules for the protection of the sacred forest. Besides, there are also rules that have faded, even lost, such as the rule of limited scope of access between villages, the use of tools.
- In line with the trend of sustainable resource management, as well as the development of the market economy and integration trends, customary law of local community faces opportunities and challenges when integrating into the State's management of natural resources. This combination aims to achieve the goal of harmony between sustainable development for local communities and sustainable development for the nation.
3.2. Conclusions
- For the Co-tu community in the field of study, customary law is not a rigidly enforced regulation, but rather a norm of behavior based on the world-view of "animism," which is community members respect and obey. Customary law is not a constant rule. It has a movement, change over time depending on the historical, socio-political and social context and still exists in the present society. The process also reflects the cultural transformation and adaptation of the local community.
- Regarding the management of natural resources in ethnic minority areas, there are perspectives that place too much emphasis on the power of natural science knowledge on the protection of natural resources, respect the economic benefits, less attention or even ignore the cultural and spiritual factors of the ethnic minority community. This is a dogmatic point of view and lack of pragmatism, which has been leading to many undesirable consequences. Therefore, is important to respect and recognise the existence of animism worldview or the respect and recognition of diversity in the culture. This view is not intended to promote superstition, but rather towards a science-based ecological ethics, expecting modern humans to have a more friendly look at nature, building a sustainable human-nature relationship that protects the global ecosystem - the earth's ecosystem. This is the dignity of humanity's gratefulness toward nature in order to maintain a long life in this vast universe. Therefore, customary law should be seen as an empirical knowledge in the management of natural resources, the cultural capital and the spiritual value of the community that should be respected and preserved.
- From that point of view, it is necessary to realize the process of empowerment, awareness, self-awareness, development from the internal force of the community, because all coercion and oppression always create resistance or opposition. Self-absorption, voluntary practice promotes internal growth and interventions should be motivational rather than rigid. For residents living in mountainous areas where there are upstream forest ecosystems, the development of sustainable livelihoods for them can not be anything but close to the forest. It is necessary to diversify livelihood activities with specific regulations related to forests so that they can have a stable and sufficient life and be able to preserve and protect forests. This is an urgent need for the development of communities living in the forest ecosystem, as the community itself is an important component of the ecosystem and is also the cause of significant variation in the ecosystem. Therefore, they should be the active agents with specific rights and obligations in the use and protection of forest resources. In this way, the community can develop sustainably. Therefore, the concept of "forest ecosystem" needs to be understood more fully, not to place local inhabitants away from the ecosystem as an agent that controls and exploits the natural resources. They are an integral part of the ecosystem. Human beings are important agents that influence natural resources through technical systems and behaviors. So in order to have a sustainable ecosystem, people need to take appropriate action to harmonize and balance that ecosystem.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn